Đánh giá luật tố tụng hành chính 2023

Ngày 01/8/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch rà soát, tổng kết thực tiễn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp [kèm theo Quyết định số 1450/QĐ-BTP]. Theo đó, phạm vi rà soát, tổng kết các quy định của Luật TTHC liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp và thực tiễn thi hành Luật Tố tụng hành chính [TTHC] kể từ ngày 01/7/2016 đến hết ngày 01/7/2023.

Nội dung tổng kết

Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự [THADS] theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện rà soát và tổng kết các nội dung sau:

- Rà soát, đánh giá công tác quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện Luật TTHC năm 2015;

- Rà soát, đánh giá tác động của Luật TTHC đến hoạt động của các tổ chức Luật sư, Trợ giúp pháp lý, Công chứng, Giám định tư pháp, Thừa phát lại; Cơ quan thi hành án dân sự;

- Rà soát, đánh giá các quy định của Luật TTHC và các văn bản hướng dẫn thi hành, những vấn đề vướng mắc cần đề xuất sửa đổi, bổ sung;

- Rà soát, đánh giá mối quan hệ, sự tương thích hoặc mẫu thuẫn giữa các quy định của Luật TTHC với các quy định của các Luật khác và các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt Nam và các nước, các điều ước quốc tế có liên quan do Bộ Tư pháp chủ trì tham mưu thực hiện.

Hình thức tổng kết

Các đơn vị xây dựng Báo cáo tổng kết theo yêu cầu cụ thể đối với cơ quan, đơn vị được phân công tại phần III Kế hoạch này.

Ảnh minh họa [Nguồn: Internet]

Đối với các cơ quan Tư pháp địa phương

- Sở Tư pháp:

+ Báo cáo, rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của Luật TTHC liên quan đến hoạt động bổ trợ tư pháp của Luật sư, Giám định viên tư pháp, Công chứng viên, Trợ giúp viên pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp lý trong tranh tụng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tại các phiên tòa hành chính và thi hành án hành chính. Rà soát, đánh giá những vướng mắc, bất cập giữa các quy định của Luật TTHC với các quy định của Luật, Pháp lệnh có liên quan.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật...

- Cục Thi hành án dân sự:

+ Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn việc áp dụng, thi hành các quy định của Luật TTHC về thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính; công tác tham mưu giúp Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; Rà soát, đánh giá những vướng mắc, bất cập giữa các quy định của Luật TTHC với các quy định của Luật, Pháp lệnh có liên quan.

- Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân [sau đây gọi chung là danh sách cử tri].

- Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bị khởi kiện.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân [sau đây gọi là Tòa án] chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

[Khoản 7, 8, 9, 10 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 [có nội dung sửa đổi tại Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019]]

Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính

Theo Điều 55 Luật Tố tụng hành chính 2015, các đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng hành chính, bao gồm:

- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;

- Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;

- Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu;

- Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án nếu có thay đổi địa chỉ, nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án;

- Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;

- Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản;

- Được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Tố tụng hành chính 2015;

- Nộp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để Tòa án gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Tố tụng hành chính 2015;

- Đề nghị Tòa án quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Đề nghị Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đối thoại và tham gia phiên họp trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án;

- Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

- Tự bảo vệ, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;

- Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;

- Tham gia phiên tòa, phiên họp;

- Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án;

- Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;

- Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

- Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng;

- Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;

- Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án;

- Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án;

- Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề