Dàn ý Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi

Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ ❤️ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Chuẩn Nhất ✅ Tham Khảo Bài Viết Dưới Đây Gồm Những Gợi Ý Chi Tiết Giúp Bạn Lập Dàn Ý Và Sơ Đồ Tư Duy Cùng Với Bài Văn Mẫu Hay.

Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử

Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử là một trong những bài thơ hay. Bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không ra…Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

🍁 Ngoài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử. Bỏ Túi Thêm Thơ Hồ Dzếnh ❤️ Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Nhất

Lập Dàn Ý Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn

Lập Dàn Ý Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn gồm những gợi ý chi tiết giúp bạn phân tích đề, lập dàn ý và sơ đồ tư duy cùng với mẫu bài văn tham khảo hay. 

Lập Dàn Ý Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Nhất

🍃🍃 Ngoài Lập Dàn Ý Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Chi Tiết. Gợi Ý Cho Bạn Thơ Tình Hàn Mạc Tử ❤️️ Chùm Thơ Về Tình Yêu Hay Nhất

Mẫu Dàn Ý Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Chi Tiết Nhất

Sau đây là Mẫu Dàn Ý Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Chi Tiết Nhất và đầy đủ nhất mà SCR.VN muốn chia sẻ với các bạn, mong các bạn luôn đồng hành và ủng hộ nhé.

I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả và Giới thiệu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

II. Thân bài

1. Phân tích khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.

– Bức tranh được hiện lên qua lời mời trong đó hàm chứa sự trách móc mà thân thiết:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

– Cảnh vật hiện lên qua vài nét phác họa nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy ấn tượng của màu xanh như ngọc của ánh sáng tinh khôi buổi ban mai.

– Cuối cùng là nét chấm phá độc đáo tương phản giữa cái vuông vức của khuôn mặt chữ điền với chiếc lá trúc che ngang, gợi lên nét tinh nghịch mà dịu dàng, dễ thương vốn dĩ ở thôn quê.

2. Phân tích khổ 2: Cảnh buồn qua cái nhìn đầy nội tâm.

– Cảnh đẹp và thơ mộng, nhưng lay lắt buồn bã trong cảm giác chia lìa bằng hình thức thơ độc đáo: Gió theo lối gió / mây đường mây. Dòng sông như tấm gương ghi nhận hình ảnh chia lìa đó, nên buồn thiu, hoa bắp cúng lay lắt buồn thiu, chia sẻ với tâm trạng nhà thơ.

– Trăng chiếm một dung lượng khá lớn trong thơ Hàn Mặc Tử và ánh trăng thật kì lạ, khác thường. Ta từng gặp trong thơ của ông, hình ảnh:

Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi [Bẽn lẽn]

– Câu phiếm định: “thuyền ai?”, rồi lại “bến sông trăng”. Quả thật, đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong “Thi nhân Việt Nam”: “Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”.

3. Phân tích khổ cuối: Cảnh vật, con người đều chìm sâu vào mộng ảo.

– Cõi lòng nhà thơ dường như chìm vào mộng tưởng [mơ khách đường xa]. Bệnh tật cũng đã khiến nhà thơ rơi vào trạng thái buồn đau ảo giác [nhìn không ra, mờ nhân ảnh]. Bởi vậy, con người cảnh vật tất cả đều nhòa mờ trong cô đơn, ngậm ngùi.

– Trong cô đơn, ngậm ngùi, trong mộng ảo đau thương, nhưng lòng nhà thơ vẫn cứ âm thầm muốn gởi đến con người, cuộc đời một thông điệp, nó như lời trần tình tội nghiệp:

Ai biết tình ai có đậm đà?

   – Ta chưa thể quyết rằng cậu thơ ấy thể hiện tình yêu nước của Hàn Mặc Tử đến mức nào. Thế nhưng, chắc chắn rằng Hàn Mặc Tử rất yêu cuộc đời, rất yêu quê hương xứ sở. Ta cũng không ngờ trong tập Thơ Điên lại có những vần thơ đậm đà, chan chứa tình quê đến thế.

III. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

🌼 Ngoài Mẫu Dàn Ý Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Nhất. Chia Sẻ Thêm Thơ Hàn Mạc Tử ❤️️ Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Nhất

Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1

Tiếp theo đây, SCR.VN xin mang đến cho bạn đọc mẫu Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 để bạn thuận lợi trong quá trình triển khai bài viết của mình nhé.

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm đây thôn Vĩ Dạ

II. Thân bài: Phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

1. Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

  • Một câu hỏi chính tác giả
  • Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng
  • Cho thấy nổi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả
  • Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình

2. Câu 2: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

  • Câu thở cho ta thấy cảnh vật bừng sáng hơn nhờ ánh nắng
  • Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ
  • Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ

3. Câu 3: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

  • Một vẻ đẹp xanh như ngọc
  • “ mướt”, một trạng thái rất ấn tượng
  • Bên cạnh sự gần gũi cũng có sự xa lánh và tự xa rời

4. Câu 4: Lá trúc che ngang mặt chữ điền

  • Con người như hòa vào thiên nhiên, như ẩn sau thiên nhiên
  • Tạo nên một vẻ đẹp riêng của phố Huế

III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ [Khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với thành phố Huế mộng mơ. Đồng thời qua đó hình ảnh thiên nhiên Huế được thể hiện hết sức sinh động, đẹp đẽ và sống động.]

🍁 Ngoài Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1. Bỏ Túi Ngay Thơ Điên Hàn Mạc Tử ❤️️ Tuyển Tập Thơ Điên Trọn Bộ

Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2

Gửi tiếp đến bạn mẫu Lập Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã vẽ nên một bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ.

I. Mở bài:

  • Dẫn dắt và giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu khổ hai

II. Thân bài:

  • Khổ hai là bức tranh sông nước nhuốm màu tâm trạng
  • Mây gió: ngược chiều , trái tự nhiên, chia cắt đôi ngả
  • Dòng nước: nhân hóa ” buồn thiu”
  • Dòng sông không còn là sự vật vô tri vô giác
  • Sự chảy trôi buồn một nỗi buồn ly tán
  • Hoa bắp lay: gợi buồn
  • Thuyền và sông trăng: hình ảnh ảo, khó phân định vừa mơ vừa thực
  • Trăng: chứa đựng vẻ đẹp tác giả luôn muốn gửi gắm
  • Dòng sông trăng: trăng tan vào nước để trôi chảy từ vũ trụ về nơi xa.
  • “kịp” không chỉ là khát khao mong đợi mà còn âu lo

III. Kết bài: Tóm tắt nội dung khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ và nêu lên giá trị, những đóng góp của khổ 2 với cả bài thơ.

👉 Bên Cạnh Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2, Tiết Lộ Thêm Thơ Tế Hanh ❤️ Tuyển Tập Trọn Bộ Những Bài Thơ Hay

Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 3

Với Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 3 mà SCR.VN đã chia sẻ bên dưới sẽ giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng khi viết văn, tránh lạc đề.

1. Mở bài

  • Nêu sơ lược về tác giả: Hàn Mặc Tử [1912 – 1940], tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê quán
  • Giới thiệu khổ thơ thứ 3: là sự bộc lộ những tâm trạng và sự hoài nghi của nhân vật trữ tình. Nhưng nổi bật lên là niềm khát khao được sống, được giao hòa cùng với thiên nhiên và con người ở xứ Huế.

2. Thân bài

* Nội dung:

  • Tha thiết hướng về con người ở Vĩ Dạ trong sự hư ảo giữa thực và mơ. Đó là hình ảnh của một người khách đường xa về một người con gái trong màu áo trắng tinh khôi, trinh nguyên nhưng mờ ảo [2 câu đầu].
  • Tâm trạng hoài nghi, suy tư về cuộc đời và tình người. Sự chìm đắm trong hai không gian của tâm tưởng và thực tại. Sự hoài nghi về tình người ở thôn Vĩ sau bao nhiêu năm xa cách, mong chờ.

* Nghệ thuật:

  • Hình ảnh “khách đường xa” gợi lên nỗi nhớ và khát khao được gặp lại người xưa, chốn cũ của nhân vật trữ tình.
  • Điệp ngữ [khách đường xa, ai]: sự chìm đắm trong vô thức với khát vọng được gặp lại cố nhân [khách đường xa], sự ngậm ngùi tiếc nuối [ai].
  • Điệp ngữ “khách đường xa” được lặp lại hai lần như chứa đựng hai tâm trạng, hai cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó là khát vọng: mơ về khách đường xa, mơ được gặp lại người xa, cảnh cũ [mơ khách đường xa]. Là thực tại: sự vô vọng khi có quá nhiều khát vọng, mơ ước không thể trở thành hiện tại [khách đường xa].
  • Đại từ phiếm chỉ [ai], đại từ [đây]: làm bật lên cảm giác của sự vô định và hoài nghi của nhân vật trữ tình.
  • “Ở đây” nhằm chỉ về không gian hiện thực nơi xứ Huế hay là không gian tâm tưởng, không gian nơi tác giả đang đắm chìm trong đau thương, tuyệt vọng.
  • Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Để hỏi người mà cũng để hỏi mình, vừa gần gũi. Nhưng cũng xa xôi, vừa hoài nghi nhưng cũng giận hờn, trách móc.
  • Nhịp thơ 4/3 [Mơ khách đường xa\ khách đường xa] tạo ra sự khác biệt với luật thơ của những câu thơ thất ngôn.
  • Ngôn từ trong sáng, giản dị, giàu sức tạo hình và có sức biểu cảm tinh tế.
  • Nghệ thuật cực tả [sắc trắng]: tạo nên vẻ đẹp thanh khiết, trinh nguyên của nhân vật “em”. Nhưng đồng thời cũng làm bật lên sự bất lực về thị giác, bất lực về tâm hồn của một trái tim khi phải xa cách cuộc sống thực ngoài kia.

3. Kết bài

  • Tóm lược lại ý chính của giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ thứ 3.
  • Giá trị nội dung: nỗi lòng hướng về xứ Huế sau bao nhiêu năm xa cách trong sự mờ nhòa giữa hiện thực và mộng ảo của nhân vật trữ tình.
  • Giá trị nghệ thuật: sử dụng những biện pháp tu từ hiệu quả làm toát lên được những cung bậc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

🌼 Ngoài Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 3. Chia Sẻ Thêm  Bài Thơ Lượm Tố Hữu ❤️️ Lời Bài Thơ, Phân Tích, Văn Mẫu

Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 2

Tiếp tục là gợi ý về Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 2 sẽ giúp bạn biết cách lựa chọn các ý chính sao cho ngắn gọn, cách sắp xếp các luận điểm cho hợp lí để giúp bài văn đáp ứng yêu cầu đặt ra.

1. Mở bài: Bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” là một tuyệt phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử. Hai khổ thơ đầu bài thơ như một khúc ngân trữ tình đẹp đẽ và giàu sức gợi

2. Thân bài:

  • Câu hỏi tu từ thiết tha, vừa như lời trách móc lại vừa như lời mời gọi
  • Hàng cau thẳng tắp vươn mình đón nắng->nét tinh khôi, tươi mới
  • Cành non mơn mởn trong sắc xanh của lá cành tràn nhựa sống, ngời sáng, trong ngần
  • Vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, thanh tao, nhã nhặn của người con gái xứ Huế hiện lên thật duyên dáng
  • Dòng nước cũng được nhân hoá mang bầu tâm sự ” buồn thiu” lững lờ trôi
  • Sông nước soi ánh trăng mờ, chiếc thuyền thong thả nằm im bên bến sông thương
  • ” Có chở trăng về kịp tối nay” -câu thơ như một lời tâm sự, một câu hỏi mà cũng là nỗi mong chờ, hy vọng chở ánh trăng về kịp.

3. Kết bài: Cảnh mang tâm tình, dư vị hoài niệm của thi nhân bằng cái nhìn đầy tinh tế và sâu sắc. Chỉ qua hai khổ thơ thôi mà ta thấy được một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.

🍀 Ngoài Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 2. Xem Nhiều Hơn Chùm Thơ Hồ Xuân Hương 🍀 Tuyển Tập Trọn Bộ Bà Chúa Thơ Nôm

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ để bạn hiểu rõ hơn về bài thơ và nhà thơ để học và viết văn tốt hơn.

1. Mở bài phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ

  • Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử: một trong số những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào thơ Mới
  • Khái quát về đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử: mang một diện mạo khá phức tạp nhưng chúng ta luôn nhận thấy ở đấy tình yêu đến đau đớn song vẫn luôn hướng về cuộc đời
  • Giới thiệu khái quát về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

2. Thân bài phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

a. Khổ 1: bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về thôn Vĩ Dạ lúc bình minh

  • Sử dụng câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” đặt ở đầu bài thơ vừa như lời trách nhẹ nhàng của cô gái vừa như lời tự trách của Hàn Mặc Tử
  • Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ:

     + “nắng hàng cau – nắng mới lên”

     + “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

  • Hình ảnh con người: mặt chữ điền – gợi vẻ đẹp phúc hậu, kín đáo vè một bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp, tràn đầy sức sống, trong trẻo, tinh khiết và phải chăng ẩn sau nó là tiếng nói rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát khao sống.

b. Khổ 2: khung cảnh trời, mây, sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng

– Hai câu đầu: thiên nhiên chia lìa và mang đầy tâm trạng

  • sự chia lìa đôi ngả của mây và  gió: gió theo lối gió mấy đường mây
  • Nghệ thuật nhân hóa diễn tả tâm trạng: dòng nước buồn thiu
  • Sự chuyển động nhẹ nhàng của cảnh vật: hoa bắp lay

=> Mặc cảm chia lìa, nỗi buồn của tác giả

– Hai câu sau:

  • Hình ảnh thuyền trăng, sông trăng: sáng tạo nghệ thuật độc đáo, biểu tượng của hạnh phúc, của cõi mộng
  • “Kịp”: bình dị song nó đã hé mở ra cho người đọc về sự cảm nhận và tâm thế sống của tác giả – sống là phải chạy đua với thời gian.

=> Hai câu thơ khép lại khổ thơ thứ hai vừa như một sự hoài nghi vừa như một sự mong mỏi, hi vọng của tác giả – khát vọng hòa mình với cuộc đời, với thiên nhiên, với con người.

c. Khổ 3: Tâm sự của nhà thơ

  • Điệp từ “khách đường xa”
  • Nghệ thuật hoán dụ cùng từ ngữ đặc tả sắc trắng:  Áo em trắng quá nhìn không ra
  • Câu thơ đa nghĩa: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
  • Câu hỏi tu từ chứa điệp từ “ai”: Ai biết tình ai có đậm đà

=> Nhấn mạnh một cách sâu sắc mặc cảm chia li, tâm trạng chưa nhiều uẩn khúc – một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa trong vô vọng

3. Kết bài phân tích tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ

💌 Ngoài Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ. Tiết Lộ Thêm Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử ❤️ 10 Bài Hay

Dàn Ý Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Phần này, SCR.VN xin gửi đến bạn đọc Dàn Ý Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ đầy đủ nhất sẽ giúp bạn cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử.

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử:
  • Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã thể hiện tình yêu và nỗi đau ấy. Nhưng trước hết đây là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước. Đó là xứa Huế mộng mơ.

b. Thân bài

* Khái quát:

  • Xuất xứ: Bài thơ được trích từ tập thơ “Đau thương” [Thơ Điên].
  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
  • Cảm nhận chung: Bài thơ là  bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ. Thông qua đó, nhà thơ đã bộc lộ tình yêu đời, yêu người thiết tha, đau đớn.

* Cảm nhận về bức tranh xứ Huế khổ 1:

  • Mở đầu bài thơ, hình ảnh xứ Huế hiện lên thật đẹp. Đó là một bức tranh trong buổi bình minh tinh khiết. Tất cả được khắc họa trong hoài niệm nhiều bâng khuâng, tha thiết của nhà thơ:
  • Câu thơ mở đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: lời mời mọc ân cần tha thiết và cũng là lời trách móc nhẹ nhàng. Nhà thơ tự phân thân để hỏi chính mình, câu hỏi bộc lộ khát khao và bao đau đớn.
  • Thôn Vĩ hiện lên qua hồi tưởng của nhà thơ thật đẹp:
    • Nắng mới lên ở những hàng cau: những tia nắng mới của bình minh trên tàu lá cau còn ướt sương đêm và xanh rời rợi.
    • Từ “mướt” gợi lên một màu xanh mượt mà, tràn đầy sức sống.
    • Vườn xanh như ngọc: một màu xanh mơn mởn trong sớm mai tràn đầy tinh khôi, trong trẻo. Ngọc vừa có hình, vừa có ánh tạo cho bức tranh thôn Vĩ một vẻ đẹp vô cùng tuyệt diệu.
    • Tất cả gợi lên một  cảnh vườn quê đẹp và đầy sức sống – gần gũi, thân quen.
  • Con người xứ Huế
    • “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh đẹp xuất hiện thấp thoáng sau khóm trúc, những lá trúc che ngang một khuôn mặt chữ điền => sự duyên dáng phúc hậu của con người hiền lành.
    • Nghệ thuật cách điệu hoá: trong những ngôi nhà vườn xinh xắn, sau những hàng tre trúc, thấp thoáng có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng phúc hậu, dễ thương.

⇒ Cảnh và người tạo nên được sự hài hoà. Cảnh đẹp và người đôn hậu. Trong hoài niệm của nhà thơ, thôn Vĩ hiện lên thật đẹp, cảnh và người giao hòa nên thơ, nên họa.

* Bức tranh xứ Huế qua khổ 2:

  • Khổ thơ tiếp theo đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên vô cùng hư ảo với hình ảnh thơ mộng: bến sông trăng và thuyền chở trăng.
  • Gió mây chia lìa đôi ngả để lại “dòng nước buồn thiu”. Nghệ thuật tu từ nhân hóa đã thổi vào khung cảnh một tâm trạng. Đó là thực tại xa xót của nhà thơ. Dường như nỗi ánh ảnh về một cuộc chia li vĩnh viễn với cuộc đời.
  • Tuy vậy, cảnh vẫn đẹp, vẫn thơ mộng trong cái nhìn đầy tâm tưởng của nhà thơ.
  • Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai………tối nay?” đã bộc lộ nỗi mong chờ niềm hi vọng thiết tha cùng nỗi buồn man mác của nhà thơ. Hai câu thơ bộc lộ khát vọng một tình yêu đằm thắm, kín đáo, tha thiết.

⇒ Tâm trạng nhân vật trữ tình: đợi chờ khắc khoải, da diết. Trong nỗi đợi chờ ấy, bức tranh thôn Vĩ đêm trăng vẫn vô cùng đẹp, đẹp đến nao lòng.

* Bức tranh xứ Huế qua khổ 3: Khổ thơ cuối khép lại đưa người đọc vào một không gian hư ảo. Tuy tất cả đã rơi vào một cõi mờ sương. Nhưng đó vẫn là những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ. Chính bởi vậy mà nhà thơ vẫn hướng về với một tình yêu tha thiết, đắm say.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, cảm nghĩ của cá nhân về bức tranh xứ Huế
  • Những tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình qua bức tranh xứ Huế

🌼 Ngoài Dàn Ý Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ. Bật Mí Thêm Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ ❤️ 10 Bài Văn Mẫu Hay

Nghị Luận Bài Đây Thôn Vĩ Dạ

Phần cuối cùng SCR.VN xin dành tặng bạn bài văn mẫu Nghị Luận Bài Đây Thôn Vĩ Dạ hay nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được.

Hàn Mặc Tử – một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy.

Mở bài đầu thơ là một lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ.

Chỉ một câu hỏi thôi! Một câu hỏi của cô gái thôn Vĩ. Nhưng chan chứa bao yêu thương mong đợi. Câu thơ vừa có ý trách móc vừa có ý tiếc nuối của cô gái đối với người yêu. Vì đã bỏ qua được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mặn mà, ấm áp tình quê của thôn Vĩ. Chúng ta hãy chú ý quan sát, tận hưởng vẻ đẹp của thôn Vĩ:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Nét đặc sắc của thôn Vĩ – quê hương người con gái gợi mở ở câu đầu tiên đã được tả rõ nét. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác rộng mở trước mắt người đọc. Hình ảnh nắng tưới lên trên ngọn cau tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Cái nắng hàng cau nắng mới lên sao lại gợi một nỗi niềm làng quê hương đến thế.

