Công thức nào dưới đây thể hiện 2 và 3 là hai đại lượng tỉ lệ nghịch?

Table of Contents

Như chúng ta đã biết cách mô tả ngắn gọn hai đại lượng tỉ lệ thuận. Vậy ta có thể mô tả ngắn hai đại lượng tỉ lệ nghịch bằng một công thức hay không? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ câu hỏi trên, bao gồm khái niệm cùng một số tính chất và các dạng bài đã được phân loại cụ thể liên quan đến đại lượng tỉ lệ nghịch, bên cạnh đó bài viết cũng tổng hợp một số bài tập có lời giải chi tiết giúp các bạn đọc hiểu và vận dụng cao làm các dạng bài tập.

1. Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ nghịch?

Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức hay xy = a [với a là một hằng số khác 0] khi đó ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.

Nhận xét: Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì x cũng tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ a. Khi đó ta nói x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

2. Các tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch

Giả sử y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a. Với mỗi giá trị khác 0 của x, ta được một giá trị tương ứng của y. Khi đó ta có những tính chất sau:

  • Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không thay đổi [bằng với hệ số tỉ lệ], nghĩa là:

hay ;

  • Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia, nghĩa là:

3. Các dạng toán liên quan đến hai đại lượng tỉ lệ nghịch

3.1. Dạng 1: Điền số thích hợp vào bảng các giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Phương pháp giải: Muốn điền đúng số thích hợp vào bảng các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ nghịch x và y, ta thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Tìm hệ số tỉ lệ a
  • Bước 2: Áp dụng công thức xy = a, ta viết các công thức tính y theo x và tính x theo y
  • Bước 3: Điền số thích hợp vừa tính được vào trong bảng.

Ví dụ 1. Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Hãy điền số thích hợp vào dấu ? trong bảng dưới đây:

x

= - 2

= 3

= ?

y

= ?

= 6

= 18

Lời giải

Ta có: x và y tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a = 3 . 6 = 18.

Khi đó áp dụng công thức xy = 18, ta được:

+ = 18 : [-2] = - 9;

+ x3 = 18 : 18 = 1.

Vậy ta được bảng dưới đây sau khi đã điền các giá trị còn thiếu:

x

= - 2

= 3

= 1

y

= - 9

= 6

= 18

3.2. Dạng 2: Bài toán có lời văn

Phương pháp giải: Dựa vào các giả thiết đề bài đã cho, kết hợp với công thức và các tính chất giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch, ta thực hiện tính toán và trả lời các câu hỏi đề bài đưa ra.

Ví dụ 2. Theo hợp đồng với bên đối tác, một cơ sở sản xuất trang thiết bị gồm 20 nhân viên phải hoàn thành được số sản phẩm theo hợp đồng trong vòng 30 ngày. Nhưng khi bắt đầu thực hiện sản xuất, cơ sở sản xuất này có 5 nhân viên xin nghỉ việc, những nhân viên còn lại tiếp tục thực hiện công việc. Hỏi trên thực tế, cơ sở sản xuất trang thiết bị đó hoàn thành số sản phẩm theo hợp đồng mất bao nhiêu ngày. Biết năng suất lao động của mỗi nhân viên là giống nhau.

Lời giải

Số nhân viên thực hiện công việc trên thực tế là:

20 – 5 = 15 [nhân viên].

Gọi x [nhân viên], y [ngày] lần lượt là số nhân viên và số ngày cơ sở sản xuất hoàn thành xong số sản phẩm theo hợp đồng.

Khi đó ta có mỗi quan hệ giữa số nhân viên [x] và số ngày cơ sở sản xuất hoàn thành xong công việc được thể hiện trong bảng dưới đây:

Số nhân viên [x]

= 20

= 15

Số ngày hoàn thành công việc [y]

= 30

= ?

Ta có số ngày cơ sở sản xuất hoàn thành xong công việc tỉ lệ nghịch với số nhân viên thực hiện công việc theo hệ số tỉ lệ là: a = 20 . 30 = 600.

