Đánh giá khóa học nodejs techmaster

Khóa học được thiết kế theo hướng lý thuyết kết hợp với thực hành theo từng phần [thời lượng thực hành trên 60%], bao gồm đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, đáp ứng yêu cầu đầu vào vị trí lập trình viên Node JS

Đối tượng tham gia

Được thực hành nhiều là điều mình vô cùng yêu thích ở khóa học Node JS tại VTI Academy

Chắc chắn nếu là Developer chuyên nghiệp thì bạn đã biết ngôn ngữ Python là gì rồi phải không nào. Tuy nhiên đối với những người đang tìm hiểu về các ngôn ngôn ngữ lập trình này thì vẫn còn khá nhiều thắc mắc. Để tìm hiểu kỹ hơn về Python, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây. Python là gì? Ngôn ngữ Python là một trong những ngôn ngữ lập trình được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, nhất là những người mới bắt đầu học lập trình. Không chỉ dễ dàng sử dụng mà ngôn ngữ Python còn mang tính hướng đối tượng. Python có cấu trúc dữ liệu cao cấp và hệ thống thư viện lớn nhưng lại có thể tiếp cận đơn giản và vô cùng dễ hiểu. Điểm cộng lớn nhất của ngôn ngữ này chính là sự đơn giản, linh động, và có thể kết hợp với bất kỳ ngôn ngữ lập trình khác, được sử dụng trên nhiều nền tảng và sử dụng để phát triển nhiều ứng dụng Lịch sử của Python là gì? Python là ngôn ngữ lập trình được tạo ra bởi Guido Van Rossum, được bắt đầu thiết kế vào cuối những năm 1980 và cho ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 1994. Sở dĩ Guido Van Rossum có ý tưởng tạo ra ngôn ngữ lập trình này là vì ông muốn tạo ra một ngôn ngữ lập trình dễ hiểu. Chính vì vậy mà ông đã quyết định tạo ra một ngôn ngữ lập trình mang tính mở rộng và ngôn ngữ đó chính là Python. Các phiên bản Python đã phát hành Tính cho tới thời điểm hiện đại thì Python đã có 6 phiên bản được phát hành. Phiên bản đầu tiên được ra đời vào tháng 1/1994 và phiên bản mới đây nhất là vào ngày 23/12/20016. Những phiên bản của Python đó là: Python 1.0: Đây là phiên bản đầu tiên được phát hành vào 01/1994. Python 1.6: Phiên bản 1.x cuối cùng phát hành vào 05/09/2000. Python 2.0: Phiên bản giới thiệu list comprehension vào 16/10/2000. Python 2.7: Phiên bản 2.x cuối cùng phát hành vào 03/07/2010. Python 3.0: Phiên bản loại bỏ cấu trúc và mô đun trùng lặp phát hành vào 3/12/2008. Python 3.6: Phiên bản mới nhất tính cho tới thời điểm hiện tại phát hành vào 23/12//2016. Tính năng chính của Python là gì? Vậy Python dùng để làm gì? Đúng như những gì mà Guido Van Rossum mong muốn, Python mang tới nhiều tính năng nổi bật hơn so với những ngôn ngữ lập trình khác. Ví dụ như đơn giản, dễ học, miễn phí, sử dụng mã nguồn mở, khả năng di chuyển, khả năng mở rộng và có thể nhúng, ngôn ngữ thông dịch cấp cao, hướng đối tượng. Ngôn ngữ lập trình đơn giản dễ học Cú pháp của ngôn ngữ lập trình Python rất đơn giản và dễ học hơn…

Ngành Công nghệ thông tin nói chung hay lập trình nói riêng vẫn chưa bao giờ ngừng hạ nhiệt. Với những tiềm năng rộng lớn mà nó mang lại, nhiều quốc gia xác định đây sẽ là lĩnh vực mũi nhọn tập trung phát triển.

Vì vậy ngành này cũng trở thành xa lộ nghề nghiệp rộng lớn, khiến đông đào nhiều người theo đuổi và khẳng định bản thân. Vậy để theo học lập trình thì học ở đâu, trường nào đào tạo lập trình?

Những chia sẻ dưới đây sẽ lần lượt giúp bạn gỡ bỏ những nút thắt này để làm “sáng tỏ” hơn cho bạn trên con đường tìm hiểu và gia nhập vào lĩnh vực lập trình.

Tham khảo: Bài TEST online đánh giá khả năng phù hợp với ngành lập trình

Nội dung

Học lập trình là học gì?