Nắng mới cũng còn có ý nghĩa là nắng của mùa xuân, mở đầu cho một năm mới nên bao giờ nó cũng bừng lên rực rõ nồng nàn. Đó là những tia nắng đầu tiên rọi xuống làng quê mà trước nó chiếu vào những vườn cau làm cho những hạt sương đêm đọng lại sáng lên. Lấp lánh như những viên ngọc được dính vào chiếc choàng nhung xanh mịn:

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Trong vườn thôn Vĩ Dạ kia, nhành lá trúc và khuôn mặt chữ điền sao lại có mối liên quan bất ngờ mà đẹp thế. Những chiếc lá trúc thanh mảnh, thon thả che ngang gương mặt chữ điền. Mặt chữ điền – khuôn mặt ấy càng hiện ra thấp thoáng sau lá trúc mơ màng, hư hư thực thực.

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Thôn Vĩ Dạ nằm cảnh ngay bờ sông Hương êm đềm. Vì thế mà từ cách tả cảnh làng quê ở khổ thơ đầu hé mở tình yêu, tác giả chuyển sang tả cảnh sông với niềm bâng khuâng, nỗi nhớ mong sầu muộn hư ảo nhưưong giấc mộng:

Gió theo lối gió mây đường mây  …Có chở trăng về kịp tối nay ?      

Gió và mây để gợi buồn vì nó trôi nổi, lang thang thì nay lại càng buồn hơn gió đi theo đường gió, mây đi theo đường mây, gió và mây xa nhau; không thể là bạn đồng hành, không thể gặp gỡ và sự xa cách của nhà thơ đối với người yêu có thể là vĩnh viễn.

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Dòng sông Hương hiện ra mới buồn làm sao với những bông hoa bắp màu xám tẻ nhạt, ảm đạm như màu khói.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Cỏ chở trăng về kịp tối nay?      

Tất cả như tan loãng trong vầng trăng thân thuộc của Hàn Mặc Tử. Cảnh vật thiên nhiên tràn ngập ánh sáng, một ánh trăng vàng sáng loáng chiếu xuống dòng sông, làm cho cả dòng sông và những bãi bồi lung linh, huyền ảo. Hàn Mặc Tử rất yêu trăng nhưng vầng trăng ở các bài thơ khác không giống thế này.

Gió tít tầng cao trăng ngã ngửa   
Vờ tan thành vũng đọng vàng kho.

Vầng trăng ở đây phải chăng là vầng trăng hạnh phúc và con thuyền không kịp trở về cho người trên bến đợi? Câu hỏi biểu lộ niềm lo lắng của một số phận không có tương lai. Hàn Mặc Tử hiểu căn bệnh của mình nên ông mặc cảm về thời gian cuộc đời ngắn ngủi.

Thuyền ai đậu đên sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tôi nay?       

Nhưng hiện tại, con người đang sống và đang tiếp tục giấc mơ:

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Ai biết tình ai có đậm đà ?                 

Trái tim khao khát yêu thương, những nỗi đau kỉ niệm tình yêu ấy, ông đã gửi tất cả vào những trang thơ. Và rồi tất cả như trôi trong những giấc mơ của ước ao, hi vọng. Hình như giữa những giai nhân áo trắng ấy với thi nhân có một khoảng cách nào đó khiến thi nhân không khỏi không nghi ngờ:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?        

Lời thơ như nhắc nhở, không phải bộc lộ một sự tuyệt vọng hay hy vọng, đó chỉ là sự thất vọng. Sự thất vọng của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi không có tình yêu trọn vẹn.

Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh người và người của miền đất nước qua tâm hồn giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ với nghe thuật gợi liên tưởng, hoà quyện thiên nhiên với lòng người.

🍁 Ngoài Nghị Luận Bài Đây Thôn Vĩ Dạ. Bỏ Túi Ngay Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính ❤️️ Lời Thơ, Cảm Nhận

Video liên quan

Chủ Đề