Đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với người lớn

KHÓA HỌC KỸ NĂNG - CÙNG CON KHÔN LỚN

Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở [từ lớp 6 đến lớp 9] là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn mà chúng ta thường được nghe dưới các tên gọi như: “tuổi dậy thì”, “tuổi nổi loạn”, tuổi khủng hoảng”, tuổi bất trị”... Đây là thời kỳ đánh dấu sự thay đổi về hàng loạt các yếu tố tâm sinh lý ở học sinh, với sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao và thể lực, sự thay đổi về tỉ lệ cơ thể, các hormone sinh dục, sự phát triển năng lực nhận thức, tư duy và khả năng hình thành các mối quan hệ giao tiếp xã hội. Đây cũng là giai đoạn khiến cho không ít các bậc phụ huynh đau đầu trước sự “khó bảo” của các con, thậm chí nhiều phụ huynh trở nên bất lực trước những thay đổi quá đột ngột về tính cách, sở thích ở con mình. Chính vì vậy mà việc trang bị cho học sinh ở lứa tuổi này các kỹ năng mềm phù hợp sẽ giúp chính bản thân các em thích nghi tốt hơn với quá trình dậy thì và có sự phát triển lành mạnh, đồng thời giúp các bậc phụ huynh có sự chuẩn bị tốt hơn cho con và cảm thấy yên tâm về con mình.

Nguồn ảnh: //fineartamerica.com

ĐẶC ĐIỂM CỦA “TUỔI DẬY THÌ”

Một số đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này có tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi và phát triển của học sinh như sau:

1. Sự thay đổi về mặt sinh lý, thể chất

- Sự phát triển mạnh về chiều cao và thể lực

- Thay đổi về tỉ lệ cơ thể, vóc dáng cơ thể mất cân đối

- Dậy thì và sự thay đổi về các hormone sinh dục, nội tiết tố.

2. Các mối quan hệ giao tiếp

- Mối quan hệ bạn bè là chủ đạo và quan trọng nhất [đôi khi còn quan trọng hơn cả hoạt động học tập]:

          + Giao tiếp với bạn đồng trang lứa là chủ yếu vì tìm thấy ở bạn bè những điểm tương đồng, sự thông hiểu và sự chấp nhận.

          + Trẻ thường chấp nhận và định hướng theo các giá trị và chuẩn mực của nhóm bạn mà trẻ chơi cùng.

          + Các ý kiến của bạn bè thường được trẻ quan tâm, đặc biệt là những vấn đề như ăn mặc, xu hướng, sở thích, giải trí, quan hệ bạn bè.

- Mối quan hệ với gia đình:

          + Ý kiến của cha mẹ và phong cách giáo dục gia đình có ảnh hưởng tới định hướng giá trị, chuẩn mực đạo đức, quan điểm xã hội của trẻ.

          + Nhiều mâu thuẫn nảy sinh giữa cha mẹ với con cái về quan điểm, sở thích, giá trị sống…

3. Sự phát triển nhận thức

- Sự phát triển khả năng tư duy trừu tượng và trí tuệ: khả năng suy luận - giả định; giả thuyết - kết luận; tư duy logic; phân tích; tổng hợp; khái quát; so sánh; suy diễn; phán đoán...

         + Trẻ có những thần tượng riêng của bản thân, thường là các nhân vật nổi tiếng hoặc các nhân vật trong truyện, phim...

         + Thích các tình huống phi thực tế, phim truyện viễn tưởng, tưởng tượng, kinh dị…

         + Dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, bị lôi cuốn vào các trò chơi mạo hiểm, game, thế giới ảo trên mạng.

         + Hay đánh giá, phán xét, so sánh thế giới xung quanh với hình mẫu lý tưởng của mình, do vậy thường tỏ thái độ chỉ trích, phản kháng với tất cả những khiếm khuyết của cha mẹ, gia đình, nhà trường và xã hội.

- Sự tự ý thức về bản thân

         + Cảm giác mình đã là người lớn và nhu cầu khẳng định cái tôi

         + Tự phân tích và tự đánh giá

         + Tự giáo dục

4. Mâu thuẫn trong tâm lý và hành động

Nhà tâm lý học Stanley Hall đã nêu ra 12 điểm tương phản trong tâm lý tuổi dậy thì như sau:

- Tuổi dậy thì hoạt động hăng, nhưng cũng dễ nhược

- Tuổi dậy thì dễ vui mà cũng dễ buồn

- Tuổi dậy thì tự tôn nhưng cũng tự ti

- Tuổi dậy thì quảng đại nhưng cũng ích kỷ

- Tuổi dậy thì vừa muốn làm thiên thần vừa muốn làm Satan

- Tuổi dậy thì lúc ưa sống yên tĩnh một mình, lúc lại rạo rực muốn đi theo nhóm 

- Tuổi dậy thì lúc thì cao thượng, lúc thì đê hèn

- Tuổi dậy thì lúc thắc mắc mọi vấn đề, lúc thờ ơ tất cả

- Tuổi dậy thì nhận lý rồi lại chê

- Tuổi dậy thì là tuổi cách mạng

- Tuổi dậy thì vừa tân vừa cổ

- Tuổi dậy thì vừa khôn vừa khờ

Nguồn ảnh: //doktergenz.hipwee.com

KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO HỌC SINH THCS

Theo nghĩa rộng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc [UNESCO] cho rằng: Kỹ năng mềm là tập hợp những kỹ năng cần thiết cho phép cá nhân thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Như vậy, kỹ năng mềm bao gồm từ những kỹ năng cơ bản, đơn giản như ăn, nói, đọc, viết, tính toán… cho tới các kỹ năng phức tạp như giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện…

Từ những đặc điểm lứa tuổi nêu trên, có thể thấy đối với học sinh THCS thì việc phát triển các nhóm kỹ năng mềm sau đây là hết sức cần thiết:

[1] Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân

[2] Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử [giao tiếp trong môi trường học đường với bạn bè, thầy cô, giao tiếp trong gia đình với cha mẹ, ông bà, giao tiếp ngoài xã hội với những người xung quanh]

[3] Nhóm kỹ năng hợp tác và chia sẻ [làm việc nhóm, giải quyết xung đột…]

[4] Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý

Rèn luyện kỹ năng mềm là cả một quá trình và cần có sự luyện tập để trở nên thành thạo cũng như sự hợp tác giữa bản thân các em với gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, các em học sinh càng sớm được học tập những kỹ năng mềm phù hợp sẽ càng có nhiều thời gian rèn luyện để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.

THÔNG TIN KHÓA HỌC KỸ NĂNG SỐNG - CÙNG CON KHÔN LỚN [LỚP HỌC TỪ 4-6 HS]

Bạn băn khoăn lo lắng liệu con mình thiếu những kỹ năng cần thiết?

Bạn mong muốn cân bằng giữa việc trau dồi kiến thức trên trường học và rèn luyện kỹ năng sống cho con?

Bạn muốn con mình được chăm sóc tận tình thay vì học trong các lớp kỹ năng mang tính phổ cập?

Khóa học của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn!

Giới thiệu chung

Thấu hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi THCS, chúng tôi đã thiết kế một khóa học gồm 10 kỹ năng sống thiết yếu nhất để hỗ trợ các con trong quá trình tự lập và trưởng thành với các tiêu chí sau:

  • Hiệu quả
  • Riêng tư
  • Trực quan, dễ hiểu, phù hợp với mọi học sinh độ tuổi từ 12-15
  • Sử dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến

Khóa học sẽ trang bị cho các con:

  • Kỹ năng tự phục vụ bản thân
  • Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
  • Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
  • Kỹ năng xác định mục tiêu
  • Kỹ năng ra quản lý thời gian hiệu quả
  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
  • Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
  • Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
  • Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
  • Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực

Hình thức

  • Khóa học, tư vấn
  • Số lượng: 4-6 học sinh/ lớp
  • Số buổi: 12 buổi / khóa [1.5h - 2h/buổi]

Quy trình

Chi phí  

Hãy liên hệ với chúng tôi theo email  hoặc hotline 0868.993.920 | 0888.490.899 để được hỗ trợ thêm thông tin và đăng ký khóa học. 


MVN

NỘI DUNGI. Đặc điểm tâm lí giao tiếp của học sinh THCS trongmối quan hệ với người lớn.Tuổi học sinh trung học cơ sở có những thay đổi căn bản tronggiao tiếp với người lớn. Các em có nhu cầu mở rộng quan hệ vớingười lớn, mong muốn người lớn quan hệ với mình một cách bìnhđẳng như người lớn, không muốn người lớn coi mình là trẻ con, muốnngười lớn tin tưởng tôn trọng mình. Việc chuyển quan hệ giữa thiếuniên với người lớn đã làm xuất hiện ở các em “cảm giác mình làngười lớn”.1. “Cảm giác mình là người lớn” của học sinh THCS.Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo : “cảmgiác mình là người lớn”. Các em cảm thấy mình không còn là trẻ connữa, nhưng các em cũng có cảm giác mình chưa thực sự là người lớn.Tâm lý thiếu niên gắn liền với những thay đổi quan trọng trongtính khí thỉnh thoảng được gọi là những sự thay đổi tính khí. Nhữngthay đổi về nhận thức, tình cảm và thái độ là đặc điểm của thiếu niênthường diễn ra trong giai đoạn này, và điều này có thể là nguyên nhâncủa sự xung đột hoặc cũng có thể là sự phát triển nhân cách tích cực.Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưngtrong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống mới củathiếu niên đối với người lớn và thế giới xung quanh.2. Nội dung và hình thức của “cảm giác mình là người lớn”ở học sinh THCS.“Cảm giác mình là người lớn” được thể hiện rất phong phú cảvề nội dung và hình thức.- Các em quan tâm đến hình thức, tác phong, cử chỉ rồi nhữngphẩmchấttâmlí,khảnăngcủabảnthân.- Trong học tập, các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn cólậptrườngvàquanđiểmriêng.- Trong phạm vi ý thức xã hội, các em muốn được độc lập và1không phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định.- Các em đòi hỏi, mong muốn người lớn quan hệ đối xử với mìnhbình đẳng như đối xử với người lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vàomột số mặt trong đời sống riêng của các em.- Các em bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó vẫnthực hiện một cách tự nguyện.- Các em bảo vệ quan điểm và ý kiến của mình không chỉ tronglời nói mà cả trong cả hành động, việc làm.- Ngoài ra, các em còn tỏ thái độ coi thường những yêu cầu củangười lớn đề ra cho mình.3. Nguyên nhân khiến tuổi học sinh THCS có cảm giáctrưởngthànhcủabảnthân.Cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu được người lớn thừanhận nó là người lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của người lớn vàcác em trong quan hệ với nhau. Các em mong muốn hạn chế quyềnhạn của người lớn, mở rộng quyền hạn của mình, mong muốn ngườilớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lậpcủa các em.Giai đoạn thiếu niên đang trải qua nhiều thay đổi mạnh về nhậnthức và thân thể, lần đầu tiên trong đời các em có thể bắt đầu coinhững người bạn, nhóm bạn, là quan trọng hơn và có ảnh hưởng lớnhơn cha mẹ/người giám hộ. Bởi áp lực bạn bè, các em có thể thỉnhthoảng tự cho phép mình thực hiện các hành vi dường như khôngđược xã hội chấp nhận, dù đây thường là một hiện tượng xã hội hơn làmột hiện tượng tâm lý.Nguyện vọng muốn được tin tưởng và độc lập hơn, muốn đượcquyền bình đẳng nhất định với người lớn có thể thúc đẩy các em tíchcực hoạt động, chấp nhận những yêu cầu đạo đức của người lớn vàphương thức hành vi trong thế giới người lớn, khiến các em xứngđáng với vị trí xã hội tích cực. Nhưng mặt khác nguyện vọng này cũngcó thể khiến các em chống cự, không phục tùng những yêu cầu củangười lớn.Như vậy có những nguyên nhân nhất định khiến học sinh THCScó cảm giác trưởng thành của bản thân mà cụ thể hơn là:- Các em thấy được sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sức lựccủa mình.2- Các em thấy tầm hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của mình được mởrộng [thậm chí có điểm các em còn hơn người lớn].- Các em tham gia nhiều hơn vào cuộc sống xã hội nhiều hơntrước, tính độc lập phát triển hơn. Tính tự lập khiến các em thấy mìnhgiống người lớn ở nhiều điểm hơn.- Mặt khác, người lớn cũng đòi hỏi các em tự lập hơn so với lứatuổi trước.Tuy nhiên “cảm giác mình là người lớn” cũng tạo cho các emnhững nhược điểm như: Các em có xu thế cường điệu hóa những thayđổi của bản thân, có nhu cầu tham gia vào đời sống thực sự như ngườilớn, trong khi kinh nghiệm còn đang hạn chế dẫn đến khả năng chưacân xứng với yêu cầu.II. Tuổi thiếu niên là tuổi xung đột với người lớn.Vấn đề đặt ra ở đây là “ Có thể nói: Tuổi thiếu niên là tuổixung đột với người lớn đúng không?”.Ở tuổi thiếu niên, nguyện vọng thay đổi thái độ ứng xử là chínhđáng. Song người lớn vẫn giữ nguyên thái độ đối xử với các em nhưtrước đây. Đây chính là nguyên nhân gây nên “Đụng độ”, “Xung đột”,giữa thiếu niên với người lớn. Vì vậy, có thể nói “ Tuổi thiếu niên làtuổi xung đột với người lớn” là đúng.Gia đình là một khía cạnh quan trọng của tâm lý thiếu niên: môitrường gia đình và nhà ở có ảnh hưởng lớn trên sự phát triển tâm lýcủa thiếu niên, và những phát triển đó có thể đạt tới đỉnh điểm trongthời thiếu niên. Ví dụ, những người cha mẹ có khuynh hướng lạmdụng thường dẫn tới việc một đứa trẻ "chế giễu" các bạn cùng lớp khinó tới tuổi mười bảy hay lớn hơn, nhưng trong thời thiếu niên, tìnhtrạng này thường trở nên dần tồi tệ hơn. Nếu các ý tưởng và các lýthuyết đằng sau sự đúng và sai không được hình thành sớm trong cuộcđời một đứa trẻ, sự thiếu hụt sự hiểu biết này có thể làm sút giảm khảnăng đưa ra các quyết định có lợi của thiếu niên cũng như cho phép nócó khả năng kiểm soát các hành động của mình.Trong cuộc tìm kiếm một bản sắc riêng biệt cho chính mình,các thiếu niên thường nhầm lẫn giữa cái là “đúng” và cái là “sai”. G.Stanley Hall cho thời kỳ này là một trong các giai đoạn của "Dông bãovà Stress" và theo ông xung đột tại giai đoạn phát triển này là bìnhthường và không phải là sự bất thường. Mặt khác, Margaret Mead gắn3cách hành xử của thiếu niên trong giai đoạn này với văn hoá và sựnuôi dưỡng của họ. Tuy nhiên, Piaget lại gắn giai đoạn phát triển nàyvới sự gia tăng lớn về khả năng nhận thức; ở giai đoạn này của cuộcđời các tư tưởng của một cá nhân bắt đầu có một hình thức trừu tượnghơn và các tư tưởng coi trọng bản thân dần giảm bớt, vì thế cá nhânđược cho là có khả năng suy nghĩ và lập luận ở một mức độ cao hơn.Cũng cần lưu ý rằng thiếu niên là giai đoạn đột phá về tâm sinhlý trong cuộc đời một con người khi sự phát triển nhận thức diễn ranhanh chóng và các tư tưởng, ý tưởng và khái niệm được phát triểntrong giai đoạn này ảnh hưởng lớn tới cuộc sống tương lai của ngườiđó, đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách vàtính nết.Những cuộc đấu tranh giữa cái tôi và tình trạng phiền muộn ởtuổi thiếu niên thường hình thành khi một thiếu niên trải qua một sựmất mát. Sự mất mát quan trọng nhất trong cuộc đời các em là sự thayđổi mối quan hệ giữa thiếu niên và cha mẹ. Các thiếu niên cũng có thểtrải qua sự xung đột trong quan hệ với bạn bè. Điều này có thể xảy ratừ các hành động mà bạn bè các em tham gia vào khiến thiếu niên cảmthấy việc tham gia vào các hoạt động đó dường như là căn bản để duytrì các mối quan hệ bạn bè đó. Tình trạng phiền muộn