Học lập trình là học những gì

Tùy theo vị trí cụ thể trong lập trình như Frontend, Backend hoặc Full-stack [phía dưới sẽ đề cập chi tiết hơn về các vị trí trong lập trình] mà bạn cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn và kỹ năng về lĩnh vực mình phụ trách. Tuy nhiên, đối với những ai mới bắt đầu học lập trình và chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn sẽ cần trang bị cho mình những kiến thức dưới đây.

Những khái niệm liên quan đến lập trình

Việc nắm vững kiến thức tổng quan về lĩnh vực này sẽ đặt nền móng vững chắc cho con đường học tập của bạn sau này. Một số khái niệm về lập trình mà bạn cần biết như: HTTP, full-stack, front-end, back-end,…

Các ngôn ngữ lập trình

JavaScript, Java, Python, PHP, C++, C#, Ruby… chính là cách để máy tính “giao tiếp” với con người. Và để trở thành một lập trình viên giỏi, bạn cần biết làm thế nào để sử dụng những ngôn ngữ lập trình để lập trình web, ứng dụng, game,…

Mặc dù có đến hàng trăm ngôn ngữ lập trình khác nhau. Nhưng bạn không nhất thiết phải biết tất cả chúng, bạn có thể nắm vững một hoặc biết thêm một vài ngôn ngữ phổ biến là đủ “xài và chiến máu” rồi.

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật chính là 2 yếu tố vô cùng quan trọng và cơ bản nhất đối với người học lập trình. Đây cũng là cơ sở để bạn có thể sử dụng được các công cụ lập trình hiện nay.

Ngoài ra, người học cũng cần trang bị thêm những kỹ năng mềm khác ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy giải quyết vấn đề,…

Học lập trình làm gì?

Học lập trình làm được gì

Học lập trình thì làm lập trình viên chứ gì nữa? Đúng nhưng chưa đủ. Trong thế giới việc làm của lập trình, nó lại được chia ra rất nhiều nghề nghiệp khác nhau. Vì vậy trả lời cho câu hỏi “Mình học cái này để làm gì?” là thật sự cần thiết ngay từ đầu khi tìm hiểu và đặt những bước chân đầu tiên vào “vùng đất” lập trình. Dưới đây là một số gợi ý về những vị trí việc làm trong lập trình.

Software Engineer [Kỹ sư phần mềm] – Coder đa năng và truyền thống

Đối với hầu hết mọi trường hợp, Software Engineer cần phải học lập trình và hiểu sản phẩm cuối được thiết kế và quản trị như thế nào. Thông qua những kiến thức đã học, kỹ sư phần mềm sẽ tìm ra hướng giải quyết hay phát triển phần mềm của mình.

Data Scientist [Khoa học dữ liệu] – Coder từng trải hay có chuyên môn cao, kỹ năng đa dạng

Công việc này phải vừa thực hành và học lập trình, vừa phân tích thống kê và trình bày số liệu để kể những câu chuyện và khám phá những thông tin đầy sức mạnh từ một lượng lớn dữ liệu thu thập được.

Front-End Developer [Lập trình viên Front-end] – Coder sáng tạo, liên quan đến giao diện sản phẩm

Nếu bạn muốn tạo ra thứ gì đó để mọi người có thể xem trên mạng Internet, bạn nên là một Front-End Developer. Những người này sẽ phải học Front-end như JavaScript, HTML và CSS để hoàn thiện bề nổi [tức là giao diện] của website. Ngoài ra, công việc của Front-End Developer còn liên quan tới thiết kế website và Back-End Developer để có thể hoàn thiện mọi thứ từ giao diện ấn tượng cho tới các chức năng độc đáo.

Back-End Developer [Lập trình viên Backend] – Coder có kỹ năng tổ chức

Họ sẽ phải xây dựng các nền tảng đặt nền móng cho các Front-End Developer thông qua các ngôn ngữ PHP, Java, Ruby, Python hay SQL.

Full-Stack Developer [Lập trình viên Full-stack] – Coder trọn gói, hay còn gọi Coder “bao sô”

Full-Stack Developer cũng không hẳn là bậc thầy về ngôn ngữ lập trình. Họ biết mọi thứ ở mức vừa đủ để tạo ra và vận hành một website, đồng thời có thể xử lý sự cố ở Backend khi có phát sinh.

Mobile Developer [Lập trình viên di động]

Mobile Developer cần ngôn ngữ Swift để tạo ra ứng dụng cho hệ điều hành iOS , trong khi với Android, họ cần ngôn ngữ Java, C# hoặc C/C++.

UI/UX Designer – Coder quan tâm đến trải nghiệm của người dùng và không quan tâm đến chức danh của mình

UX Designer tập trung hơn vào trải nghiệm tổng thể của người dùng, họ sẽ thiết kế các phiên bản test và bản thử nghiệm trước khi chuyển chúng đến tay của Front-End Developer. UI/UX Designers cũng thường không phải lập trình, nhưng hiểu biết coding sẽ giúp công việc của họ hiệu quả hơn. Ví dụ họ cần hiểu một chút về HTML hay Swift để hạn chế những trở ngại về công việc của mình.