Khi đó ta được: 15 . y2 = 600, ta suy ra y2 = 600 : 15 = 40 [ngày].

Vậy trên thực tế, cơ sở sản xuất trang thiết bị đó hoàn thành số sản phẩm theo hợp đồng mất 40 ngày.

4. Một số bài tập vận dụng

Bài 1. Hãy quan sát câu hỏi dưới đây và chọn đáp án thích hợp nhất.

Cho x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ a. Trong các đáp án sau đây, đâu là công thức tính hệ số tỉ lệ a?

  1. a = x : y
  2. a = y : x
  3. a = xy
  4. a = x + y
ĐÁP ÁN

Đáp án C là đáp án chính xác.  

Bài 2. Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Hãy điền số thích hợp vào dấu ? trong bảng dưới đây:

x

= ?

= 5

= - 25

y

= 10

= 20

= ?

ĐÁP ÁN

Ta có: x và y tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a = 5 . 20 = 100.

Khi đó áp dụng công thức xy = 100, ta được:

+ x1 = 100 : 10 = 10;

+ y3 = 100 : [- 25] = - 4.

Vậy ta được bảng dưới đây sau khi đã điền các giá trị còn thiếu:

x

= 10

= 5

= - 25

y

= 10

= 20

= - 4

Bài 3. Vào đầu năm học mới, Ngân đến cửa hàng văn phòng phẩm mua sắm đồ dùng học tập, Ngân dự định mua 13 chiếc bút bi các loại gồm: bút bi đỏ, bút bi đen và bút bi xanh. Ngân mua mỗi loại bút bi trên với số tiền là như nhau. Biết rằng một chiếc bút bi đỏ có giá là 4 000 đồng, một chiếc bút bi đen có giá là 3 000 đồng và một chiếc bút bi xanh có giá là 2 000 đồng. Hỏi Ngân mua được bao nhiêu cái mỗi loại bút bi trên.

ĐÁP ÁN

Gọi a, b và c [cái bút] lần lượt là số cái bút bi mỗi loại: bút bi đỏ, bút bi đen và bút bi xanh mà Ngân mua được.

Theo giả thiết, ta có: a + b + c = 13.

Do Ngân mua mỗi loại bút bi trên với số tiền là như nhau nên ta được

4 000 . a = 3 000 . b = 2 000 . c

hay 4 . a = 3 . b = 2 . c.

Ta suy ra .

Khi đó ta được:

a = 12 : 4 = 3 [cái bút];

b = 12 : 3 = 4 [cái bút];

c = 12 : 2 = 6 [cái bút].

Vậy Ngân mua được số bút bi đỏ là 3 cái; số bút bi đen là 4 cái và số bút bi xanh là 6 cái.

Bài viết trên đã tổng hợp một số kiến thức trọng tâm bao gồm khái niệm và các tính chất liên quan đến đại lượng tỉ lệ nghịch. Qua đó mong các bạn phần nào hiểu rõ hơn lý thuyết, cũng như các phương pháp giải các dạng bài tập về bài toán đại lượng tỉ lệ nghịch này.

Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!
  • Tổng hợp Lý thuyết & Trắc nghiệm Chương 2 Đại Số 7

Bài 1: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số -2. Hãy biểu diễn theo y theo x.

Hiển thị lời giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số -2 nên y cũng tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ -1/2

Suy ra y = -[1/2]x

Chọn đáp án D

Bài 2: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số k. Khi x = 12 thì y = -3. Hệ số tỉ lệ là

Hiển thị lời giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số k nên x = ky

Ta có 12 = k.[-3] ⇒ k = -4

Hay x = [-4]y

Chọn đáp án B

Bài 3: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số k. Khi x = 12 thì y = -3. Công thức biểu diễn y theo x là:

Hiển thị lời giải

Từ câu trước ta có: x = [-4]y ⇒ y = [-1/4]x

Chọn đáp án B

Bài 4: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ k = -3.Cho giá trị bảng sau

Khi đó:

Hiển thị lời giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số -3 nên x = -3y

Chọn đáp án B

Bài 5: Giả sử x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận; x1, x2 là hai giá trị khác nhau của x và y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y. Tính x1 biết x2 = 3, y1 = -3/5, y2 = 1/10

A. x1 = -18            B. x1 = 18            C. x1 = -6            D. x1 = 6

Hiển thị lời giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên

Chọn đáp án A

Bài 6: Cho hai đại lượng x và y có bảng giá trị sau:

x 2,3 4,8 -9 -6 -5
y 4,8 2,3 -5 -6 -9

Kết luận nào sau đây đúng

A. x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ 23/48

B. x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ 9/5

C. x và y không tỉ lệ thuận với nhau

D. y và x tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ 5/9

Hiển thị lời giải

Ta thấy nên x và y không tỉ lệ thuận với nhau

Chọn đáp án C

Bài 7: Giả sử x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận x1, x2; là hai giá trị khác nhau của x và y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y. Tính x1, y1 biết 2y1 + 3x1 = 24, x2 = -6, y2 = 3

A. x1 = 12; y1 = 6

B. x1 = -12; y1 = -6

C. x1 = 12; y1 = -6

D. x1 = -12; y1 = 6

Hiển thị lời giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên

Chọn đáp án C

Bài 8: Chia số 117 thành ba phần x, y, z [0 < x, y, z < 117] tỉ lệ thuận với 3; 4; 6. Khi đó phần lớn nhất là số

A. 36            B. 54            C. 27            D. 45

Hiển thị lời giải

Chia số 117 thành ba phần x, y, z tỉ lệ thuận với 3; 4; 6

Ta có

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có

Phần lớn nhất là 54

Chọn đáp án B

Bài 9: Cứ 100kg thóc thì cho 60kg gạo. Hỏi 2 tấn thóc thì cho bao nhiêu kilogam gạo?

A. 200 kg            B. 12 kg            C. 120 kg            D. 1200 kg

Hiển thị lời giải

Đổi 2 tấn = 2000 kg

Gọi x [x > 0] là số kilogam gạo có trong hai tấn thóc

Ta thấy số tấn thóc và số gạo là hai đại lượng tỉ lệ thuận

Ta có

Vậy 2 tấn thóc có 1200 kg

Chọn đáp án D

Bài 10: Cho x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Biết rằng với hai giá trị x1, x2 của có tổng bằng 1 thì hai giá trị tương ứng y1, y2 có tổng bằng 5. Biểu diễn y theo x ta được

Hiển thị lời giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận ta có

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

Vậy y và x tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ là 5

Suy ra y = 5x

Chọn đáp án B.

Bài 11: Khi có xy = a với a là hằng số khác 0, ta nói

A. y tỉ lệ với x

B. y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a

C. y tỉ lệ thuận với x

D. x tỉ lệ thuận với y

Hiển thị lời giải

Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức xy = a thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a

Chọn đáp án B

Bài 12: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch và y = a/x. Gọi x1, x2, x3 là các giá trị của x và y1, y2, y3 là các giá trị tương ứng của y. Ta có:

Hiển thị lời giải

Nếu hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ a thì:

Chọn đáp án C

Bài 13: Cho bảng sau:

x 10 20 25 30 40
y 10 5 4 10/3 2,5

Khi đó:

A. y tỉ lệ với x

B. y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận

C. y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

D. y và x là hai đại lượng bất kì

Hiển thị lời giải

Xét các tích giá trị của và ta được: 10.10 = 20.5 = 25.4 = 30.[10/3] = 40.2,5 = 100

Nên y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Chọn đáp án C

Bài 14: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Khi x = 7 thì y = 4. Tìm y khi x = 5

Hiển thị lời giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có 7.4 = 5.y ⇒ y = 28/5 = 5,6

Chọn đáp án A

Bài 15: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khi x = -1/2 thì y = 8. Khi đó hệ số tỉ lệ a và công thức biểu diễn y theo x là:

Hiển thị lời giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và x = -1/2 thì y = 8

Nên hệ số tỉ lệ là a = x.y = [-1.2].8 = -4

Công thức biểu diễn y theo x là y = -4/x

Vậy a = -4 ; y = -4/x

Chọn đáp án B

Bài 16: Cho hai đại lượng tỉ lệ nghịch x và y; x1, x2 là hai giá trị khác nhau của x và y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y. Biết x1 = 4; x2 = 3 và y1 + y2 = 14. Khi đó y2 = ?

A. y2 = 5            B. y2 = 7            C. y2 = 6            D. y2 = 8

Hiển thị lời giải

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên x1y1 = x2y2 mà x1 = 4; x2 = 3 và y1 + y2 = 14

Do đó

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

Chọn đáp án D

Bài 17: Cho hai đại lượng tỉ lệ nghịch x và y; x1, x2 là hai giá trị khác nhau của x và y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y. Biết x2 = -4 và y1 = -10 và 3x1 - 2y2 = 32. Tính x1 và y2

A. x1 = 16; y2 = 40

B. x1 = -40; y2 = -16

C. x1 = 16; y2 = -40

D. x1 = -16; y2 = -40

Hiển thị lời giải

Chọn đáp án D

Bài 18: Một ô tô đi quãng đường 135 km với vận tốc v [km/h] và thời gian t [h]. Chọn câu đúng về mối quan hệ của v và t

A. v và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ 1/135

B. v và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ 135

C. v và t là hai đại lượng tỉ lệ thuậnvới hệ số tỉ lệ 135

D. v và t là hai đại lượng tỉ lệ thuận với hệ số tỉ lệ 1/135

Hiển thị lời giải

Từ bài ra ta có:

Nên v và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với hệ số tỉ lệ 135

Chọn đáp án B

Bài 19: Để làm một công việc trong 8 giờ cần 30 công nhân. Nếu có 40 công nhân thì công việc đó được hoàn thành trong mấy giờ?

A. 5 giờ            B. 8 giờ            C. 6 giờ            D. 7 giờ

Hiển thị lời giải

Gọi thời gian 40 công nhân làm một công việc đó là x [x > 0] [giờ]

Vì số công nhân và thời gian làm của công nhận là đại lượng tỉ lệ nghịch nên theo bài ra ta có 8.30 = 40.x ⇒ x = 240/40 = 6 giờ

Vậy 40 công nhận thì công việc đó được hoàn thành trong 6 giờ

Chọn đáp án C

Bài 20: Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo tỉ số k1 [k1 ≠ 0] và x tỉ lệ nghịch với z theo tỉ số k2 [k2 ≠ 0]. Chọn câu đúng

A. y và z tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ k1/k2

B. y và z tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ k2/k1

C. y và z tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ k1.k2

D. y và z tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ k1/k2

Hiển thị lời giải

Chọn đáp án D

Bài 21: Cho bảng giá trị sau. Chọn câu đúng

A. Đại lượng y là hàm số của đại lượng x

B. Đại lượng y là không hàm số của đại lượng x

C. Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x

D. Đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x

Hiển thị lời giải

Từ bảng giá trị ta thấy với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x

Chọn đáp án A

Bài 22: Cho các công thức y - 3 = x; -2y = x; y2 = x. Có bao nhiêu công thức chứng tỏ rằng y là hàm số của x

A. 0            B. 1            C. 2            D. 3

Hiển thị lời giải

Nhận thấy y - 3 = x ⇒ y = x + 3 là một hàm số

-2y = x ⇒ y = -x/2 là một hàm số

Với y2 = x ta thấy khi x = 4 thì y2 = 4 suy ra y = 2 hoặc y = -2 nên với một giá trị của x cho hai giá trị của y nên y không là hàm số của x

