Danh sách các xã thuộc huyện Thanh Chương


Thanh Chương
là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh Nghệ An. phía tây nam giáp tỉnh Bolikhamxai của Lào; phía đông giáp huyện Đô Lương và Nam Đàn; phía tây bắc giáp huyện Anh Sơn; phía đông bắc giáp huyện Đô Lương; phía nam giáp huyện Hương Sơn. Huyện lỵ cách thành phố Vinh 50km. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.

Mục lục

  • 1 Hành chính
  • 2 Lịch sử
  • 3 Văn hiến
    • 3.1 Lễ hội truyền thống
    • 3.2 Di tích lịch sử
      • 3.2.1 Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia gồm:
      • 3.2.2 Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh gồm:
    • 3.3 Thanh Chương với âm nhạc
  • 4 Đặc sản
  • 5 Tham khảo
  • 6 Chú thích
  • 7 Liên kết ngo
Thanh Chương
Địa lý Hành chính
Huyện
Tọa độ: 18°43B 105°16Đ
Diệntích 1128,3106 [1]
Dânsố
Tổng cộng 252.459 [cầndẫnnguồn]
Dântộc Kinh; Thái; Mông; Đan Lai
[
Quốcgia Việt Nam
Vùng Bắc Trung Bộ
Tỉnh Nghệ An
Huyệnlỵ Thị trấn Thanh Chương
Chínhquyền
ChủtịchUBND Nguyễn Hữu Vinh
ChủtịchHĐND Lê Quang Đạt
BíthưHuyệnủy Lê Quang Đạt
TrụsởUBND Thị trấn Dùng

Có 40 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Thị trấn Thanh Chương và 39 xã: Cát Văn, Phong Thịnh, Thanh Hoà, Thanh Nho, Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Mỹ, Thanh Liên, Thanh Tiên, Thanh Lĩnh, Thanh Thịnh, Thanh Hương, Thanh An, Thanh Chi, Thanh Khê, Thanh Chương, Thanh Thuỷ, Võ Liệt, Thanh Long, Thanh Hà, Thanh Tùng, Thanh Giang, Thanh Mai, Thanh Xuân, Thanh Lâm, Thanh Hưng, Thanh Văn, Thanh Tường, Thanh Phong, Thanh Đồng, Đồng Văn, Thanh Ngọc, Ngọc Sơn, Xuân Tường, Thanh Dương, Thanh Lương, Thanh Yên, Thanh Khai, Thanh Sơn và Ngọc Lâm.

Lịch sử

  • Thời thuộc nhà Minh, Thanh Chương là đất huyện Thổ Du phủ Nghệ An.
  • Thời nhà Lê huyện được gọi là Thanh Giang, sau đổi thành Thanh Chương. Trong danh sách phủ huyện thời Hồng Đức [1479-1497] được chép trong Thiên Nam dư hạ tập vẫn còn chép là Thanh Giang. Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 thì Thanh chương là một huyện thuộc phủ Đức Quang [cùng với Hương Sơn, La Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, Chân Phúc], xứ Nghệ An.
  • Năm 1831, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, xứ Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Lúc đó huyện Thanh Chương nhập vào phủ Anh Sơn [gồm các huyện: Lương Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương và Hưng Nguyên] thuộc tỉnh Nghệ An.
  • Năm 1919, chính quyền thực dân phong kiến bỏ cấp phủ, huyện Thanh Chương trực thuộc tỉnh Nghệ An.
  • Từ 1976-1991, huyện Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
  • Từ 1991 đến nay, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Văn hiến

Trong quyển Nghệ An kí Đốc học Bùi Dương Lịch có ghi rằng:

"Thanh Chương phong tục địa phương khoáng đạt, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp; kẻ sĩ chăm chỉ đèn sách, trau dồi lễ nghĩa; dân làm nghề nông thì đàn ông chăm lo mùa vụ, đàn bà thì giữ gìn chính chuyên, hiền thục. Mọi người đều rất coi trọng lễ làng, phép nước, chuộng sự cần kiệm và đều coi trọng việc báo đáp công ơn đối với nhà vua cũng như cha mẹ là niềm vui". Thời phong kiến có
  • Các danh thần: Nguyễn Cảnh Chân, Đinh Bô Cương, Chu Tất Thắng, Nguyễn Tiến Tài, Phạm Kinh Vĩ, Trần Hưng Nhượng, ...
  • Các danh tướng: Nguyễn Cảnh Dị, Chu Phụng Trực, Chu Phụng Huệ, Nguyễn Cảnh Hoan, Phan Đà, Trần Hưng Học, ...
  • Các danh sĩ: Chu Dy Hiến, Nguyễn Đình Cổn, Đinh Nhật Thận, Phan Sĩ Thục, ...
  • Các chí sĩ: Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Nguyễn Hữu Điển, ...; Thủ lĩnh phong trào Văn Thân [1874] Trần Tấn, ...
Thời hiện đại cóGiáo sư Đặng Thai Mai; Phó Giáo sư Trần Đình Hượu; Giáo sư Bác sĩ Hoàng Đình Cầu; Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn; Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Duy Quý; Các nhà cách mạng Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Sĩ Sách; Phó thủ tướng Nguyễn Côn; Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ; Nghệ sĩ Đinh Thìn; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng[1];GS. TSKH. NGƯT. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cục trưởng Hoàng Văn Hùng[2], Giáo sư, TSKH Nguyễn Văn Hợi.
  • Các tướng lĩnh: Trung tướng Nguyễn Đệ[Ba Trung]; Thiếu tướng Lê Nam Thắng; Thiếu tướng Nguyễn Phùng Hồng[3]; Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền [4]; Thiếu tướng Nguyễn Thủ Thanh [5]; Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nhưỡng[6]; Thiếu tướng Lê Đình Đệ[7], Thiếu tướng Nguyễn Đình Minh[8]; Thiếu tướng Đặng Xuân Loan[9]...
  • Các chính khách: Trần Văn Hằng; Nguyễn Sỹ Dũng; Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trung Lý; Đặng Xuân Đào [10]; Nguyễn Ngô Hai[11],...
  • Những con rể Thanh Chương: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Trung tướng Phạm Hồng Cư; Trung tướng Phạm Hồng Sơn; Thiếu tướng Võ Văn Chót; Nhạc sĩ Trần Hoàn...
  • Các doanh nhân: Nguyễn Cảnh Sơn, Nguyễn Cảnh Hồng, Giản Tư Trung, Võ Văn Hồng, Nguyễn Minh Hồng....
Các vị đỗ đại khoa thời phong kiến
  • 1488: Chu Tất Thắng
  • 1530: Chu Quang Trứ
  • 1546: Nguyễn Ngọc Dật[11] - Thanh Hoà
  • 1546: Phan Nhân Tường[11] - Thanh Hà
  • 1546: Trần Đăng Dũng[11] - Đồng Văn
  • 1555: Chu Dy Hiến
  • 1664: Nguyễn Sĩ Giáo - Thanh Mai
  • 1664: Nguyễn Tiến Tài - Thanh Tùng
  • 1676: Nguyễn Đình Cổn - Thanh Giang
  • 1715: Nguyễn Phùng Thời - Xuân Tường
  • 1724: Phạm Kinh Vĩ - Thanh Tùng
  • 1733: Nguyễn Bá Quýnh - Ngọc Sơn
  • 1739: Nguyễn Lâm Thái - Thanh Tùng
  • 1775: Nguyễn Thế Bình - Cát Văn
  • 1838: Đinh Nhật Thận - Thanh Tiên
  • 1844: Nguyễn Sỹ Ấn[12] - Thanh Lương
  • 1848: Lê Đình Thức[12] - Thanh Lĩnh
  • 1848: Bùi Sỹ Tuyển[12] - Thanh Hà
  • 1849: Phan Sĩ Thục - Võ Liệt
  • 1851: Phan Đình Thực[12] - Võ Liệt
  • 1853: Nguyễn Hữu Điển - Thanh Văn
  • 1877: Nguyễn Tài Tuyển - Thanh Văn
  • 1895: Đặng Nguyên Cẩn[12] - Thanh Xuân
  • 1913: Phan Sỹ Bàng[12] - Võ Liệt

Lễ hội truyền thống

  • Lễ hội chính: Đền Bạch Mã, xã Võ Liệt, tổ chức từ ngày 09 đến 10 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Di tích lịch sử

Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia gồm:

Một số hình ảnh về Đình Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Hình ảnh về Đền Bạch Mã

  • Đền Bạch Mã
  • Đền Hữu
  • Đình Võ Liệt
  • Nhà thờ và mộ Tiến sỹ Nguyễn Tiến Tài
  • Nền tế cờ và nhà thờ họ Trần Tấn
  • Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ, Nhà thờ Nguyễn Sỹ Sách
  • Nhà thờ họ Nguyễn Duy và cây sui Diên Tràng
  • Nhà thờ và mộ Quận công Trần Hưng Học, Trần Hưng Nhượng

Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh gồm:

  • Nhà thờ họ Trần Võ ở xã Thanh Đồng
  • Đền thờ và mộ Phan Nhân Tường
  • Nhà thờ họ Đặng và nhà lưu niệm Đặng Thai Mai
  • Nhà thờ họ Nguyễn Duy
  • Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Trọng tại Thanh Phong
  • Nhà thờ Nguyễn Hữu Điển
  • Nhà thờ và lăng mộ Nguyễn Thế Bình ở xã Cát Văn
  • Nhà thờ Phạm Kinh Vỹ
  • Nhà thờ họ Lê Kim
  • Đình Làng Thượng
  • Nhà thờ họ Tôn xã Võ Liệt[13]
  • Đền Hai Hầu và nhà thờ họ Nguyễn Phùng
  • Nhà thờ họ Nguyễn Lâm Thái
  • Đền Bà Chúa
  • Nhà thờ Phan Sỹ Thục
  • Nhà thờ họ Nguyễn [chi trung tôn]
  • Khu mộ tổ và nhà thờ họ Chu
  • Đền thờ quận công Đậu Bá Toàn
  • Nhà thờ họ Nguyễn Như - tại Thôn Đại Định, Xã Thanh Văn

Thanh Chương với âm nhạc

YouTube Video


Các ca khúc nổi tiếng về Thanh Chương:

"Thanh Chương mời bạn về thăm" Sáng tác: Phan Thanh Chương; "Nhớ lắm quê mình ơi" Sáng tác: Hồ Hữu Thới; "Trở lại Thanh Chương" Sáng tác: Trần Hoàn; "Thanh Chương mến thương" Sáng tác: An Thuyên; "Lời ru tháng Chín" Sáng tác: Tân Huyền; "Khúc hát sông quê" Thơ: Lê Huy Mậu, nhạc: Nguyễn Trọng Tạo; "Mơ quê" Sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ; "Ngọt ngào Thanh Chương" Sáng tác: Như Khôi; "Đêm xuân Thanh Mai" Thơ: Trần Duy Ngoãn, nhạc: Ngô Quốc Tính; "Về Thanh Chương" Sáng tác: Lê Văn Hoan;

Đặc sản

Tuy Thanh Chương là vùng đất thuộc huyện miền núi, nhưng ở vùng đất này không thiếu đặc sản. Hầu hết các sản vật nơi này đều gắn liền với nông nghiệp và vườn đồi của thổ nhưỡng miền núi trung du.

Người các nơi vẫn thường nghe thấy câu thành ngữ: "Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn". Ngoài ra còn có các đặc sản khác đã đi vào các câu ca dao, câu hát ở vùng đất này:

"Thanh Chương ngon cá sông Giăng. Ngon khoai La Mạc, ngon măng chợ Chùa"

"Ai hay nước chát măng chua. Đi qua chợ Chùa thì tới Minh Sơn"

"Ai hay mít ngọt, mui bùi. Có về Cát Ngạn với tôi cùng về"

"Ai hay tương ngọt nhút chua. Mời về Ó, Nại mà mua ít nhiều"...

Video liên quan

Chủ Đề