Product Manager – Coder thông thường nhưng có kỹ năng lãnh đạo và khả năng đọc mã code

Product Manager có thể không phải là một Coder quá giỏi nhưng họ có khả năng hiểu các đoạn mã và chức năng của nhiều ngôn ngữ khác nhau, để có thể hỗ trợ nhiều nhóm khi cần thiết. Product Manager làm sao có thể hiểu được những gì kỹ sư phần mềm giải thích nếu không nắm các kiến thức căn bản về lập trình. Họ không cần phải là Coder, nhưng họ giúp xử lý các vấn đề hiệu quả hơn.

Database Developer – Coder sở hữu tất cả đáp án và tạo ra những kho dữ liệu khổng lồ

Ngay tên của chức danh này đã nói lên tất cả công việc của họ. Họ tạo ra và quản lý dữ liệu trong môi trường IT. Database Developer có thể làm việc như Database Administrator, đảm bảo khả năng lưu trữ thông tin, đảm bảo sự an toàn và khả năng truy xuất những thông tin này. Những người này cũng có thể phải liên tục nâng cấp hệ thống, và chịu trách nhiệm cập nhật liên tục dữ liệu trong hệ thống này.

DevOps – Coder nhanh nhẹn, thích làm việc với các quy trình vận hành

DevOps là viết tắt của Development and Operations, kết nối quá trình phát triển và vận hành một ứng dụng hay website theo một quy trình thống nhất. Theo truyền thống, phải mất rất nhiều thời gian để một sản phẩm chuyển đổi từ bộ phận phát triển qua bộ phận triển khai. Và bộ phận DevOps giúp cho quá trình này diễn ra nhanh hơn, giúp người dùng không bị gián đoạn thông tin và các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường IT đang ngày một đông đúc hơn.

Lập trình viên học trường nào

DOWNLOAD NGAY TÀI LIỆU HỌC LẬP TRÌNH TỔNG HỢP CƠ BẢN – NÂNG CAO

Học lập trình ở đâu?

Sống trong thời đại công nghệ 4.0 nghề lập trình viên trở thành một trong những ngành nghề được rất nhiều các bạn học sinh yêu thích và lựa chọn theo học. Vậy câu hỏi đặt ra là lập trình viên học ở trường nào thì tốt nhất? Sau đây CodeGym Đà Nẵng sẽ tư vấn cho các bạn những ngôi trường phù hợp nhất đối với nghề lập trình viên hiện tại ở Việt Nam.

Lập trình viên là một nghề thuộc ngành đào tạo Công nghệ thông tin hay thường được gọi là IT. Dưới đây là danh sách một số trường tiêu biểu đào tạo Công nghệ thông tại 3 thành phố lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Hà Nội:

  • Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Bách Khoa TP.HCM
  • Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học FPT
  • Trường Đại Học Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội
  • Học viện Kỹ Thuật Quân Sự
  • Học viện Kỹ thuật mật mã
  • Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
  • Học Viện Công Nghệ và Bưu Chính Viễn Thông
  • Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn.

Đà Nẵng:

  • Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
  • Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
  • Đại học Đông Á
  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Việt – Hàn
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật.

Hồ Chí Minh:

  • Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Khoa học Tự nhiên TP.Hồ Chí Minh
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Đại học Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài việc theo học đại học, bạn cũng có thể theo học tại các đơn vị đào tạo ở bên ngoài. Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp và uy tín.

Các trung tâm đào tạo lập trình viên

Hà Nội:

  • CodeGym
  • Techmaster
  • MindX
  • VTC Academy
  • BKCAD
  • Aptech
  • NIIT – ICT Hà Nội

Đà Nẵng:

  • CodeGym Đà Nẵng
  • Softech Aptech
  • Microsoft IT Academy At UD
  • iViettech
  • Cybersoft

Hồ Chí Minh:

  • FPT Software Academy
  • Cybersoft
  • Robusta
  • SAIGONTECH

Tạm kết

Với thị trường việc làm luôn nhộn nhịp, nhu cầu tuyển dụng rộng mở thênh thang. Vì vậy không quan trọng bạn học lập trình ở đâu, chỉ cần bạn có “làm được việc” là cứ thế mà làm việc và phát triển sự nghiệp nhé. Ngành lập trình không quá khắt khe về bằng cấp nên bạn có nhiều lựa chọn nơi đào tạo để theo học. Học đại học hay tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn uy tín chất lượng ở các trung tâm cũng được.

Chủ Đề