Chọn đáp án C

Bài 23: Cho hàm số. Tìm các giá trị của sao cho vế phải của công thức có nghĩa

A. x ≠ 4            B. x = 4            C. x ≠ 2            D. x = 2

Hiển thị lời giải

Hàm sốcó nghĩa khi 2x - 4 ≠ 0 ⇒ 2x ≠ 4 ⇒ x ≠ 2

Chọn đáp án C

Bài 24: Bảng giá trị nào sau đây là đúng với hàm số

Hiển thị lời giải

Chọn đáp án A

Bài 25: Một hàm số được cho bằng công thức

Hiển thị lời giải

Chọn đáp án B

Bài 26: Một hàm số được cho bẳng công thức y = f[x] = x2. Tính f[5] + f[-5]

A. 0            B. 25            C. 50            D. 10

Hiển thị lời giải

Ta có f[-5] = [-5]2 = 25 và f[5] = 52 = 25

Nên f[5] + f[-5] = 25 + 25 = 50

Chọn đáp án C

Bài 27: Tìm tọa độ điểm M trên hình vẽ sau

A. [-2, -2]            B. [-2, 2]            C. [2, -2]            D. [2, 2]

Hiển thị lời giải

Tọa độ điểm M là [-2, 2]

Chọn đáp án B

Bài 28: Điểm nào dưới đây có tọa độ [1, -3]

A. D            B. E            C. A            D. F

Hiển thị lời giải

Từ hình vẽ ta có A[1, 3] ; F[-1, 3] ; D[1, -3] ; E[-1, -3]

Nên điểm có tọa độ [1, -3] là điểm D

Chọn đáp án A

Bài 29: Trên mặt phẳng tọa độ, các điểm có hoành độ bằng 0 là

A. Nằm trên trục hoành

B. Nằm trên trục tung

C. Điểm A[0, 3]

D. Gốc tọa độ

Hiển thị lời giải

Các điểm nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0

Các điểm nằm trên trục tung đều có hoành độ bằng 0

Chọn đáp án B

Bài 30: Trong các điểm M[3, -3] ; N[4, 2] ; P[-3, -3] ; Q[-2, 1] ; H[-1, 3] có bao nhiêu điểm thuộc góc phần tư thứ hai?

A. 0            B. 1            C. 4            D. 2

Hiển thị lời giải

Vẽ các điểm M[3, -3] ; N[4, 2] ; P[-3, -3] ; Q[-2, 1] ; H[-1, 3] trên cùng mặt phẳng tọa độ.

Ta thấy có hai điểm thuộc góc phần tư thứ hai là Q[-2, 1] ; H[-1, 3]

Chọn đáp án D

Bài 31: Đồ thị hàm số y = ax [a ≠ 0] là:

A. Một đường thẳng

B. Đi qua gốc tọa độ

C. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

D. Một đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ

Hiển thị lời giải

Theo định nghĩa đồ thị hàm số y = ax [a ≠ 0] là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

Chọn đáp án C

Bài 32: Điểm thuộc đồ thị hàm số y = -2x là:

A. M[-2, -2]            B. N[1, 4]            C. P[-1, -2]            D. Q[-1, 2]

Hiển thị lời giải

Thay các điểm M, N, P vào hàm số đều không thỏa mãn, chỉ có điểm Q[-1, 2] thỏa mãn vì 2 = [-2].[-1]

Chọn đáp án D

Bài 33: Đồ thị hàm số y = -5x không đi qua điểm

A. M[1, 5]            B. N[-2, 10]            C. P[-1, 5]            D. Q[2, -10]

Hiển thị lời giải

Thay điểm M[1, 5] vào hàm số y = -5x ta thấy 5 ≠ 1.[-5] = -5 nên đồ thị hàm số y = -5x không đi qua điểm M[1, 5]

Chọn đáp án A

Bài 34: Điểm B[-2, 6] không thuộc đồ thị hàm số

A. y = -3x            B. y = x + 8            C. y = 4 - x            D. y = x2

Hiển thị lời giải

Ta thấy 6 ≠ [-2]2 = 4 nên điểm B[-2, 6] không thuộc đồ thị hàm số y = x2

Chọn đáp án D

Bài 35: Cho hàm số y = 5x. Trong các điểm A[1, 2]; B[2, 10]; C[-2, 10]; D[-1/5, -1] có bao nhiêu điểm thuộc đồ thị hàm số y = 5x

A. 2            B. 1            C. 3            D. 4

Hiển thị lời giải

Đặt y = f[x] = 5x

Xét A[1, 2] có x = 1; y = 2. Khi đó f[1] = 5.1 = 5 ≠ 2 tức 2 ≠ f[1]

Vậy điểm A không thuộc đồ thị hàm số y = 5x

Xét điểm B[2, 10] có x = 2, y = 10. Khi đó f[2] = 5.2 = 10 tức là 10 = f[2]

Vậy điểm B thuộc đồ thị hàm số

Tương tự ta có f[-2] = -10 ≠ 10; f[-1/5] = -1 nên C không thuộc đồ thị, điểm D thuộc đồ thị trên

Vậy có hai điểm thuộc đồ thị hàm số y = 5x là điểm B[2, 10] và D[-1/5, -1]

Chọn đáp án A

Bài 36: Đồ thị hàm số y = -4x nằm ở những góc phần tư nào của hệ trục tọa độ?

A. [I], [II]            B. [II], [IV]            C. [I], [III]            D. [III], [IV]

Hiển thị lời giải

Ta có đồ thị hàm số y = -4x là đường thẳng đi qua hai điểm O[0, 0], A[-1, 4] như hình vẽ

Nên đồ thị hàm số y = -4x thuộc góc phần tư thứ hai và thứ tư

Chọn đáp án B

Bài 37: Cho đồ thị hàm số y = ax [a ≠ 0] là đường thẳng OM trên hình vẽ. Khi đó hệ số a bằng

A. 5            B. 5/2            C. 2/5            D. 1

Hiển thị lời giải

Từ đồ thị hàm số ta thấy điểm M[2, 5] thuộc đồ thị hàm số nên ta thay x = 2, y = 5 vào hàm số y = ax [a ≠ 0] ta được 5 = a.2 ⇒ a = 5/2 [TM]

Vậy a = 5/2

Chọn đáp án B

Bài 38: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đồ thị hàm số y = ax [a ≠ 0] là đường thẳng OA với điểm A[-1, -3]. Hãy xác định công thức của đồ thị hàm số trên

A. y = [1/3]x            B. y = 2x            C. y = -3x             D. y = 3x

Hiển thị lời giải

Đồ thị hàm số y = ax [a ≠ 0] là đường thẳng OA với điểm A[-1, -3] do đó khi x = -1 thì y = -3

Nên ta có -3 = a.[-1] ⇒ a = 3 [TM]

Công thức của hàm số đã cho là y = 3x

Chọn đáp án D

Bài 39: Cho hình vẽ sau

Đường thẳng OK là đồ thị hàm số nào dưới đây

A. y = -2x            B. y = -0,5x            C. y = [1/2]x            D. y = 2x

Hiển thị lời giải

Ta gọi hàm số cần tìm là y = ax [a ≠ 0]. Khi đó thay x = 2; y = -1 vào y = ax ta được -1 = a.2 ⇒ a = -1/2

Từ hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số đi qua điểm [2; - 1]

Nên y = -0,5x

Chọn đáp án B

Bài 40: Đồ thị của hàm số y = [1/5]x là đường thẳng OA với O[0, 0] và:

A. A[1, 5]            B. A[-1, -5]            C. A[5, 1]            D. A[-5, 1]

Hiển thị lời giải

Ta thấy A[5, 1] thỏa mãn hàm số y = [1/5]x vì 1 = [1/5].5 ⇔ 1 = 1 [luôn đúng]

Nên đồ thị của hàm số y = [1/5]x đi qua điểm A[5, 1]

Chọn đáp án C

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 7 có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán 7 hay khác:

  • Giải bài tập Toán 7
  • Giải SBT Toán 7
  • Top 60 Đề thi Toán 7 [có đáp án]

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Toán lớp 7 có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài có lời giải chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 7 và Hình học 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề