Nói rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì ở đó có rất nhiều

Với sự đa dạng sinh học, tháng 8-2005, Vườn quốc gia [VQG] Cát Tiên đã được tổ chức UNESCO thế giới công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ðể tiếp tục nâng cao giá trị bảo tồn, năm 2006, VQG Cát Tiên làm hồ sơ đề nghị tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, nhưng đến nay, khu rừng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú này vẫn chưa được công nhận.

Theo ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên, vào năm 2006, vườn đã thành lập ban xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận VQG Cát Tiên là Di sản thiên nhiên thế giới. Sau khi hoàn chỉnh, qua hai lần gửi đến Ủy ban UNESCO vào năm 2007 và 2008, cả hai lần đều nhận được ý kiến phản hồi là hồ sơ chưa đạt yêu cầu về kỹ thuật, nhất là phương án bảo vệ sau khi được công nhận.

Trong năm 2009, do VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình gửi hồ sơ để công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới trước [theo quy định của UNESCO, mỗi năm một nước chỉ gửi một hồ sơ xin công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới] nên hồ sơ của VQG Cát Tiên phải dời lại đến năm nay. Tuy nhiên, qua rà soát lại hồ sơ, xét thấy đơn vị tư vấn trong nước xây dựng hồ sơ chưa đủ điều kiện mà UNESCO đưa ra, nên VQG Cát Tiên đã thuê chuyên gia quốc tế của Cô-xta Ri-ca để tư vấn xây dựng lại hồ sơ. Qua đó, các chuyên gia cũng tập huấn, khuyến cáo cho các nhân viên của vườn về kỹ thuật xây dựng hồ sơ, phương án bảo vệ nếu được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Ðáng lo ngại là hiện nay, đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên ngày càng bị tác động mạnh bởi nhiều yếu tố, Giám đốc VQG Cát Tiên Trần Văn Thành cho rằng: 'Nếu không có biện pháp kịp thời, việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ tài nguyên, nhất là các khu rừng đặc dụng của vườn quốc gia. Hiện nay, chúng tôi đang gặp rất nhiều áp lực từ người dân. Ðến bây giờ lại gặp áp lực từ việc xây dựng các thủy điện Ðồng Nai 6 và Ðồng Nai 6A. Với sự tác động từ nhiều yếu tố này, trong thời gian tới, chúng tôi nghĩ rằng sự đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên sẽ bị ảnh hưởng.

Theo quy định của UNESCO, chỉ cần đáp ứng hai trong mười tiêu chí của tổ chức này đưa ra là sẽ được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới. Trong khi đó, VQG Cát Tiên có khả năng đạt tới ba tiêu chí là: Ða dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên thế giới, địa chất địa mạo. Với diện tích gần 72 nghìn ha và có đủ năm tầng rừng: rừng lá rộng thường xanh; rừng nửa rụng lá; rừng hỗn giao gỗ, tre nứa; rừng tre nứa thuần loại và thảm thực vật đất ngập nước. Ðây là nơi sinh sống của nhiều loài động vật cực kỳ quý hiếm được tổ chức UNESCO đưa vào sách đỏ thế giới. Theo thống kê, hiện tại VQG Cát Tiên có hơn 50 loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Cát Tiên không những là kho báu với nhiều loài động vật quý hiếm như bò tót, voi châu Á, gà lôi hồng tía, vượn đen má vàng... mà còn là kiểu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thấp với nhiều loại gỗ quý như: gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai... cùng nhiều loại cây cổ thụ hàng chục người ôm không xuể. Nơi đây còn là vương quốc của các cánh rừng họ dầu, bằng lăng, họ cây tiêu biểu của đất phương Nam. Tất cả cho thấy sự đa dạng, phong phú của hệ sinh thái rừng nhiệt đới VQG Cát Tiên. Ðây chính là môi trường sống quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn sự đa dạng sinh học, bao gồm cả những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, có giá trị nổi bật toàn cầu theo quan điểm cả về khoa học lẫn bảo tồn, vốn là tiêu chí cực kỳ quan trọng để VQG Cát Tiên được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Kết quả khảo sát mới nhất của các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã nói lên được điều này khi xác định 'bộ sưu tập' của VQG Cát Tiên có đến 1.610 loài thực vật và sở hữu gần 1.500 loài động vật. Thế nhưng, giá trị đa dạng sinh học này đang bị tác động mạnh mẽ trong thời gian qua. Mới nhất, vào tháng tư năm nay, tê giác Java bị chết một cách bí ẩn mà chưa xác định được rõ nguyên nhân, và cho đến bây giờ, dấu chân tê giác 'vẫn biệt tăm, biệt tích'. Ông Thành cũng cho biết: 'Từ đầu năm 2010 đến giờ, chúng tôi không phát hiện được dấu vết tê giác nữa. Chỉ đến tháng tư vừa rồi mới phát hiện được bộ xương tê giác chết'.

