Đánh giá buổi sinh hoạt đầu khóa năm 2024

Nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác học sinh, sinh viên [HSSV], mỗi năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] quy định tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên” tại các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm.

  1. Mục đích và yêu cầu:

- Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của HSSV trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin đầy đủ, kịp thời đến HSSV về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế; chủ trương, chính sách mới của Ngành Giáo dục.

- Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy chế, quy định về đào tạo, giáo dục chính trị và công tác HSSV, chế độ, chính sách; khen thưởng, kỷ luật... giúp HSSV hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của công dân - HSSV, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo và rèn luyện đối với HSSV.

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” nghiêm túc, phù hợp, đạt hiệu quả giáo dục cao; có thảo luận, đối thoại, viết thu hoạch, đánh giá cuối đợt.

  1. Tổ chức chương trình:

- Chương trình giáo dục công dân đầu khóa học: Dành cho HSSV mới vào trường. Trang bị những kiến thức cần thiết ban đầu cho HSSV khi mới nhập học, định hướng ngành nghề đào tạo tại trường. Triển khai đồng bộ các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ứng xử văn hóa và hiểu biết, ý thức trách nhiệm công dân thực thi pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân - HSSV; hướng dẫn, tổ chức HSSV tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động, các chương trình văn hóa, văn nghệ, các hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội, các chương trình doanh nghiệp cấp học bổng cho HSSV, tín dụng đào tạo ...

- Chương trình giáo dục công dân cuối khóa học: Dành cho HSSV năm cuối, chuẩn bị tốt nghiệp. Trang bị một số kiến thức về khởi nghiệp [bổ sung nội dung so với chương trình giữa khóa học], kỹ năng xin việc và làm việc hiệu quả, tổ chức cho HSSV gặp gỡ các doanh nghiệp, tiếp cận thông tin về nguồn nhân lực, tổ chức hội chợ việc làm; các chương trình doanh nghiệp cấp học bổng cho HSSV; Học tập nội dung các bộ luật [Lao động, Công chức, Viên chức, Luật Thương mại...] để HSSV vận dụng ngay sau khi tốt nghiệp. Thông tin tín dụng HSSV và trách nhiệm hoàn vốn đối với nhóm HSSV tham gia vay vốn.

Lưu ý:

- Kết quả của HSSV tham dự chương trình đầu khóa, đầu năm học là tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV trong năm học.

- Các HSSV chưa hoàn thành chương trình phải bố trí học bù trong thời gian của năm học theo lịch do nhà trường sắp xếp.

- Kết quả hoàn thành đợt học tập này là một trong các tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện và xét danh hiệu thi đua cho HSSV.

II. Một số câu hỏi phổ biến của sinh viên:

Câu hỏi: Đánh giá kết quả hoàn thành Tuần Sinh hoạt công dân – sinh viên?

- Sinh viên phải hoàn thành Tuần Sinh hoạt công dân – sinh viên đầu khoá, Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên cuối khoá vì kết quả hoàn thành đợt học tập là tiêu chí để đánh giá điểm rèn luyện của năm học và là điều kiện để xét tốt nghiệp.

Câu hỏi: Giải đáp thắc mắc về kết quả hoàn thành Tuần Sinh hoạt công dân – sinh viên?

- Để giải đáp thắc mắc về kết quả hoàn thành Tuần Sinh hoạt công dân – sinh viên đầu khoá, Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên cuối khoá, sinh viên gửi ý kiến để Thầy/Cô Cố vấn học tập phụ trách lớp tổng hợp danh sách và gửi về Phòng CTCT&QLSV [đ/c phụ trách Nguyễn Thị Thanh Thuý, Email: thuyntt@neu.edu.vn]. Sau khi kiểm tra, Phòng sẽ gửi kết quả phúc khảo tới Thầy/Cô Cố vấn học tập và cập nhật điểm cho sinh viên.

Câu hỏi: Thời gian tổ chức Tuần Sinh hoạt công dân – sinh viên?

- Tuần Sinh hoạt công dân – sinh viên đầu khoá:

+ Đợt chính dành cho sinh viên khoá mới: tháng 8

+ Đợt bổ sung dành cho sinh viên các khoá chưa hoàn thành Tuần SHCD – sinh viên cuối khoá: tháng 2 hoặc tháng 3.

Chủ Đề