COVID ảnh hưởng đến nhà hàng khách sạn

Ngành nhà hàng khách sạn phải đối mặt với một thử thách khắc nghiệt chưa từng có khi sự lây lan của COVID-19 hết sức phức tạp. Ngành dịch vụ này không chỉ đối mặt với nhiều khó khăn mà còn phải thích nghi với việc cách mạng hóa các mô hình kinh doanh và phương thức tiếp cận khách hàng mới.

Nhiều ngành kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, một số ngành còn phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng như ngành nhà hàng khách sạn. Trước đại dịch, người Việt Nam có thể đã sẵn sàng chi một nửa ngân sách hoặc hơn thế cho việc ăn uống ở ngoài. Tuy nhiên, thói quen này thay đổi hoàn toàn khi mọi người ở nhà trong thời gian giãn cách. Chi tiêu của người tiêu dùng cho việc đi lại và du lịch, phòng khách sạn, hội nghị và tiệc cưới đã giảm mạnh tới 2/3. Nhiều dự đoán ngành khách sạn, nhà hàng sẽ phục hồi vào cuối năm 2022 hoặc có thể sang năm 2023 khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, miễn dịch cộng đồng đạt được 100%.

Thực tế cho thấy, với với các quy định giãn cách xã hội và đặc biệt chặt chẽ hơn từ tháng 6/2021, doanh thu trung bình tháng trong năm 2021 của các nhà hàng chỉ đạt 10% so với cùng kỳ trước khi COVID xảy ra. Khách sạn chỉ đạt 5% tổng doanh thu, thu từ hội nghị và sự kiện chỉ đạt 5%...

Khi phải đóng cửa trong nhiều tháng, lĩnh vực nhà hàng khách sạn gặp rất nhiều khó khăn về doanh thu, dẫn đến việc nhiều đơn vị phải đóng cửa hoặc hoạt động rất cầm chừng. Trong hoàn cảnh này, thay đổi không phải là lựa chọn mà là bắt buộc.

Giờ đây, ngành nhà hàng khách sạn phải thích nghi “từng ngày” và “từng giờ” vì mọi thứ thay đổi vô cùng nhanh và các nguy cơ sẽ đến bất cứ khi nào. Bởi vậy các quyết định phải được đưa ra nhanh chóng và dứt khoát. Điều này có nghĩa các kế hoạch chiến lược cách đây 6 tháng - 1 năm đều có thể bị vứt xó. 

Đừng hy vọng và chờ đợi các mốc thời gian cụ thể nào mới đưa ra một kế hoạch kinh doanh. Với tình hình hiện tại, cứ 15 ngày cần đưa ra kế hoạch mới là việc quá bình thường.

Cách duy nhất để ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn tồn tại và thích nghi trong thời kỳ COVID-19 là thay đổi mô hình kinh doanh cơ bản và suy nghĩ lại về các yếu tố thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng tuyệt vời. 

Ví như một chuỗi quán cafe đã phát triển thêm dịch vụ co-working office để tận dụng hết không gian và chi phí thuê trong tình hình không thể tận dụng tối ưu mặt bằng khi tình hình kinh doanh sụt giảm.

Một nhà hàng đã phát triển thêm món ăn như pizza, pasta... bán mang về đã sơ chế gần như 95%, có thể lưu trữ nhiều ngày ở nhiệt độ mát và khách hàng chỉ mất khoảng 5 phút để chế biến món ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng tại nhà. 

Một số quán bar đã phát triển dòng cocktail đóng chai bán mang về, không rõ mức độ thành công của dòng sản phẩm này như thế nào nhưng nó sẽ đáp ứng được nhu cầu của một số người đang khao khát không khí của quán bar.

Những sự thay đổi này chắc chắn không đủ mang lại dòng tiền giúp các doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn này nhưng nó sẽ giúp khách hàng nhận ra sự "thân thiện" của doanh nghiệp, tinh thần sẵn sàng "phục vụ" và luôn luôn thay đổi để cung cấp cho khách hàng sự "trải nghiệm" mới.

Thực sự, không giai đoạn nào tốt hơn để lấy cảm tình của khách hàng như giai đoạn này.

COVID-19 đang thúc đẩy ngành nhà hàng khách sạn suy nghĩ lại về các giá trị cốt lõi trong vận hành kinh doanh. Đây là ngành "phức hợp" của sản xuất + thương mại + dịch vụ = dịch vụ nhà hàng khách sạn, và cuộc khủng hoảng thường giúp doanh nghiệp nhận ra khách hàng cần gì. Đây là một ngành nhỏ liên quan đến các các lĩnh vực và những con người tài năng sẽ liên kết lại cùng nhau, các chủ nhà hàng, khách sạn liên kết lại và đưa ra các mục tiêu thành công chung để mọi người chia sẻ ý tưởng và cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt và sau này.

Khách hàng chưa bao giờ trả tiền chỉ vì thức ăn, thức uống đó quá ngon bởi mỗi người sẽ có cách cảm nhận độ ngon khác nhau hoặc ủng hộ doanh nghiệp nào đó vì mối quan hệ cá nhân của chủ nhà hàng khách sạn. Đây là ngành không có bí quyết thành công rõ ràng, và thành công chỉ tới từ quá trình làm việc chăm chỉ kết hợp cùng các ý tưởng sáng suốt về vận hành.

Các diễn đàn và hội thảo online có thể là cơ hội tuyệt vời để các chuyên gia xác định những thách thức chung và chia sẻ ý tưởng cho các chủ doanh nghiệp, từ đó giúp nhau vượt qua thử thách.

Tác giả: Le Minh Vu - CEO Le Concept Consultant

Đồ họa: Nhung Trương

27/08/2021 17:00

Trong thời điểm Việt Nam đang dần nới lỏng các hạn chế do đại dịch và đưa nền kinh tế đi vào hoạt động trở lại bằng những biện pháp phục hồi và các gói kích cầu, ngành du lịch được kỳ vọng cũng sẽ từng bước đi lên.

Tiến sĩ Siêu kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và du lịch điều chỉnh lại chiến lược phát triển để phù hợp với các xu hướng mới về nhu cầu du lịch.

“Du lịch nội địa sẽ tăng mạnh, với lượng lớn du khách tìm đến đến các điểm đến xanh như bãi biển, núi, rừng, công viên quốc gia, tiếp sau là các điểm văn hóa, lịch sử và giải trí”, Tiến sĩ Siêu chia sẻ.

“Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và du lịch nên đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm mới, tập trung vào sức khỏe, an toàn, thiên nhiên và những trải nghiệm đích thực”.

Diễn đàn còn có sự góp mặt của hai diễn giả khác là Tổng giám đốc Frasers Suites Hanoi bà Sandy Ng, và Tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh Khách sạn Silk Path bà Nguyễn Thị Thanh Thủy.

Tiếp nối thành công của sự kiện vào tháng 1, diễn đàn trực tuyến do ngành Quản trị du lịch và khách sạn thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT tổ chức đã thu hút khoảng 100 khách tham dự, trong đó có đại diện chính quyền địa phương, lãnh đạo doanh nghiệp, các học giả và sinh viên.

Bài: Lê Mộng Thúy

Nếu khách sạn của bạn hoạt động không như thường lệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bạn hãy cập nhật Trang thông tin doanh nghiệp trên Google để cung cấp thông tin chính xác nhất cho khách hàng của mình. Bạn có thể thay đổi giờ làm việc và điều chỉnh các thuộc tính để phản ánh các dịch vụ của mình [chẳng hạn như liệu doanh nghiệp của bạn có cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho nhân viên ứng phó dịch COVID-19 hay không]. Các thay đổi này sẽ hiển thị trên Trang thông tin doanh nghiệp của bạn trên Google Tìm kiếm và Google Maps.

Quan trọng: Chúng tôi có thể xem xét các thay đổi của bạn để đảm bảo chất lượng trước khi xuất bản các thay đổi đó, vì vậy, những thay đổi đó có thể chậm hiển thị trên Google Tìm kiếm và Google Maps.

Để đảm bảo khách hàng có thông tin mới nhất về khách sạn của bạn:

1. Quản lý các thuộc tính của bạn 

Sử dụng các thuộc tính để cho khách hàng biết về chỗ ở miễn phí hoặc giảm giá cho nhân viên ứng phó dịch COVID-19, cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn đang được áp dụng tại doanh nghiệp của bạn. Thuộc tính về an toàn và sức khoẻ bao gồm:

  • Tăng cường vệ sinh
    • Phòng dành cho khách được tăng cường vệ sinh
    • Nhân viên đã được đào tạo về quy trình vệ sinh nhằm chống dịch COVID-19
    • Cơ sở lưu trú được vệ sinh bằng chất khử trùng thương mại
    • Các khu vực chung được tăng cường vệ sinh
    • Nhân viên đeo khẩu trang, tấm che mặt và/hoặc găng tay
    • Nhân viên đã được đào tạo về cách rửa tay kỹ lưỡng 
  • Biện pháp bảo vệ cho cá nhân
    • Bắt buộc mang khẩu trang tại cơ sở lưu trú
    • Có dung dịch sát khuẩn tay và/hoặc khăn lau khử trùng ở các khu vực chung
    • Bộ dụng cụ vệ sinh trong phòng gồm khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay và/hoặc khăn ướt kháng khuẩn
    • Phát khẩu trang và/hoặc găng tay cho khách
  • Giữ khoảng cách cơ thể
    • Giới hạn số lượng khách cùng sử dụng dịch vụ ở những khu vực chung
    • Bắt buộc giữ khoảng cách cơ thể
    • Khu vực chung được bố trí để mọi người duy trì việc giữ khoảng cách cơ thể
    • Có tấm chắn an toàn tại quầy tiếp tân và những vị trí khác
    • Có phân bố không gian riêng tư trong các khu spa và chăm sóc sức khỏe
  • Hạn chế tiếp xúc
    • Quy trình nhận phòng và trả phòng không tiếp xúc
    • Đã loại bỏ những đồ vật mà mọi người thường chạm vào [chẳng hạn như gối trang trí] khỏi phòng dành cho khách
    • Thẻ chìa khóa bằng nhựa được khử trùng hoặc có thể hủy bỏ 
    • Đã loại bỏ những đồ vật mà mọi người thường chạm vào [chẳng hạn như tạp chí] khỏi các khu vực chung 
    • Hỗ trợ sử dụng thiết bị di động [không cần chìa khóa] để ra vào phòng dành cho khách
    • Để phòng trống trong một khoảng thời gian giữa các lượt đặt phòng
    • Chỉ cung cấp dịch vụ dọn phòng theo yêu cầu
  • Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm
    • Có biện pháp tăng cường vệ sinh ở khu vực ăn uống
    • Có biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình chế biến và phục vụ thức ăn
    • Dụng cụ ăn uống dùng một lần 
    • Có đóng gói suất ăn riêng cho từng người 
    • Tờ thực đơn dùng một lần 

Tìm hiểu thêm về cách chỉnh sửa các thuộc tính/tiện nghi.

2. Đánh dấu doanh nghiệp của bạn là "Tạm thời đóng cửa"

Lưu ý quan trọng: Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn đang hoạt động nhưng giảm năng suất, thì đừng đánh dấu doanh nghiệp là "Tạm thời đóng cửa".

Việc đánh dấu một doanh nghiệp là tạm thời đóng cửa sẽ giúp đảm bảo rằng khi khách hàng tìm kiếm một doanh nghiệp theo tên, họ sẽ tìm thấy doanh nghiệp đó và biết rằng doanh nghiệp đó chỉ đóng cửa tạm thời. Việc này có thể giúp tránh trường hợp có người tìm đến một doanh nghiệp và thất vọng khi thấy doanh nghiệp đó đang đóng cửa.

Những doanh nghiệp tạm thời đóng cửa có thể được xếp hạng sau những doanh nghiệp đang mở cửa đối với các cụm từ tìm kiếm khớp mở rộng. Cách xếp hạng này không áp dụng cho các cụm từ tìm kiếm cụ thể hơn [bao gồm các cụm từ tìm kiếm về một doanh nghiệp cụ thể] hoặc cho các cụm từ tìm kiếm khi có nhiều doanh nghiệp phù hợp tạm thời đóng cửa.

Tìm hiểu cách đánh dấu doanh nghiệp của bạn là “Tạm thời đóng cửa".

3. Xem xét quảng cáo và chiến dịch khách sạn của bạn

4. Hiển thị những thông tin quan trọng cho khách lưu trú tại khách sạn của bạn

5. Thay đổi giờ làm việc

Nếu giờ làm việc của bạn thay đổi, hãy thay đổi thời gian bạn mở hoặc đóng cửa. Giờ làm việc sẽ hiển thị khi khách hàng truy cập vào trang thông tin của bạn. Tìm hiểu cách thay đổi giờ làm việc.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Video liên quan

Chủ Đề