Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ

Con bạn bước sang tuổi thứ hai là một cột mốc quan trọng. Giờ đây, bé có thể vui vẻ chia sẻ không gian vui chơi của mình với bạn bè hoặc anh chị em. Ở giai đoạn này, trẻ mới biết đi có thể sử dụng mọi thứ theo cách trẻ dự định như đi vòng quanh với điện thoại gần tai hoặc sử dụng chải tóc đúng cách. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ hiểu về sự phát triển ngôn ngữ phát triển nhận thức của trẻ 24 tháng tuổi. Bài báo này cũng giải thích các giai đoạn bình thường của sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức, qua đó giúp bạn hiểu giai đoạn mà con bạn đang hoạt động và các hoạt động bạn có thể làm để kích thích và khuyến khích sự phát triển hơn nữa ở trẻ 24 tháng tuổi.

Trẻ 24 tháng tuổi đã biết đặt ra những câu hỏi và yêu cầu cha mẹ hoặc người chăm sóc chúng phải giải thích câu trả lời một cách rõ ràng và cụ thể.

Những đứa trẻ 2 tuổi có thể đã phát triển thành một người thích trò chuyện. Trẻ có thể đặt ra những câu hỏi chỉ đơn giản là để cố gắng giữ cho cuộc trò chuyện tiếp tục và cũng thích trả lời những câu hỏi mang tính đơn giản. Trẻ 24 tháng tuổi có thể cảm thấy bản thân là một cá nhân đang phát triển và bé sẽ tận dụng bất kỳ cơ hội nào để nói cho cha mẹ biết những gì chúng thích và không thích. Trẻ có thể thêm một hoặc nhiều từ vào vốn từ vựng của mình mỗi ngày. Một đứa trẻ 2 tuổi điển hình có vốn từ vựng khoảng 50 từ, mặc dù một số có thể còn nhiều hơn nữa. Trẻ 24 tháng tuổi cũng có thể có thể gọi tên hàng chục thứ mà bé nhìn thấy thường xuyên, bao gồm các vật dụng xung quanh nhà [giường, cửa, ghế], động vật, [chó, mèo, chim, cá] và những người quen thuộc. Trẻ có thể yêu cầu các loại thức ăn và đồ uống cụ thể, chẳng hạn như sữa, bánh quy giòn, chuối, v.v. Ngoài ra trẻ cũng đã chú ý hơn về sự thiếu vắng của những thứ phổ biến ở tuổi này, chẳng hạn như "hết sữa". Trẻ cũng hiểu rõ hơn về khái niệm "nhiều hơn" và có thể yêu cầu "cho con thêm sữa".

Những đứa trẻ 2 tuổi có thể đã phát triển thành một người thích trò chuyện

Khi trẻ được 2 tuổi, cha mẹ của trẻ sẽ bắt đầu thấy con mình tạo ra các trò chơi giàu trí tưởng tượng và kết hợp các hoạt động với nhau thành một trình tự phức tạp hơn thay vì chỉ mang đồ chơi từ chỗ này sang chỗ khác hoặc hoạt động này sang hoạt động khác. Đây là những dấu hiệu cho thấy nhận thức của trẻ đang có được sự kết nối nhiều hơn và bắt đầu hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng hoặc ý tưởng khác nhau.

Trong khi trẻ em phát triển với các tốc độ khác nhau thì hầu hết trẻ mới biết đi nói thành thạo ít nhất 50 từ khi chúng bước qua ngày sinh nhật lần thứ 2. Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ em trai có thể phát triển với tốc độ chậm hơn trẻ em gái. Nhưng trước sinh nhật lần thứ ba, hầu hết trẻ 2 tuổi đều có thể kết hợp những câu có ít nhất ba từ với nhau.

Các chuyên gia khuyến cáo trong giai đoạn này nên tiếp tục cho trẻ nghe các bài đồng dao mẫu giáo và các hình thức chơi chữ khác. Trẻ trong độ tuổi này đặc biệt yêu thích sự lặp lại, đặc biệt là bây giờ trẻ có thể lặp lại một số từ cùng với cha mẹ chúng. Cha mẹ cũng nên đọc sách cho con nghe hàng ngày. Chọn nhiều sách tranh có các hoạt động mà trẻ thường thực hiện, chẳng hạn như ngồi ô tô, đi sở thú hoặc chợ và vui chơi ở công viên. Hãy chắc chắn đặt câu hỏi cho trẻ về những cuốn sách này và những hoạt động này liên quan đến cuộc sống của chính bản thân trẻ như thế nào. Câu trả lời của trẻ sẽ cho chúng thêm nhiều cơ hội để sử dụng vốn từ vựng ngày qua đó làm tăng vốn từ vựng của trẻ và giúp trẻ có cơ hội chia sẻ về những điều chúng thích, không thích cũng như trải nghiệm cá nhân của bản thân.

Cha mẹ nên đọc sách cho con nghe hàng ngày để phát triển ngôn ngữ và nhận thức

Đối với những trẻ 24 tháng tuổi, hầu hết chúng đã có một số hiểu biết về không gian xung quanh. Nếu những đứa trẻ bắt đầu sử dụng các từ như "đi lên" và "đi ra ngoài", đó là một dấu hiệu tốt cho thấy trẻ bắt đầu hiểu khái niệm này. Khi vẽ, những đứa trẻ trong độ tuổi 24 tháng tuổi có thể tạo ra chữ "V", một hình tròn và các đường thẳng đứng và ngang, mặc dù hình vẽ của trẻ có thể chưa được rõ ràng. Trẻ vẫn đang sử dụng các giác quan của mình để khám phá các đồ vật, nhưng cha mẹ của chúng có thể nhận thấy những quan sát và so sánh phức tạp hơn, chẳng hạn như con mèo hay chó mà trẻ yêu thích. Một số trẻ 24 tháng tuổi cũng đã nhận biết màu sắc ở độ tuổi này và có thể đếm đến năm hoặc mười.

Để ghi lại những khoảnh khắc thú vị và trở thành một người bắt chuyện tuyệt vời của trẻ, hãy tạo một cuốn album với nội dung là những bức ảnh lưu lại tất cả những khoảnh khắc đáng yêu trong cuộc sống của trẻ. Tất cả những gì cha mẹ trẻ cần là một cuốn album ảnh nhỏ và những bức ảnh trẻ đang làm nhiều việc khác nhau ở nhà và bên ngoài. Cùng nhau nhìn vào cuốn sách và nói về những bức tranh. "Đây là lúc con đang leo lên cầu trượt ở công viên," hoặc "Đây là khi con đang lăn trên thảm cỏ ở công viên cùng với với chú chó của mình." Sau đó, hỏi trẻ những câu hỏi như, "Con đang làm gì trong bức hình này vậy?" Trẻ 24 tháng tuổi sẽ thích trả lời các câu hỏi của cha mẹ chúng và đóng vai chính trong một "cuốn album kỷ niệm". Và cha mẹ của trẻ sẽ có thể lưu lại những kỷ niệm tuyệt vời về khoảng thời gian đặc biệt này trong cuộc đời của trẻ.

Hãy tạo một cuốn album ghi lại những khoảnh khắc đáng yêu trong cuộc sống của trẻ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã lập một danh sách các "cột mốc" về kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ mà hầu hết trẻ em đều đạt đến vào ngày sinh nhật lần thứ hai của mình. Những đứa trẻ 2 tuổi sẽ có thể:

  • Chỉ vào một đối tượng mà cha mẹ hay người trông giữ trẻ gọi tên
  • Nhận biết tên của những người, đồ vật và bộ phận cơ thể quen thuộc
  • Sử dụng các cụm từ ngắn và câu từ hai đến bốn từ
  • Làm theo một số hướng dẫn đơn giản
  • Lặp lại những từ mà trẻ nghe được
  • Tìm đồ vật ngay cả khi cha mẹ hoặc người trong giữ trẻ giấu chúng dưới hai hoặc ba tấm chăn
  • Sắp xếp các loại đồ chơi hoặc đồ vật theo hình dạng hoặc màu sắc
  • Trẻ đã có thể tự tin chơi một mình.

Nếu trẻ không thể làm những điều này khi đã 2 tuổi, cha mẹ của trẻ không nên quá lo lắng nhưng cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Khi những đứa trẻ tròn 2 tuổi, cha mẹ của chúng có thể sẽ thấy được một số thay đổi lớn ở đứa con của mình hầu như qua mỗi tháng. Trẻ 24 tháng tuổi có khả năng hoạt động tương đối độc lập khi chúng đang cố gắng bắt đầu tự điều chỉnh môi trường xung quanh của mình. Trẻ trong độ tuổi này cũng đang cố gắng làm nhiều việc hơn một mình mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ.

Ngoài ra, trẻ 24 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, verywellfamily.com, healthychildren.org

XEM THÊM:

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TUỔI NHÀ TRẺ

SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ EM TUỔI NHÀ TRẺ:   24 – 36 tháng

  1. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo:Tuổi nh
    à trẻ, mối quan hệ của trẻ với đồ vật có chức năng nhất định và phương thức sử dụng tương ứng, với sự hướng dẫn của người lớn trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật và ngày càng giống với cách sử dụng đồ vật của người lớn-gọi là hoạt động với đồ vật[hoạt động có đối tượng].
  2. Hoạt động chủ đạo của tuổi này là hoạt động có đối tượng vì nhờ nó các chức năng của đồ vật lần đầu tiên được bộ lộ và đồ vật trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ khám phá tìm tòi,nhờ đó tâm lý trẻ phát triển mạnh đặc biệt phát triển trí tuệ.
  3. Điều quan trọng khi lĩnh hội những hành động sử dụng đồ vật trẻ lĩnh hội những qui tắc hành vi trong xã hội.Đồ chơi đối với trẻ rất cần thiết giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng,tuy nhiên người lớn cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc vật thật và đồ chơi có nhiều thao tác nhằm kích thích trẻ hành động.
  4. Các loại hành động với đồ vật:

II. Sự tiếp xúc thế giới xung quanh càng rộng thì phương thức hành động với đồ vật càng phong phú,trong đó những hành động thiết lập các mối tương quan và những hành động công cụ là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ.

  1. Hành động thiết lập các mối tương quan.

+ Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng vào những mối tương quan nhất định trong không gian.

+ Ở tuổi hài nhi, trẻ đã bắt đầu thực hiện hành động với đồ vật như

Tháo, lắp nhưng trẻ chưa biết đến các thuộc tính của đồ vật, chưa biết chọn đồ vật theo hình dáng, kích thước…

+ Đến tuổi nhà trẻ, trẻ đã biết tính đến các thuộc tính của đối tượng trong mối tương quan của đồ vật. Đây là hành động khám phá phức tạp vì phải điều chỉnh bằng chính kết quả thu được do đó cần phải được sự giúp đỡ của người lớn như làm mẫu, giúp trẻ thực hiện hành động… Sự lĩnh hội những hành động thiết lập mối tương quan của trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của người lớn nhờ đó các chức năng tâm lý: tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy trực quan hành động phát triển.

+ Hành động công cụ là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác.

+ Trẻ mới chỉ học cách sử dụng một số công cụ sơ đẳng nhất định như thìa,cốc,bút nhưng vẫn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm lý vì những công cụ đó đã có những đặc điểm chung của mọi công cụ: cách thức dùng chúng do xã hội qui định và cấu tạo của công cụ do phương thức sử dụng qui định.

+Công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay với đồ vật mà trẻ cần tác động tới và sự tác động đó diễn ra tuỳ thuộc vào cấu tạo của công cụ.