Bên cạnh đó, chỉ trong vòng hai tháng [tháng 5 và tháng 6-2010], có đến bảy con voi rừng bị chết, chiếm hơn một phần ba cá thể voi thường sinh sống tại Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu [Ðồng Nai] và VQG Cát Tiên. Ngoài ra, tình trạng phá rừng làm rẫy, săn bắn động vật, khai thác gỗ trái phép ngày càng diễn ra khá nghiêm trọng. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 230 vụ vi phạm.

ÐIỀU ông Thành lo lắng nhất hiện nay nếu hai dự án xây dựng thủy điện Ðồng Nai 6 và Ðồng Nai 6A được tiến hành sẽ lấy đi 137 ha rừng, trong đó có 128 ha rừng đặc dụng của VQG Cát Tiên. Ðồng thời, việc tiến hành xây dựng hai dự án thủy điện nằm ngay trong vùng lõi của vườn, cộng với người dân đang sinh sống chung quanh vườn sẽ tạo áp lực rất lớn trong việc quản lý và bảo vệ rừng.

Cao Tân

Con hãy ghép phần giải thích ở bên phải với từ ngữ tương ứng ở bên trái:

Xếp các từ đã cho sau đây vào từng nhóm cho phù hợp:

Con hãy tìm những hành động nói về việc bảo vệ môi trường.

Tìm những hành động nói về việc phá hoại môi trường.

1. Đọc đoạn văn và lời giải nghĩa từ ngữ [SGK/44].

2. Trả lời câu hỏi:

a. “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?

b. Vì sao nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học”?

Bài làm:

a. Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loài động vật và thực vật.

b. Nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học” vì ở đó có rất nhiều loại động vật, thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại đang nằm trong danh sách tuyệt chủng [tê giác một sừng].

Cập nhật: 07/09/2021

Giải bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm phần hoạt động thực hành trang 134, 135, 136 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7

Câu 1

 Đọc đoạn văn và lời giải nghĩa từ ngữ

            Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt…. Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loài cây khác nhau  làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp.

- Rừng nguyên sinh: rừng hình thành một cách tự nhiên, chưa có tác động của con người.

- Loài lưỡng cư: động vật có xương sống, sinh đẻ dưới nước nhưng sống trên cạn như ếch, nhái,…

- Rừng thường xanh: Rừng cây quanh năm xanh tốt.

- Rừng bán thường xanh: Rừng cây có mùa rụng lá

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Qua đoạn văn sau, em hiểu "khu bảo tồn đa dạng sinh học" là gì?

Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt… Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau là thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp.

B. Hoạt động thực hành

1. Đọc đoạn văn và lời giải nghĩa từ ngữ [SGK/44].  

2. Trả lời câu hỏi:

a. “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?

b. Vì sao nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học”?


a. Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loài động vật và thực vật.

b. Nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học” vì ở đó có rất nhiều loại động vật, thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại đang nằm trong danh sách tuyệt chủng [tê giác một sừng].


Video liên quan

Chủ Đề