Đánh giá công viên thống nhất

Cuối tháng 12/2022, 400m hàng rào quanh Công viên Thống Nhất phía đường Trần Nhân Tông [quận Hai Bà Trưng, Hà Nội], đoạn từ cổng vào khu xử lý nước thải kéo dài đến phố Nguyễn Đình Chiểu được tháo dỡ, chuyển công viên sang mô hình mở, không thu vé. Hoạt động này cũng đồng thời nhằm phục vụ đề án phố đi bộ quanh hồ Thiền Quang.

Diện tích hàng rào còn lại sẽ được tháo dỡ sau khi UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương cải tạo công viên.

Ông Hoàng Minh Châu, 50 tuổi, ở phố Nguyễn Công Trứ, cho rằng sau một tháng dỡ rào, Công viên Thống Nhất phía đường Trần Nhân Tông trở nên thoáng đãng, mở ra một không gian xanh mướt, người dân thuận tiện di chuyển.

"Cuối tuần, công viên kết hợp với phố đi bộ, tạo nên một sân chơi văn minh, không gian văn hóa cho người dân", ông Châu nói.

Nguyễn Văn An, 21 tuổi, sinh viên Đại học Bách Khoa, thường cùng bạn chạy bộ mỗi chiều tại Công viên Thống Nhất. An đánh giá không gian mở mang đến diện mạo mới cho công viên lâu đời nhất Thủ đô, người dân thoải mái ra vào, vui chơi, tập thể dục, thụ hưởng không gian công cộng vốn lâu nay rất thiếu tại khu vực đô thị, nhưng vấn đề đảm bảo an ninh trật tự sẽ khó khăn hơn.

"Sau khi công viên dỡ rào, nhiều phương tiện như xe máy, xe đạp,… lao thẳng từ ngoài vào trong, vô tình 'cày nát' thảm thực vật", An nói.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Anh Tú, Tổng Giám đốc Công ty Công viên Thống Nhất cho biết, đơn vị nhận nhiều phản hồi tích cực từ người dân sau khi dỡ 400m hàng rào bao quanh công viên. Đa số người dân ủng hộ, cảm nhận không gian công viên thoáng đãng, tạo điều kiện tiếp cận môi trường công cộng. Tuy nhiên, công tác quản lý còn khá vất vả.

"Công viên dỡ rào từ cuối tháng 12/2022, rồi đến kỳ nghỉ Tết, nên chưa thể đánh giá chính xác và khách quan tính hiệu quả của hoạt động này, cần thêm 2 - 3 tuần để nhận định", ông Tú nói.

Theo Giám đốc Công viên Thống Nhất, thời gian tới, sau khi tổng kết ban đầu về dự án công viên mở, đơn vị sẽ có phương án tiếp tục tháo dỡ những dãy hàng rào còn lại.

Trước mắt, để hạn chế tình trạng người dân phóng xe máy vào công viên khiến thảm cỏ hư hỏng, đồng thời tạo cảnh quan, công ty sẽ trồng 10.000 cây hoa hồng, với tổng chiều rộng 5m, chiều dài từ tượng đài Công an nhân dân đến cổng chính Trần Nhân Tông.

Công viên Hòa Bình [quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội] dự kiến cũng được hạ hàng rào theo kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025.

Công viên Hòa Bình được xem là một trong những biểu tượng của Thủ đô, được xây dựng trên diện tích 20ha, không thu vé ra vào.

Bùi Thị Hương Trang [18 tuổi, sinh viên năm nhất Học viện Tài Chính], sống trên phố Trần Cung, thông thường đi bộ khoảng 1,3km đến cổng chính Công viên Hòa Bình.

"Nếu công viên hạ rào, tạo lối đi mở, tôi có thể đi nhanh hơn, giảm nửa quãng đường", Trang cho hay.

Theo cô, dỡ rào công viên cũng chính là bỏ đi rào cản giữa con người và môi trường công cộng, tạo thuận tiện trong di chuyển và tiếp cận với những không gian xanh.

Một "lối đi tắt" tại Công viên Hòa Bình, giúp người dân "vượt rào" vào bên trong.

Ông Bùi Nam, 60 tuổi, sống trên phố Hoàng Quốc Việt, ủng hộ chủ trương hạ hàng rào các công viên, liên kết với các chung cư trên đường Đỗ Nhuận sát công viên Hòa Bình, cũng như khu vực giao thông công cộng, bến xe.

"Tuy nhiên, tôi lo ngại nếu mở rào công viên hướng đường Phạm Văn Đồng nơi có nhiều phương tiện lưu thông sẽ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn", ông Nam băn khoăn.

Vườn Bách Thảo [quận Ba Đình, Hà Nội] là công viên lâu đời nhất tại Hà Nội, được thành lập năm 1890 trên khu đất rộng 33ha. Tuy nhiên hiện nay, công viên được quy hoạch lại chỉ còn khoảng trên 10ha, được bao quanh bởi dãy hàng rào kiên cố.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội [đơn vị quản lý Công viên Bách Thảo] cho biết đơn vị hoàn toàn ủng hộ phương án bỏ bán vé, chuyển sang công viên mở.

Theo ông Mạnh, tiền vé 4.000 đồng/người là con số nhỏ, song nhằm mục đích kiểm soát người ra vào, bảo đảm an ninh trật tự.

Ông Hoàng Long [57 tuổi, quận Ba Đình] ví Công viên Bách Thảo như lá phổi xanh của Hà Nội, cấu thành một cảnh quan thu nhỏ bao gồm núi, rừng và hồ nước.

"Công viên cây xanh là một trong số các phúc lợi công cộng, an sinh xã hội, cần được mở để người dân đều được hưởng thụ bình đẳng. Tôi hy vọng Công viên Bách Thảo cũng sẽ được dỡ rào trong thời gian tới", người đàn ông nói.

Trước đó, giữa tháng 10/2022, tại phiên họp của Thường trực HĐND thành phố, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định "năm 2023 phải làm sống lại các công viên ở Hà Nội".

Ông Thanh cho biết, thành phố sẽ tìm mô hình đầu tư để công viên không còn hàng rào, không bán vé và người dân được thụ hưởng một cách trọn vẹn nhất, thoải mái nhất.

công viên Thống Nhất bao nhiêu công?

Công viên Thống Nhất có 2 cổng ra vào chính. Một cổng ở số 354A, đường Lê Duẩn. Còn một cổng ở phố Đại Cồ Việt, gần trường Đại học Bách Khoa và Rạp Xiếc Trung Ương.

công viên Thống Nhất có đạo gì?

Ngoài đảo Hòa Bình, trong công viên Thống Nhất còn có thêm đảo Dừa tượng trưng cho Miền Nam ruột thịt yêu thương và đảo Gió có quán nhỏ gọi là Quán Gió, bây giờ đã đổi tên thành quán Gió Mới với mong muốn đem khát vọng tự do, hòa bình vươn lên trời xanh.

Vé vào công viên Thống Nhất là bao nhiêu?

Trước đây, công viên thu vé vào cửa với người lớn là 4.000 VNĐ/lượt, với trẻ em là 2.000 VNĐ/lượt. Tuy nhiên, cuối tháng 12/2022, theo chỉ đạo của thành phố, 400m hàng rào công viên phía đường Trần Nhân Tông kéo dài qua phố Nguyễn Đình Chiểu được tháo dỡ nhằm phục vụ đề án phố đi bộ quanh hồ Thiền Quang.

công viên Thống Nhất rộng bao nhiêu mét?

Công viên có diện tích khoảng 50ha bao gồm khuôn viên cây xanh mát mẻ, khu vui chơi giải trí dành riêng đầy vui nhộn dành cho trẻ em, khu hồ Bảy Mẫu êm đềm rộng lớn, khu đảo Hòa Bình luôn náo nhiệt, khu nhà gương đa sắc màu,... Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1961.

Chủ Đề