Ví dụ: dùng thìa xúc cơm khác xa dùng tay bốc cơm cho vào miệng.

Vì vậy việc sử dụng công cụ đòi hỏi thay đổi hoàn toàn động tác của bàn tay,làm cho bàn tay phục tùng cấu tạo của công cụ, nếu trẻ biết chú ý đến mối quan hệ giữa công cụ và đối tượng mà hành động hướng tới.Vì vậy cần sự hướng dẫn có hệ thống của người lớn.

+Hành động công cụ mà trẻ nắm được chưa hoàn toàn thành thạo,còn phải tiếp tục.Song quan trọng trẻ nắm được chính nguyên tắc của việc sử dụng công cụ[nguyên tắc hoạt động cơ bản của con người].

  1. Đi theo tư thế thẳng đứng – Hình thái vận động đặc trưng của con người:

+ Cuối tuổi hài nhi, một số trẻ đã bắt đầu đi chập chững. Đi là hình thái vận động đặc trưng của con người,không có sẵn trong chương trình di truyền. Việc điều khiển các cử động đi vẫn chưa được hình thành, vì thế đứa trẻ luôn luôn bị mất thăng bằng. Người lớn cần dìu dắt trẻ đi từng bước một và kịp thời cổ vũ khi trẻ đi được vài bước từ đó trẻ cảm thấy thích đi, không chán nản mặc dù bị ngã lên ngã xuống. Dần dần động tác đi lấn át động tác bò và trở thành phương thức cơ bản để di chuyển.

+ Động tác đi ngày càng tiến bộ, trẻ đã làm chủ được thân thể của mình, bước đi của trẻ mạnh dạn hơn, vận động được thực hiện và không gây căng thẳng nữa.Trẻ không những đi mà còn chạy vì chạy dễ lấy thăng bằng hơn đi, do đó người lớn cần tập cho trẻ những động tác khéo léo, linh hoạt. Đây là bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học và là một bước quan trọng trong việc xã hội hoá đứa trẻ.

Trẻ được giao tiếp tự do và độc lập với thế giới bên ngoài, phát triển những khả năng định hướng trong không gian. Trẻ có thể khám phá thế giới đồ vật phong phú hơn và hành động với đồ vật nhiều hơn, tiếp thu nhiều kinh nghiệm, nắm những kỹ năng sử dụng đồ vật; trẻ giao tiếp với nhiều người xung quanh giúp phát triển nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ.

Trẻ biết đi là một bước trưởng thành về sinh học và mặt xã hội với tư cách là một con người thực sự, có tính độc lập trong việc chiếm lĩnh thế giới đồ vật và giao tiếp với những người xung quanh.

  1. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ TUỔI NHÀ TRẺ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT:

1.Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ:

+ Ở giai đoạn này, trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích luỹ các biểu tượng do hoạt động với đồ vật mang lại có ý nghĩa lớn đối với sự p

hát triển ngôn ngữ của trẻ. Các biểu tượng đó tạo cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ và liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Ngôn ngữ của trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo

của người lớn. Để kích thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói.

+ Ngôn ngữ của trẻ phát triển theo hai hướng chính: Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của đứa trẻ.

  1. Trong khi hoạt động với đồ vật, trẻ thường gặp những tình huống cụ thể trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vật chưa thể tách rời nhau. Vì vậy trẻ không thể lĩnh hội các từ biểu đạt đồ vật riêng, hành động riêng mà chỉ có thể lĩnh hội ngôn ngữ biểu đạt cả tình huống trọn vẹn ấy.

Ví dụ: Trẻ chỉ hiểu lời nói “đánh trống” khi thấy một người đang đánh trống.

Để giúp trẻ nhanh chóng hiểu dược lời nói, người lớn phải kết hợp lời nói với những tình huống cụ thể, trong đó các hành động với đồ vật dược thực hiện. Sự kết hợp này lặp đi lặp lại nhiều lần giúp trẻ hiểu được lời nói mà không phụ thuộc vào tình huống cụ thể nữa, người lớn có thể dùng lời nói để chỉ dẫn hành động của trẻ và sự phục tùng của trẻ đối với lời chỉ của người lớn ngày càng vững chắc hơn.

Ở trẻ hai tuổi, lời nói có tác dụng khởi động dược thực hiện dễ dàng hơn so với lời nói có tác dụng kiềm hãm hành động.

Ở trẻ ba tuổi, trẻ có khả năng hiểu lời nói tách khỏi tình huống cụ thể,thì việc chỉ dẫn của người lớn mới bắt đầu điều chỉnh hành vi của trẻ trong những điều kiện khác nhau. Sự thông hiểu lời nói của người lớn được biến đổi về chất, trẻ hiểu những từ riêng biệt và có thể thực hiện hành động với đồ vật theo sự hướng dẫn của người lớn, giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ như phương tiện cơ bản để nhận thức thế giới.

Hoạt động với đồ vật của trẻ càng phong phú thì giao tiếp với người lớn càng được mở rộng thúc đẩy trẻ lĩnh hội ngôn ngữ và kích thích trẻ nói, đây là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ.Trẻ luôn đòi hỏi biết tên đồ vật và cố gắng nói để hỏi tên đồ vật đó, khi gọi đứng tên đồ vật hiện tượng xung quanh trẻ rất thích thú ,vốn từ được mở rộng và phát âm ngày chính xác hơn .

+Ở tuổi này, trẻ nói còn lệch âm, vốn từ ít, chưa nắm vững ngữ pháp [ hiện tượng nói ngược]. Đến 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh giúp trẻ phát triển các hình thức ngữ pháp, trẻ nói được những câu phức tạp.Ngôn ngữ đã trở thành một phương tiện giao tiếp, phát triển các chức năng tâm lý.

  1. Phát triển trí tu
    ệ của tuổi nhà trẻ:

Cuối tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu tri giác thuộc tính của đồ vật xung quanh nắm được các mối quan hệ đơn giản nhất giữa những đồ vật. Cuối tuổi nhà trẻ, do nắm vững hoạt động với đồ vật và mở rộng giao tiếp ngôn ngữ tạo điều kiện phát triển trí tuệ. Những dạng hành động tri giác, tư duy đang hình thành là biểu hiện rõ rệt nhất của sự phát triển trí tuệ.

  1. Sự phát triển tri giác và sự hình thành những biểu tượng về các thuộc tính của các đồ vật.

+ Tuổi ấu nhi, tri giác còn sơ sài, trẻ mới chỉ nhận được các dấu hiệu nào đó của đồ vật, có tính chất ngẫu nhiên bề ngoài.Tri giác trẻ được đầy đủ dần nhờ trẻ nắm được hoạt động với đồ vật, lĩnh hội phương thức sử dụng và tri giác kích thước hình dáng của nó, trẻ lựa chọn liên kết các đối tượng cho phù hợp với hình dáng, độ lớn, màu sắc, vị trí của chúng trong không gian. Đó là những hành động định hướng bên ngoài,tạo tiền đề thiết lập những hành động định hướng bên trong sau này.

+ Trẻ cần được sự hướng dẫn của người lớn,giúp trẻ sử dụng các đồ chơi có các thao tác tháo lắp các bộ phận để trẻ so sánh lựa chọn phù hợp, hình thành những hành động định hướng bên ngoài nhằm tìm hiểu các thuộc tính của đối tượng .

+ Dần dần kiểu tri giác mới hình thành, trẻ dùng mắt để lựa chọn đối tượng phù hợp hành động, đó là hành động bằng mắt được phát triển mạnh tuổi lên 3. Hành động định hướng bằng mắt giúp trẻ tích luỹ nhiều biểu tượng về các đối tượng và so sánh các vật khác. Cần cho trẻ làm quen với tính đa dạng của đồ vật như phân biệt màu,các hình…

+ Tri giác bằng tai phát triển,

trẻ tri giác mối quan hệ giữa các âm thanh theo độ cao, cần giúp trẻ bằng các bài hát đơn giản, hấp dẫn và chỉ cho trẻ phân biệt những âm thanh có độ cao khác nhau phát ra từ những đội tượng quen thuộc

  1. Phát triển tư duy của tuổi nhà trẻ:

Cuối tuổi hài nhi trẻ đã biết sử dụng mối liên hệ giữa các đối tượng để đạt mục đích như kéo rổ để lấy quả cam đựng trong đó. Đến tuổi nhà trẻ, trẻ đã biết xác lập các mối quan hệ chưa có sẵn giữa các đồ vật để giải quyết nhiệm vụ như lấy gậy khều quả bóng rơi vào gầm bàn .

Người lớn cần đưa ra những mẫu hành động cho trẻ bắt chước, trẻ còn biết xác lập những mối liên hệ mới giữa các đối tượng nhờ việc thử thực tế với những hành động bằng tay, gọi là tư duy trực quan – hành động nhờ đó tâm lý bên trong như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng hình thành.

Cuối tuổi nhà trẻ bắt đầu xuất hiện hành động tư duy được thực hiện trong óc [ tư duy trực quan – hình tượng] như lấy vật trên cao trẻ có thể dự đoán là dùng que để khều.

Trong sự hợp nhất trong óc những đồ vật ,hành động có những dấu hiệu bề ngoài giống nhau, việc lĩnh hội các từ giữ vai trò quan trọng vì ý nghĩa của từ mà người lớn dạy cho trẻ được dùng với ý nghĩa khái quát như từ đồng hồ chỉ các loại đồng hồ.Người lớn cần giúp trẻ nhận ra tên gọi chung cho nhiều đồ vật cùng công dụng .

Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ gắn liền với hoạt động với đồ vật, quan trọng là việc thực hiện những hành động công cụ.

III. XUẤT HIỆN TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH:

1.Sự hình thành thế giới nội tâm:

Trẻ lên 2 tuổi đã có thể hành động dưới ảnh hưởng của những ấn tượng trực tiếp bên ngoài và của những mô hình được giữ lại trong trí nhớ làm cho thế giới nội tâm được hình thành, hành vi của trẻ được cải tiến.Trí nhớ lúc này giúp trẻ tìm thấy vị trí của mình trong thế giới đồ vật và những người xung quanh,trẻ bắt đầu nhận ra mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại ,tương lai. Trẻ bắt đầu hình thành một cấu tạo tâm lý bên trong có tác dụng chi phối hành vi của nó tức là xuất hiện động cơ,trẻ hành động chưa có động cơ rõ ràng.

Thế giới nội tâm qui định thái độ riêng của trẻ khi tiếp nhận tác động bên ngoài và tác động giáo dục của người lớn.Trẻ tiếp nhận tác động đó tuỳ theo tác động đó đáp ứng các nhu cầu, hứng thú đã hình thành ở trẻ từ trước.Về sau trẻ mới hình thành những đặc điểm tâm lý giúp trẻ phối hợp các loại động cơ với nhau, làm cho động cơ này phục tùng động cơ khác.

Một đặc điểm nổi bật trong hành vi của trẻ là hành động bộc phát do ảnh hưởng của tình cảm và ý muốn nảy sinh từ hoàn cảnh trực tiếp vì thế hành vi của trẻ phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài.Người lớn cần dỗ trẻ bằng cách đưa cho trẻ đồ chơi kích thích sự chú ý của trẻ.

Trẻ đã thực hiện những hành động hướng tới những mục đích được chỉ ra bằng lời nói nhưng trẻ thường không làm đến nơi theo ý ban đầu ,thế giới nội tâm của trẻ tuy đã hình thành nhưng chưa ổn định.

Tuổi hài nhi trẻ bắt đầu có tình yêu đối với những người gần gũi ,đến tuổi nhà trẻ tình yêu đó có thêm hình thái mới ,trẻ mong được khen ngợi và sợ khi người lớn tỏ ra không bằng lòng, trẻ bộc lộ thiện cảm bằng cách dỗ dành chia sẻ đồ chơi cho bạn. Lời khen của người lớn giúp hình thành tình cảm tự hào của trẻ nhờ đó trẻ luôn cố gắng làm việc tốt, trẻ còn xuất hiện tình cảm xấu hổ, cần giáo dục tốt giúp tình cảm trẻ phát triển mạnh thúc đẩy thực hiện hành động tốt.

  1. Sự xuất hiện tự ý thức của tuổi nhà trẻ:

Điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ý thức được mình , trẻ nhận ra cái “tôi”như khi xưng hô .Trẻ nhận ra tên gọi của mình là gắn liền với bản thân như một nhân cách.Trẻ đã có khả năng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật ,có thói quen tự phục vụ trong trường hợp đơn giản ý thức này bộc lộ khi trẻ biết bắt đầu nói đến mình theo ngôi thứ nhất như “con” ,”cháu”, “em”…

Hoạt động của trẻ hướng tới thế giới bên ngoài và hướng tới bản thân mình ,bắt đầu tự nhận thức như trẻ muốn thực hiện các hành động với đồ vật và chú ý sự thay đổi mà trẻ tạo ra như tắt bật đèn, nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ quan hệ của trẻ càng được mở rộng giúp trẻ nhận ra mình là một chủ thể.Trẻ tự tìm hiểu cơ thể mình mang lại cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm để hình thành sự tự ý thức.

Trẻ biết tự nhận xét mình nghe theo lời của người lớn và sau đó tự liên hệ mình với các nhân vật trong truyện, cần khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của mình . Mong muốn được khen trở thành nhu cầu và cố gắng để đạt được nhờ đó trẻ có thể bỏ tính xấu học tính tốt , khả năng này còn hạn chế , người lớn cần kiên trì, nhắc nhở nhiều lần để trẻ làm xong phần việc được giao .Trẻ được giáo dục tốt luôn muốn trở thành bé ngoan dẫn đến sự phát triển lòng tự trọng làm cho hành vi của trẻ trở nên tốt đẹp.Trẻ còn muốn hiểu về bản thân trong quá khứ và mong muốn trong tương lai , cần dạy trẻ biết liên hệ hành vi đã có ,hiện có và sẽ có là phương hướng quan trọng giúp trẻ phát triển về mặt xã hội .

  1. Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng của tuổi lên 3:

Khi trẻ “tách” mình khỏi người lớn và có ý thức về khả năng chính mình đồng thời xuất hiện thái độ mới với người lớn.Trẻ muốn giống và làm như người lớn, muốn độc lập tự chủ như trẻ hay nói: “Con tự rửa tay…” Đây là dấu hiệu của sự trưởng thành nhưng lại xuất hiện tính bướng bỉnh do muốn làm theo ý mình, muốn dành mọi vật về mình. Người lớn cần tôn trọng tính độc lập của trẻ và biết cách hướng dẫn trẻ tự làm một số việc đơn giản thì trẻ vẫn biết vâng lời mà tính độc lập vẫn phát triển. Nếu được giáo dục đúng đắn ,người lớn kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻ và thoả mãn nhu cầu muốn độc lập tự chủ, tạo ra những hình thức hoạt động mới, quan hệ mới với người lớn thì sự khủng hoảng sẽ được rút ngắn và vượt qua một cách nhẹ nhàng .

Sự tách được bản thân mình ra khỏi người khác, sự tự nhận thức về mình, mong muốn độc lập tự chủ là một bước ngoặt trong sự phát triển tâm lý, tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách giai đoạn tiếp theo.

Video liên quan

Chủ Đề