của thiếu niêncó thể rất mãnh liệt ở nhiều thời điểm bởi những thay đổi thân thể vàhormone. Sự bất ổn về cảm xúc là một phần của thiếu niên, sự thayđổi trong đầu óc, thân thể và quan hệ của các em thường đặt các emtrước sự stress và sự thay đổi đó, các em cho rằng đó là một thứ đángsợ. Ngoài ra, các quan điểm về quan hệ gia đình trong thời thiếu niêncũng thay đổi.1. Nguyên nhân gây ra xung đột giữa người lớn với thiếuniên.Chính sự không thay đổi thái độ của người lớn khi thiếu niênđang trở thành người lớn là nguyên nhân gây ra “đụng độ” giữa thiếuniên với người lớn. Nếu người lớn không thay đổi thái độ, các em sẽcó thái độ chống đối, các em sẽ xa lánh người lớn, cho rằng người lớnkhông hiểu và không thể hiểu mình.Tinh thần độc lập và phản ứng chống đối của con trẻ ở tuổithanh thiếu niên gặp nhiều khó khăn hơn cả trong môi trường gia đìnhvà trường học. Đó là hai môi trường mà ở đó sự khẳng định cái “tôi”gặp nhiều trở ngại. Trong gia đình, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái4ở lứa tuổi này sẽ trở nên phức tạp nếu sự nôn nóng của các em đụngphải sự không hiểu biết đầy đủ, đôi khi còn thô bạo của cha mẹ sẽ gâynênsựxungđộtnghiêmtrọnggiữahaibên.Gia đình chỉ là môi trường bình thường mà ở đó trẻ có thể pháttriển đầy đủ mọi mặt về thể chất và tinh thần từ lúc ra đời đến tuổi dậythì, bắt đầu từ tuổi dậy thì gia đình sẽ không thoả mãn đầy đủ và kịpthời tất cả những hoạt động của thanh thiếu niên, nhất là thanh thiếuniên nam. Ở tuổi này, các công việc gia đình không còn lôi cuốn đượccác em, các em thích đi dạo chơi với bạn bè thân thiết hơn là vui lònggiúp cha mẹ các công việc gia đình. Tính ngoan ngoãn của các em trởthành tính dễ tự ái và đôi khi khó bảo. Các em thường có những lờikêu ca, so bì với bạn bè cùng lứa. Một điểm nổi bật ở các em luônkhát khao làm được một việc gì đó để tự khẳng định mình và chứng tỏmình đã là người lớn, có thể ngang hàng với bố mẹ.Những điểm cọ sát thường gặp là vấn đề nghề nghiệp và quanhệ bạn bè. Hầu hết tất cả thanh thiếu niên đều phải tìm và chọn chomình một nghề trong tương lai, thế mà ngay cả sự định hướng củaviệc học tập mà các em phải tiếp tục theo học tiếp hoặc việc học nghềthì quyết định khởi đầu cũng do gia đình. Khi quyết định đó phù hợpvới sở thích và năng lực của các em thì mọi việc đều êm đẹp, ngượclại thì đó là cơ sở của sự đụng độ. Bởi vì, nghề nghiệp có một vai tròrất quan trọng và trực tiếp trong sự khẳng định cái tôi. Nó biểu hiệntính độc lập và cho phép tuổi trẻ sống bằng phương tiện riêng củamình.Những tình bạn cùng giới hay khác giới ở tuổi thanh thiếu niênluôn luôn làm cha mẹ phải quan tâm lo lắng. Tình bạn, nhất là tình bạnkhác giới, đó là một lĩnh vực bí mật của các em. Bất hạnh cho nhữngbậc cha mẹ "sờ " vào đó với một bàn tay vụng về. Bố mẹ có lý do vàquyền tìm hiểu, nhưng cần một sự khéo léo không làm cho các emthấy mình bị kiểm soát và bị xúc phạm mà vẫn quản lý được các em.Bổ sung vào hai nguồn đụng độ ấy là hàng nghìn sự rắc rối củacuộc sống hàng ngày; kể từ lời nhận xét cùng với lời khuyên của bốmẹ về vấn đề hút thuốc, cho đến việc kiểm tra thư từ mà các em nhậnđược hoặc sách, báo, trò chơi giải trí, tất cả làm cho các em cảm thấymình bị xúc phạm và bị kiểm soát chặt chẽ, còn cha mẹ luôn rơi vàotrạng thái căng thẳng, đó là những mầm mống dẫn đến sự xung độttrongmốiquanhệchamẹvàconcái.Sự khẳng định cái tôi ở tuổi thanh thiếu niên luôn trong chiều hướngtrái ngược với những mong muốn của cha mẹ. Đó là một khó khăn5trong mối quan hệ với gia đình trong độ tuổi thanh thiếu niên. Đâycũng là cội nguồn tạo nên một gia đoạn quyết định cho sự xa dần chamẹ của các đứa con trong quá trình trưởng thành. Sự vận hành này bắtđầu từ lúc sinh bằng sự cắt đứt với cơ thể của người mẹ, tiếp đến bằngviệc cai sữa, đến trường học và kết thúc bằng việc " cai tâm lý " khimà con cái tách khỏi gia đình để xây dựng một tổ ấm mới. Tình cảm,đạo làm con chịu một sự thay đổi sâu sắc từ sự việc đó.Ở tuổi thanh thiếu niên có một điều gì đó tuyệt đối đối với concái, bố và mẹ đại diện cho một sự hoàn mỹ, một sức mạnh toàn bộ,một sự che trở nhạy cảm. Đó là hình ảnh của quyền lực, là hình ảnhcủa tình yêu thương và chia sẻ mà từ đó trong mối quan hệ và tìnhcảm giữa cha mẹ và các con ở tuổi thanh thiếu niên cần có một chấtliệu mới, đôi khi nó mang cách xử sự của tình anh em, của người đãtrưởng thành. Có nhiều yếu tố làm cho người lớn vẫn giữ nguyên quanhệ như trước đây đối với các em : các em vẫn còn là học sinh, vẫn phụthuộc vào cha mẹ về kinh tế; cha mẹ và giáo viên vẫn đang giữ vai trògiáo dục các em; hơn thế nữa, ở các em vẫn còn những nét trẻ con trênkhuôn mặt, trong dáng dấp, trong hành vi và trong tính cách. Mặtkhác, nhiều người lớn còn thấy việc tăng quyền hạn và tính độc lậpcho thiếu niên là không hợp lí.Những quan hệ xung đột giữa các em và người lớn làm nảysinh những hành vi tương ứng ở các em: xa lánh người lớn, không tintưởng vào người lớn, cho rằng người lớn không hiểu các em và khôngchịu hiểu các em, khó chịu một cách có ý thức với những yêu cầu,những đánh giá, những nhận xét của người lớn. Tác động giáo dục củangười lớn đối với các em bị giảm sút.2. Biện pháp khắc phục.Trước hết, người lớn cần phải thấy: nhu cầu và nguyện vọngcủa thiếu niên là chính đáng, người lớn phải thay đổi thái độ đối xửđối với thiếu niên.Nếu người lớn không chịu thay đổi quan hệ với các em, thì cácem sẽ trở thành người khởi xướng thay đổi mối quan hệ này.Nếu người lớn chống đối, sẽ gây ra những phản ứng của các em vớingười lớn dưới dạng bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời…Nếu người lớn thấy sự phản đối của các em,mà không suy xét về phíamình để thay đổi quan hệ với các em, thì sự xung đột của các em vớingười lớn còn kéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này.6Vì vậy, trong quan hệ với thiếu niên, người lớn cần chú ý:- Cần nhận thức đúng đắn và có hiểu biết cụ thể về tâm lý thiếuniên- Phải mong muốn và biết cách tôn trọng tính độc lập và quyềnbìnhđẳngcủathiếuniên.- Quan hệ giữa thiếu niên và người lớn có thể không có mâuthuẫn nếu quan hệ đó được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫnnhau.- Khi tiếp xúc với thiếu niên cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị, cầnphải theo dõi, hướng dẫn các em một cách thường xuyên.Như vậy, tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ củacác em với người lớn là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong giaotiếp của các em với người lớn nói riêng, trong việc giáo dục các em ởlứa tuổi này nói chung. Không nên coi đây là biểu hiện của sự “khủnghoảng” tuổi dậy thì, mà là sự khủng hoảng trong quan hệ của thiếuniên với người lớn, chủ yếu do người lớn gây ra. Những khó khăn,mâu thuẫn có thể hạn chế hoặc không xảy ra, nếu người lớn và các emxây dựng được mối quan hệ bạn bè, quan hệ có hình thức hợp tác trêncơ sở tôn trọng, thương yêu, tin cậy, bình đẳng và tế nhị trong cư xửvớithiếuniên.Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khácnhau, còn bản thân người lớn trở thành người mẫu mực và người bạntin cậy của các em.78

Video liên quan

Chủ Đề