Dạng đề so sánh văn học 11 năm 2024

Tài liệu gồm 59 trang gợi ý làm bài văn nghị luận văn học dạng so sánh thông qua 23 đề bài thường gặp giúp học sinh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn, tài liệu được biên soạn bởi cô giáo Nguyễn Thị Hoài Lệ, giáo viên trường THPT Lý Thánh Tông – Hà Nội. Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện như: so sánh các tác phẩm, so sánh các đoạn tác phẩm [hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi], so sánh các nhân vật văn học, so sánh các tình huống truyện, so sánh các cốt truyện, so sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ, so sánh các chi tiết nghệ thuật, so sánh nghệ thuật trần thuật.

[ads]

Trước hết các em hãy hiểu Khái niệm so sánh văn học là như thế nào? So sánh trong văn học được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau như sau:

  • Ở dạng thứ nhất, so sánh văn học được xem như một “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn”. Dạng này thường kết hợp trong bài làm văn mở rộng liên hệ nội văn bản và ngoại văn bản. Dạng này có tác dụng làm bài viết sâu sắc, độc đáo, sáng tạo.
  • Dạng thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận, giải thích, chứng minh…
  • Dạng thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi, nghị luận về một nhân vật, phân tích giá trị nhân đạo….

Cấu trúc bài làm dạng này theo đáp án của Bộ là:

  1. Mở bài: Nêu vấn đề

II. Thân bài

1. Khái quát tác giả tác phẩm A và B

2. Nội dung

2.1. Làm rõ đối tượng A

  • Nội dung
  • Nghệ thuật

2.2. Làm rõ đối tượng B

  • Nội dung
  • Nghệ thuật

3. So sánh

  • Điểm giống
  • Điểm khác

III. Kết bài: đánh giá vấn đề

Lưu ý: Mẫu trên là rút ra từ đáp án của Bộ – so sánh gián tiếp. Các em học sinh khá giỏi thì nên làm theo kiểu trực tiếp – tức là so sánh lồng vào nhau để làm nổi bật A, B.

b. Dạng đề thi liên hệ Văn 12 Và văn 11

Dạng này là một dạng khác của so sánh. Thực chất dạng này cũng là so sánh nhưng chỉ ở mức “vừa”, nghĩa là chỉ cần chỉ ra vài nét tương đồng, khác biệt là được [Tuy nhiên với học sinh khá giỏi thì có thể làm lồng vào nhau như so sánh đã nói ở trên]. Cấu trúc sau đây là cấu trúc đơn giản, mọi học sinh đều có thể áp dụng. Cách sau sẽ rất an toàn:

Giới thiệu bộ tài liệu TUYỂN TẬP 30 ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC LỚP 12 VÀ 11. Bộ tài liệu này gồm 30 đề so sánh văn học và dàn ý chi tiết tham khảo gồm 108 trang.

Xem bộ tài liệu tại đây

Link tải : đây nhé :]]

Để Tải đề các bạn click vào nút tải xuống như hình

Để xem trọn bộ Tuyển tập đề HSG Ngữ Văn 11 năm học 2019- 2020

Các bạn xem : tại đây

Để xem trọn bộ Tuyển chọn các đề Hay và Khó trong các kỳ thi HSG Ngữ văn 12 mới nhất.

Các bạn xem : tại đây

Ghi chú: Quý thầy, cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho ban biên tập dethihsg.com, vui lòng gửi về: + Fanpage: ĐỀ Thi Học Sinh Giỏi

+ Nhắn tin vào SDT: 0898.666.919

Tags: Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 có đáp án

You may also like...

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

NỘI DUNG KHÓA HỌC

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL

ĐĂNG KÝ EMAIL nhận thông tin bài giảng video, đề thi và ưu đãi đặc biệt từ HỌC247

Copyright © 2022 Hoc247.vn Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247 GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020 Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. HCM, Việt Nam. Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247

Copyright © 2022 Hoc247.vn

Hotline: 0973 686 401 /Email: support@hoc247.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty CP Giáo Dục Học 247

Các dạng so sánh thường gặp. Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: – So sánh các tác phẩm – So sánh các đoạn tác phẩm [hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi] – So sánh các nhân vật văn học. – So sánh các tình huống truyện. – So sánh các cốt truyện. – So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ. – So sánh các chi tiết nghệ thuật. – So sánh nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học Cách làm bài dạng đề so sánh Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau: MỞ BÀI: – Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này] – Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh THÂN BÀI: Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau Cách 1: Làm rõ đối tượng thứ nhất [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích]. 2. Làm rõ đối tượng thứ 2 [bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích]. 3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh]. 4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…[ bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích]. Cách 2: Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh. 2.So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác. Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý [tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí] – Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm [tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng], cảm hứng, thông điệp của tác giả…. – Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…

  1. Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khác này.

Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh [ nếu không sẽ bị mất ý] nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều được chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh phổ thông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo. KẾT BÀI: – Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu – Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. ĐỀ MINH HỌA : Dạng đề so sánh văn học

dạng đề so sánh văn học

Chủ Đề