Danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả

Ngày 26-11 vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 20 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30 ngày 30-10-2018 ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia Bảo hiểm y tế [BHYT].

Theo thông tư mới này, kể từ ngày 15-1-2021 Quỹ BHYT sẽ mở rộng thanh toán nhiều loại thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế hoặc pha chế; đồng thời thanh toán thêm một loại thuốc phối hợp được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Ðây không phải là lần đầu, mà đã là lần thứ hai trong năm 2020 danh mục thuốc quy định tại Thông tư số 30 được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng. Thông tư số 30 cũng được xem là một bước tiến lớn so với trước đó, khi đã bổ sung 61 thuốc thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau vào danh mục các thuốc được BHYT thanh toán; bổ sung dạng dùng của sáu thuốc, mở rộng tuyến sử dụng của 69 thuốc, mở rộng điều kiện thanh toán 10 thuốc, tăng tỷ lệ thanh toán sáu thuốc… nhằm tạo điều kiện cho người bệnh có thẻ BHYT dễ tiếp cận các loại thuốc trong quá trình điều trị.

Tính đến thời điểm này, Quỹ BHYT đã thanh toán và chuẩn bị thanh toán cho hàng chục nghìn loại thuốc [theo tên thương mại] với nhiều hàm lượng, dạng bào chế…, chưa kể hàng trăm chế phẩm và vị thuốc y học cổ truyền. Theo quy định, việc lựa chọn thuốc được Quỹ BHYT thanh toán cũng không bị giới hạn bởi chủng loại thuốc, mức giá rẻ hay đắt, nguồn gốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu... mà hoàn toàn căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu khám, chữa bệnh của người có thẻ BHYT.

Khi so sánh với danh mục thuốc chi trả BHYT tại một số quốc gia trong khu vực như Thái-lan, Phi-li-pin hay danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], danh mục thuốc chi trả từ Quỹ BHYT tại Việt Nam được đánh giá là rộng hơn về số lượng hoạt chất cũng như số lượng các loại thuốc. Nước ta cũng được xem là một trong số ít các quốc gia có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng BHYT.

Trên thực tế, với danh mục thuốc ngày càng được mở rộng và số lượt bệnh nhân BHYT gia tăng, chi phí cho thuốc từ Quỹ BHYT cũng không ngừng tăng cao [từ hơn 26.000 tỷ đồng đã tăng lên khoảng 41.800 tỷ đồng trong năm 2019]. Việc tăng chi cho thuốc cũng đồng nghĩa với việc quyền lợi của người BHYT được bảo đảm tốt hơn và xu hướng này chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới, khi danh mục thuốc được thanh toán vẫn là một "danh sách mở". Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả thực tế đáng mừng này, việc mở rộng danh mục thuốc được BHYT thanh toán cũng đặt ra những bài toán, nỗi lo cần giải quyết. Trong đó, nỗi lo lớn nhất là mặc dù tỷ lệ chi tiêu cho thuốc trong tổng chi khám, chữa bệnh BHYT tại nước ta đang có xu hướng giảm dần [hiện chiếm khoảng 35%], nhưng vẫn cao hơn so với những quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, đó là chưa nói tới việc giá trị thanh toán vẫn tăng về số tuyệt đối sau mỗi năm, ngày càng tạo áp lực cho việc thực hiện mục tiêu cân đối thu - chi của Quỹ BHYT trong bối cảnh mức đóng bình quân còn thấp.

Nhiều người lo ngại việc mở rộng danh mục thuốc còn dễ khiến các bác sĩ "nới tay" hơn khi kê đơn cho người bệnh, dễ có xu hướng lựa chọn sử dụng những loại thuốc ngoại thế hệ mới, đắt tiền hoặc những thuốc không thật sự cần thiết, gây lãng phí Quỹ BHYT. Thậm chí, nếu việc kê đơn kháng sinh bị lạm dụng còn có thể làm tăng tình trạng kháng kháng sinh - một trong những vấn đề về sức khỏe đang khiến cả thế giới lo ngại. Và điều lo lắng còn được đặt vào hiện tượng gian lận trong khám, chữa bệnh BHYT như đã từng xảy và bị phát hiện… Ðiều đó cho thấy, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu điều trị, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh có thẻ BHYT, cùng với việc mở rộng danh mục thuốc, chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp quản lý để Quỹ BHYT được sử dụng đúng quy định, hợp lý và hiệu quả nhất.

KHÔI NGUYÊN

Danh mục thuốc BHYT của Việt Nam luôn được mở rộng để đảm bảo quyền lợi của người tham gia 

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội [BHXH] Việt Nam, tỷ lệ chi cho thuốc trong tổng chi từ Quỹ Khám, chữa bệnh [KCB] BHYT có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn đang khá cao. Năm 2015, số chi cho thuốc là trên 26 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 48,3% tổng chi KCB BHYT. Năm 2016 là trên 31,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41% - mặc dù tỷ trọng có giảm so với năm 2015, nhưng về giá trị chi phí thuốc năm 2016 lại tăng 20% so với năm 2015. Năm 2017, tỷ lệ chi cho thuốc là 34,9% tổng chi KCB BHYT, tương ứng khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Năm 2018, chi từ Quỹ BHYT cho thuốc khoảng 39,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,9%. Năm 2019 chi khoảng 41,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,55% chi KCB BHYT. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và một số tổ chức nghiên cứu về tài chính y tế, tại Việt Nam, chi tiêu về thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi cho y tế; tỷ lệ chi thuốc trên tổng chi KCB nói chung và KCB BHYT nói riêng đều cao hơn so với các quốc gia có điều kiện tương đồng về kinh tế-xã hội. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng BHYT. So sánh danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT tại Việt Nam với danh mục thuốc chi trả BHYT tại một số quốc gia như Philippines, Thái Lan và danh mục thuốc thiết yếu của WHO, danh mục thuốc chi trả từ Quỹ BHYT tại Việt Nam đều mở rộng hơn về số lượng hoạt chất, các loại thuốc được Quỹ BHYT thanh toán. Đồng thời, danh mục này còn liên tục được cập nhật, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của người dân. Đối với thuốc tân dược, Quỹ BHYT đang chi trả dựa theo Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT và được sửa đổi, điều chỉnh bởi Thông tư 01/2020/TT-BYT ngày 16/1/2020 của Bộ Y tế. Về danh mục thuốc đông y, Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 ban hành và hướng dẫn danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Như vậy, danh mục thuốc thuộc phạm vi chi trả của Quỹ BHYT hiện nay cơ bản đã bao phủ các thuốc điều trị ở các chuyên khoa trong lĩnh vực tân dược và thuốc y học cổ truyền. Việc lựa chọn thuốc thành phẩm được Quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở KCB không bị giới hạn bởi chủng loại thuốc với giá rẻ hay đắt, thuốc nội hay thuốc ngoại. Căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu KCB và khả năng chi trả của Quỹ BHYT, cơ sở KCB xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị để mua sắm lựa chọn thuốc thành phẩm phù hợp. Trong những trường hợp cơ sở KCB không cung ứng được thuốc để điều trị cho người bệnh, cơ sở KCB cần chuyển người bệnh đến các cơ sở cung ứng đầy đủ thuốc và điều kiện để điều trị cho người bệnh, nhằm bảo đảm quyền lợi của người có thẻ BHYT. Theo Bộ Y tế, hiện nay, với mục tiêu đáp ứng ngày càng đầy đủ, chất lượng hơn về nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh có thẻ BHYT, theo định kỳ, Bộ Y tế sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi và bổ sung danh mục; đặc biệt chú trọng việc mở rộng danh mục thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ BHYT. Mới đây, Bộ Y tế ban hành Thông tư 20/2020/TT-BYT ngày 26/11/2020 sửa đổi Thông tư 30/2018/TT-BYT về Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Theo đó, bổ sung thuốc Tenofovir + lamivudin + dolutegravir vào tiểu phân nhóm 6.3.1- Thuốc điều trị HIV/AIDS thuộc phân nhóm 6.3- Thuốc chống virus của Nhóm 6- Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn trong Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT [đối với điều trị HIV/AIDS, thuốc được cấp phát tại trạm y tế xã theo hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS của Bộ Y tế]. Thông tư số 20/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BYT và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2021.


Bài và ảnh: N. AN 

Tôi được biết người tham gia bảo hiểm y tế chỉ được hưởng quyền lợi nếu sử dụng những thứ trong danh mục. Vậy cho mình hỏi danh mục bảo hiểm y tế chi trả 2019 gồm những gì vậy? Xin cám ơn!

Tư vấn bảo hiểm y tế

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về danh mục bảo hiểm y tế chi trả 2019, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 21 Luật bảo hiểm y tế năm 2014, quy định:

“1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a] Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b] Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.”

Phạm vi này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 8 Quyết định 1399/QĐ-BHXH. Theo đó, người có thẻ BHYT sẽ được chi trả những chi phí sau:

“1. Chi phí khám bệnh theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chi phí ngày giường theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi:

a] Điều trị nội trú từ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên.

b] Nằm lưu không quá 03 ngày tại trạm y tế xã theo mức giá giường lưu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trạm y tế xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, thời gian lưu bệnh nhân không quá 05 ngày.

3. Chi phí các dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn theo danh mục và mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định.

Đối với các dịch vụ kỹ thuật do cán bộ của cơ sở y tế tuyến trên thực hiện theo chế độ luân phiên hoặc theo chương trình chỉ đạo tuyến để nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới theo quy định của Bộ Y tế nhưng chưa được phê duyệt giá: Quỹ BHYT thanh toán theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện tại cơ sở chuyển giao kỹ thuật.

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

4. Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh theo danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, được cơ sở y tế cung ứng theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế nhưng chưa được kết cấu vào giá của các dịch vụ kỹ thuật.

5. Chi phí máu và các chế phẩm của máu theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BYT ngày 27/10/2014 của Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.”

Như vậy, người tham gia BHYT sẽ được thanh toán một phần chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, bảo hiểm chỉ chi trả những phần chi phí nằm trong phạm vi nhất định như quy định tại Điều 8 Quyết định 1399/QĐ-BHXH.

Cụ thể từng danh mục bảo hiểm y tế chi trả 2019 bạn có thể tham khảo tại Thông tư 13/2019/TT-BHYT về dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục vật tư y tế tại Thông tư 04/2017/TT-BYT, thông tư 30/2018/TT-BYT về thuốc hóa sinh dược phẩm,…

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết khác tại:

Quyền lợi BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến và trái tuyến

Chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Nếu còn vướng mắc về danh mục bảo hiểm y tế chi trả 2019 bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề