Đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo

PHAN THỊ HỒNG VINH [Chủ biên], HÀ THẾ TRUYỀN o0o ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNGPHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNHVÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠOĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI - 200 CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠOI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM1. Thế nào là chương trình môn họcChương trình môn học là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Bảnthiết kế đó cho ta biết mục tiêu, nội dung, phương pháp và các cách thức kiểm tra đánh giá kếtquả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một tiến trình và thời gian biểu chặt chẽ.Các nhà thiết kế chương trình lập kế hoạch thực hiện dạy học theo các chương trìnhmôn học. Tuy nhiên cần lưu ý có thể có những vấn đề xảy ra ngoài kế hoạch, trên lớp học. Khichương trình được thực hiện, nó phụ thuộc vào trình độ, định hướng giá trị của giáo viên, vàođiều kiện thực tế của lớp học. Do đó có thể coi chương trình không phải như kế hoạch cứng màlà một hoạt động sống của giáo viên và học sinh trong những điều kiện cụ thể.2. Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo của một ngành hoặc một vài ngành [songngành, ngành chính – phụ], quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung,phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần,ngành học, trình độ đào tạo người học sau khi học xong chương trình.3. Chương trình khung [Core Curriculum]:Chương trình khung = Khung chương trình + Phần nội dung cứng.4. Khung chương trình [Curriculum Frame Work]Là văn bản Nhà nước quy định khối lượng tối thiểu và có sẵn kiến thức cho các chươngtrình đào tạo. Khung chương trình xác định sự khác biệt về chương trình tương ứng với cáctrình độ đào tạo khác nhau. 5. Phát triển chương trình đào tạo được dùng khi chương trình đào tạo được coi là quátrình liên tục, hoàn thiện và phát triển 6. Các nhà phát triển chương trình đào tạoNhà phát triển chương trình dạy học là những người chịu trách nhiệm tự lập kế hoạch,xây dựng và sản xuất một chương trình dạy học. Ngoài ra họ còn có trách nhiệm cung cấpnhững hướng dẫn cụ thể để thực hiện chương trình dạy học, còn trong văn bản và đánh giánhững ảnh hưởng tới học sinh và giáo viên.7. Thay đổi chương trình đào tạoTheo Colin J.Monsh và George Willis [bản dịch tiếng Việt 2005, trang 166], sự thayđổi chương trình dạy học là thuật ngữ bao gồm một tập hợp khái niệm như sự đổi mới sựphát triển, có sự ứng dụng. Sự thay đổi đó bao gồm những nội dung nằm trong và nằmngoài kế hoạch. Nó có thể là [Theo Fullan 1991]:- Sự cơ cấu lại chương trình dạy học.- Việc sử dụng giáo trình mới.- Sự thay đổi trong hoạt động giảng dạy. [áp dụng các hoạt động, kỹ thuật hay cách ứng xử mới trong giảng dạy].- Những thay đổi trong quan điểm và sự hiểu biết về ảnh hưởng của chương trình dạyhọc đến hoạt động đào tạo học sinh.8. Đổi mớiTheo Hendesson [1985] “Quá trình đổi mới là việc áp dụng một cách có kế hoạch cáckết quả hoặc phương tiện mới đối với hệ thống giáo dục được áp dụng và nhằm cải thiện hiệuquả, hiệu suất của hệ thống”.- Định nghĩa này quan tâm không chỉ ở sự nhận thức, ý định đổi mới mà đặc biệt quantâm đến những quá trình thực hiện, triển khai đổi mới chương trình dạy học.- Định nghĩa này cũng đặc biệt quan tâm đến nâng cao tính hiệu quả của hệ thống.Sự đổi mới phải dùng đến sự cải thiện những cái đang có. Những sự cải thiện đó sẽ được ápdụng và được đánh giá bởi giáo viên và học sinh.9. Truyền bá và phổ biến2Đây là những thuật ngữ quan trọng giúp chúng ta hiểu được những hoạt động cơ bảncủa các nhà phát triển chương trình.Rogers [1983] định nghĩa truyền bá là “phổ biến một cách rộng rãi và không có kếhoạch những ý tưởng mới”.Theo Rogers, sự truyền bá là quá trình trao đổi thông tin hai chiều vì theo ông, cácnhóm hay cá nhân trước khi quyết định áp dụng sự đổi mới thường tìm kiếm thông tin về sựđổi mới đó, phân tích, đánh giá chúng một cách kỹ lưỡng.Sự đổi mới có thể được truyền bá qua nhiều kênh thông tin khác nhau, từ các phươngtiện thông tin đại chúng cho đến trao đổi trực tiếp.Thuật ngữ phổ biến có phạm vi hẹp hơn so với truyền bá, là sự nỗ lực nhằm thông báocho cá nhân hay nhóm và những đổi mới [Culby, 2000], tập trung sự quan tâm đến việc ápdụng những đổi mới đó.Một số tác giả [Rosenan, 1973; Florio và Sikorski, 1977] xem phổ biến giống như hoạtđộng Marketting và họ ccs những hướng dẫn chi tiết làm thế nào để có được những thông tincần thiết về những sáng kiến.Một số tác giả khác [Sarason, 1990; Sinpson, 1990] cho rằng việc phổ biến nên đượcdiễn ra trong một khung văn hoá nhất định.Cần quan tâm đến quan điểm, cơ cấu hành chính của cơ sở giáo dục và chỉ nên phổ biếnnhững sáng kiến phù hợp với tiêu chí của các lịch sử giáo dục đó.II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC3Sơ đồ chuỗi biến thiên chương trình dạy họcĐòi hỏi đổi mới và đổi mớiChuẩn bị, lên kế hoạch và thiết kế CTĐTXây dựng CTĐT trọn gói Áp dụng CTĐTThực hiện CTĐTThể chế hoá CTĐTĐòi hỏi mới nhằm thay đổi và đổi mới CTĐTCác lý thuyết và mô hình gây ảnh hưởngCác hoạt động truyền báCác hoạt động đánh giáCác yếu tố hoàn cảnhCác hoạt động phổ biếnCác hoạt động phát triển CTĐT4III. CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC1. Ở cấp độ quốc gia2. Ở cấp độ tỉnh3. Ở cấp độ khu vực trường học4. Ở cấp độ trường học5. Ở cấp độ lớp họcIV. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC1. Các dạng hoạt động của các nhà phát triển chương trình dạy học- Những hoạt động được xây dựng nhằm duy trì và củng cố những chương trình học- Những hoạt động được xây dựng nhằm đưa ra những chương trình dạy học đổi mới vàthử nghiệm, sẵn sàng cho việc sử dụng ở trường học.- Những hoạt động là các phương pháp tiếp cận những chương trình dạy học trongtương lai [Dự đoán và cố vấn].2. Các hoạt động cơ bản của các nhà phát triển chương trình dạy học - Quyết định loại chương trình dạy học mới nào cần thiết.- Thiết lập các mục đích và mục tiêu của hoạt động phát triển chương trình dạy học.- Sử dụng các kết quả nghiên cứu về việc học tập và sự phát triển tâm lý để hướng dẫnnhững hoạt động được xây dựng cho học sinh.- Hoàn thiện công việc qua các hoạt động hợp tác và phối hợp.- Đánh giá các yêu cầu của thị trường và các nhu cầu thực hiện.- Cung cấp cho giáo viên dạy chương trình thử nghiệm những hiểu biết về tâm lý giáodục mới và cung cấp đào tạo những nơi cần thiết.- Xem xét các hình thức đánh giá.- Trao đổi về vòng quay sửa đổi - phát triển liên tục và tiếp tục đầu tư tài chính.Các nhà phát triển chương trình cùng làm việc với nhau để sản xuất ra chương trình dạyhọc có thể tồn tại được, họ phải tìm ra điều gì cần phải làm và làm như thế nào.V. ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNHVì mục đích thảo luận, cần phân biệt rõ phát triển chương trình quy mô với phát triểnchương trình quy mô nhỏ ở cấp độ giáo viên. Walker [1990] đưa ra sử dụng hai thuật ngữ tổngquát và địa điểm cụ thể để miêu tả sự lưỡng phân này. VI. CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC1. Những mô hình bên ngoài trường họcMô hình nghiên cứu, phát triển và phổ biến[Nguồn After Havelock 1971]2 - Mô hình CP [trung tâm ngoại biên] do Schon phát triển [1971]. Nó cũng tương tự mô hìnhRD & D, nhưng tập trung vào sự phổ biến là phát triển sản phẩm chương trình dạy học tiêuchuẩn. Nó cũng được các tác giả khác khởi xướng một cách rộng rãi. Những dạng biến thể củamô hình CP, sự phát triển của hình thức trung tâm, do Schon đề xướng được biểu diễn trong sơđồ dưới đây.5Nghiêncứucơ bảnNghiên cứu ứng dụngXây dựng và thử nghiệm mẫuSản xuất và đóng gói đồng loạtHoạt động truyền bá rộng rãi đã lên kế hoạchNgười sử dụng 3 - Mô hình thương thuyết do Medonald và Wallker [1976] đề xuất nhằm vào miêu tả và giảithích tại sao hình thức một sáng kiến được thực hiện thường khác so với hình thức mà nhữngngười sáng tạo ra nó dự định sử dụng. 2. Những mô hình bên trong trường họcPhần này sẽ giới thiệu một số hình thức bên trong trường học quan trọng và phân tíchnhững vấn đề mà chúng đặt ra.1 - Mô hình thay đổi tương tác hành động do Zaltman và các tác giả phát triển [1977]. Hình thứcnày bắt nguồn từ lĩnh vực học thuật phân tích hệ thống và phát triển tổ chức; nó dựa trên giả thuyết lànhững lực lượng nhân sự bên trong trường học có thể sáng tạo và thực hiện thay đổi chương trình đàotaọ nhưng những thay đổi như vậy đòi hỏi việc lên kế hoạch hợp lý và thông tin giao tiếp một cách có hệthống theo thời gian. Hình thức này đòi hỏi các hoạt động phát triển chương trình dạy học phải trải qua 9giai đoạn sau, diễn ra theo chuỗi chiều dọc, mặc dù các thành phần tham gia vẫn có thể quay ngược lạihoặc lặp đi lặp lại một giai đoạn nào đấy.Giai đoạn 1: Chỉ ra các nhiệm vụ tổ chức - từ đó xác định các vấn đề trong tổ chức.Giai đoạn 2: Lưu ý/ chẩn đoán kẽ hở trong hoạt động - nhận thức vấn đề, bước cơ bảnđầu tiên trong việc thay đổi một tổ chức.Giai đoạn 3: Các mục tiêu giải quyết vấn đề - xây dựng các mục tiêu mà nhóm pháttriển chương trình dạy học muốn hoàn thành.Giai đoạn 4: Nguồn lực và những cản trở - xác định những nguồn lực hiện có và nhữngcản trở có thể có đối với những gì nhóm làm việc muốn hoàn thành.Giai đoạn 5: Các giải pháp thay thế - xây dựng một bản tóm tắt những giải pháp thaythế có thể.Giai đoạn 6: Kiểm nghiệm/ thử nghiệm: chứng minh - trao đổi những kế hoạch củanhóm với những thành phần còn lại.Giai đoạn 7: Đưa ra quyết định: áp dụng hay huỷ bỏ những giải pháp thay thế - mời nhữngthành phần còn lại tham gia vào việc đưa ra các quyết định.Giai đoạn 8: Thực hiện và quản lý - thực hiện sáng kiến, ổn định các hoạt động mới.Giai đoạn 9: Đánh giá - đánh giá tác động của sáng kiến.2 - Rất nhiều tác giả đề xuất những mô hình thay đổi khác nhau dựa trên ý tưởng giảiquyết vấn đề. Mô hình mà chúng tôi mô tả ở đây dựa trên một giả thuyết rằng nếu một nhómgiáo viên nhận thức được một vấn đề hoặc một khiếm khuyết của chương trình dạy học hiện6hành thì nhóm đó sẽ thoả luận chi tiết về một loạt các bước và quá trình cần thiết để giải quyếtvấn đề. Những quá trình này là: [a] phân tích yêu cầu, [b] chuẩn đoán vấn đề, [c] nghiên cứuvà sửa chữa ý tưởng, [d] xây dựng giải pháp [lựa chọn một đổi mới về chương trình dạy học]và [e] đánh giá hiệu quả của giải pháp xem có đáp ứng được yêu cầu ban đầu hay không.3 - Mô hình nghiên cứu hành động [Elliot, 1980; Foshay, 1994; Kemmis & Mc Taggart,1988] là một mô hình khác dựa trên cơ sở giải quyết vấn đề và phù hợp với những thay đổi vềchương trình dạy học ở cấp trường. Đó chính là nền tảng cơ bản của phong trào “giáo viên vớitư cách là nhà nghiên cứu” ở Anh và Mỹ từ những năm 1980 [Mc Kernan, 1993].CHƯƠNG II: TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠOI. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO1. Xây dựng kế hoạch cấp cơ sở đào tạo1.1. Các trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳa. Khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tùythuộc chương trình, khóa học được quy định như sau:- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghềđào tạo với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từmột năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đàotạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung họcphổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp ; từ hainăm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ mộtnăm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.b. Một năm học có hai học kì chính, mỗi học kì chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi.Ngoài hai học kì chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một kì học phụ để sinh viên cóđiều kiện học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kì phụ có ít nhất 5 tuần thực học và một tuần thi.1.2. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chươngtrình, Hiệu trưởng dự kiến phân bố số học phần cho tong năm học, từng học kì.1.3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trìnhquy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với hai học kì đối với các khóa học dưới 3 năm; 4 học kìđối với các khóa học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kì đối với các khóa học từ 5 đến 6 năm. Tùy theo điều kiện đào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian tối đa cho mỗichương trình, nhưng không đựơc vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó. Các đối tượng được hướng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đạihọc, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình. 2. Xây dựng kế hoạch của giáo viên2.1. Lập kế hoạch dạy học môn học Các chưong trình môn học sau khi được hội đồng khoa học của khoa thông qua, hộiđồng khoa học trường thẩm định sẽ trở thành văn bản mang tính chất pháp lý buộc giáo viêntuân theo trong quá trình đào tạo.Để xây dựng kế hoạch dạy học môn học, giáo viên cần thực hiện những công việc sau:a] Phân tích môn học: Người dạy cần giới thiệu và trình bày môn học như một tổng thể thống nhất cho ngườihọc. Sau đó phân tích tỉ mỉ hơn, xác định những nội dung trọng tâm cần chú ý. Cần trình bàychương trình học theo cấu trúc logic và sự tiến triển của nó.b] Phân tích đặc điểm của người học: Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lí - giáo dục, đặc điểm xã hội của người học cho phép xâydựng kế hoạch dạy học khả thi và dẫn đến sự phát triển cho người học. Các phương pháp có7thể sử dụng để phân tích đặc điểm người học là điều tra bằng phiếu, nghiên cứu hồ sơ họcviên, phỏng vấn…c] Phân tích môi trường học tập:Có hai khía cạnh cần quan tâm, đó là môi trường tâm lí - xã hội, và môi trường vật chất đểlập kế hoạch chuẩn bị, điều kiện tâm lí, trí tuệ, xã hội và vật chất thuận lợi cho tổ chức dạy học.d] Xây dựng kế hoạch dạy họcCó thể tham khảo mẫu sau:KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN GDHNăm học:Lớp: ……………………………Khoa…………… K……* Mục đích: Môn học nhằm tổ chức cho người học lĩnh hội hệ thống kiến thức, kỹ năngcơ bản về GDH, tạo điều kiện học tập phương pháp dạy họcchuyên ngành.* Mục tiêu: Người học cần đạt được kết quả học tập sau:- Kiến thức: Hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức chung về GDH, về tổ chức hoạt độngdạy học, giáo dục và quản lí giáo dục trong trường phổ thông:- Kỹ năng: + Giải quyết được những bài tập tình huống phức tạp trong thực tiễn giáo dục.+ Xây dựng kế hoạch dạy học môn học, kế hoạch bài giảng.+ Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm.- Thái độ: + Học tập tích cực, tự giác, sáng tạo.+ Yêu trẻ em, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. 2.2. Xây dựng kế hoạch bài giảng * Định nghĩa: Kế hoạch bài giảng [giáo án] là sự chuẩn bị của giáo viên đối với bài học.Trong đó giáo viên xác định mục tiêu, các công việc và lôgic công việc mà họ muốn diễn ratrong bài giảng cùng những cách thức thực hiện chúng để đạt mục tiêu đã định.* Tại sao phải lập kế hoạch bài giảng?- Kế hoạch bài giảng giúp giáo viên có ý tưởng rõ ràng về dạy học [Các kết quả học tậpcần đạt và làm thế nào để giúp sinh viên đạt được kết quả đó].- Kế hoạch bài giảng hình thành hồ sơ về các bài bạn đã giảng, tạo điều kiện xem lạiviệc thực hiện bài giảng và tiến hành những bài giảng sau một cách tốt hơn.*Xây dựng kế hoạch bài giảng Để xây dựng kế hoạch bài giảng cần trả lời các câu hỏi: - Tại sao phải dạy học bài này? [ý nghĩa của bài học]. - Dạy học cần đạt được kết quả học tập như thế nào? [mục tiêu].- Dạy học cho ai? [Đặc điểm người học].- Ai dạy? [Năng lực, phẩm chất của người dạy so với yêu cầu thực hiện bài giảng, tâmthế so sánh dạy học].- Dạy cái gì? [Nội dung dạy học].- Dạy như thế nào? [Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học].- Dạy ở đâu? Môi trường học tập, tạo điều kiện cho dạy học.- Dạy khi nào?- Dạy trong bao nhiêu lâu?Kế hoạch dạy học càng rõ ràng về mục tiêu, nội dung, tiến hành và cách thức tiến hành,giáo viên càng tự tin và đảm bảo dạy học đạt kết quả mong muốn trên, giáo viên bắt đầu thiếtkế bài giảng.* Viết mục tiêu bài giảng.8Mục phải nêu rõ cái mà người học phải đạt được trên 3 hình thức: kiến thức, kỹ năng vàthái độ sau khi học xong bài học.Viết mục tiêu cần cụ thể, giúp người dạy có thể kiểm tra được sự tiến bộ của người họcvà sinh viên tự kiểm tra được kết quả học tập của mình.Xây dựng mục tiêu bài học cần căn cứ vào mục tiêu chung của môn học và trình độ củangười học. Việc nghiên cứu nội dung và phân tích các điều kiện khách quan, chủ quan để viếtmục tiêu vừa sức là rất cần thiết.Mục tiêu bài học phải bao hàm cả 3 lĩnh vực học tập của sinh viên [kiến thức, kỹnăng, thái độ] và phải diễn đạt bởi động từ mô tả những hoạt động có thể quan sát và đolường được để thuận lợi cho việc đánh giá sau khi học xong. Sinh viên có thể đề đạt nguyệnvọng của mình trong xây dựng mục tiêu. * Xây dựng cấu trúc và nội dung bài giảngViệc xây dựng nội dung bài giảng và tuân theo lôgic khoa học của môn học, vừa tuântheo lôgic nhận thức của người học.Thông thường, cấu trúc bài giảng gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết luận.* Phần Mở bài bao gồm những nội dung chính sau:- Tổ chức một hoạt động thu hút sự chú ý, quan tâm của người học:- Tích cực hoá khả năng của người học, qua đó kiểm tra xác định kiến thức, kỹ năngđã biết và những kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho người học.- Thông báo chủ đề và mục tiêu bài học.- Giới thiệu cấu trúc nội dung của bài học và ý nghĩa của bài học nhằm tích cực hoáhoạt động học tập của sinh viên, hình thành động cơ học tập. Giúp họ xác định rõ nhiệm vụhọc tập của mình.- Giới thiệu học liệu cần thiết để thực hiện bài học [Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,phương tiện dạy học khác].* Phần thân bài:Nhiệm vụ của giáo viên trong phần này là các hoạt động để thực hiện nội dung dạy học.Những hoạt động này có ý nghĩa như những phương pháp dạy học để giúp sinh viên đạt mục tiêudạy học. Các hoạt động được sắp xếp theo tiến trình nội dung dạy học. Tuỳ theo nội dung bàigiảng có tính chất lý thuyết hay thực hành, việc thực hiện phần thân bài có thể tiến hành theo:- Với bài giảng lý thuyết + Nếu nội dung lý thuyết quá lớn, nó cần được chia thành khúc thông tin, được thựchiện trong thời gian không quá 15 phút [do sự chú ý của người học khi nghe thuyết trình duytrì ở mức độ cao trong 10 phút đầu, sau đó giảm mạnh trong 10 phút tiếp theo]. Sau đó giáoviên lập trình tự cho các khúc thông tin này.+ Lựa chọn và chuẩn bị các hoạt động để trình bày các thông tin và cho người học áp dụng.+ Xây dựng tóm tắt theo từng khúc thông tin:- Với bài giảng thực hành:Bước 1: Giới thiệu tổng quan toàn bộ kỹ năng, nêu vắn tắt những việc sinh viên sẽ làm,đưa một ví dụ về sản phẩm đạt chất lượng tốt.Tìm hiểu xem học viên đã biết gì về nhiệm vụ này và những gì họ đã làm được để dànhthời gian nhiều hơn cho những gì họ chưa biết hoặc chưa làm được.Bước 2: Chứng minh kỹ năng này theo tốc độ bình thường.+ Sinh viên nhìn thấy mọi việc giáo viên đang làm.+ Sinh viên quan sát chăm chú các hoạt động, không nên nói gì trong bước này.Bước 3: Chứng minh chậm và mô tả từng bước.Làm lại từng bước một cách chậm và giảng cho học viên mọi điều họ cần biết [làm gì,tại sao làm, làm như thế nào?], bước này có thể thực hiện bằng những phương pháp sau: - Trình diễn. - Nghiên cứu tình huống [tình huống giáo dục hoặc dạy học nào đó].9 - Làm mẫu. - Chỉ dẫn - Khám phá [cho người học viết báo cáo về một chủ đề nào đó, phân tích cách viết, từđó đi đến kết luận cần thiết báo cáo như thế nào cho tốt.Bước 4: Kiểm tra xem các sinh viên đã hiểu bài chưa.Hãy yêu cầu các học viên mô tả bằng lời tất cả những gì xảy ra ở từng bước của quá trìnhnày. Nếu ở thời điểm này có một vài học viên có đủ tự tin làm lại phần chứng minh. Một sinh viênhoặc giáo viên làm lại các bước, nói lại một cách chính xác ở mỗi bước bạn phải làm gì.Bước 5: Thực hành của sinh viên.Giáo viên quan sát, điều chỉnh, khuyến khích sinh viên.Bước 6: Kiểm tra xem các kỹ năng này đã đạt được các tiêu chuẩn thích hợp chưa?Cho sinh viên xem lại các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Nhận xét về sự thànhthạo của người học.* Phần kết luận:Giáo viên cần có kế hoạch cho phần kết thúc bài giảng một cách hiệu quả bao gồmnhững nội dung sau:- Tổng kết một cách cô đọng các kết quả học tập đã đạt được.- Đưa ra ý kiến phản hồi: 2 chiều. Giáo viên nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ học tậpcủa sinh viên và sinh viên đưa ra những đánh giá, nêu yêu cầu đối với bài giảng của giáo viên.- Dặn dò việc chuẩn bị bài học ở nhà và cho học tập tiếp theo.* Lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học* Lựa chọn các phương pháp dạy học:* Chuẩn bị phương tiện dạy học cho dạy họcĐể sáng chế phương tiện dạy học, giáo viên cần có các kỹ năng sau:- Xây dựng mô hình: Mô hình là một biểu tượng vật chất hoá. Hệ thống này phản ánhhay tái hiện đối tượng giúp cho ta có thông tin mới về đối tượng.- Quy trình xây dựng: + Hiểu được nội dung toàn bài, toàn chương hay cả môn học, xác định quan hệ cơ bảncủa các tri thức để lập sơ đồ.+ Vạch ra những yếu tố cần và đủ để phản ánh chân thực kết quả, đối tượng nghiên cứu,mối quan hệ giữa các yếu tố này.+ Phản ánh quan hệ này qua hình vẽ, mô hình, sơ đồ. Mô hình có khả năng phản ánhđối tượng khách quan, qua đó giúp chúng ta thu được thông tin đầy đủ và rõ ràng về đối tượngnghiên cứu.* Việc lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá cần căn cứ vào kết quả học tập cần đạt.Cụ thể, cần tự trả lời câu hỏi để kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, có thể sử dụngphương pháp kiểm tra, đánh giá nào? Để kiểm tra, đánh giá việc thực hành kỹ năng, có thể sửdụng phương pháp kiểm tra, đánh giá nào?GIÁO ÁNSố:………………Môn học: Bài học: Thời lượng: Ngày học: Thời gian: Giáo viên: I. Mục tiêu bài học101. Về kiến thức:2. Về kỹ năng:3. Về thái độ:II. Chuẩn bị:- Chuẩn bị của thầy:- Chuẩn bị của trò.III. Nội dung và tiến trình thực hiện tiết dạy: [thời gian……….]Thời gianCấu trúc vànội dungHoạt độngcủa giáo viênHoạt độngcủa sinh viên Thiết bị đồdùng và tàiliệu học tập1 2 3 4 5Mở bàiThân bàiKết luậnIV. Câu hỏi và bài tập:V. Tự đánh giá của giáo viên: [Sau khi thực hiện xong bài giảng]:- Về nội dung bài học.- Về phương pháp giảng dạy.- Về phương tiện dạy học.- Về thời gian.- Về sinh viên.Giáo viên soạn bài[Ký, ghi rõ họ tên]II. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO1 Quá trình thực hiện chương trình đào tạo1.1. Hoạt động dạy của giáo viên trong thực hiện chương trình đào tạoGiáo viên thực hiện các chương trình đào tạo như thế nào? Một số kỹ năng thực hiện bài giảnga] Xây dựng môi trường học tậpDạy học không đơn giản là truyền thụ kiến thưc, kỹ năng mà cần quan tâm đến các kỹnăng giao tiếp khác giữa giảng viên và các học viên trong bài giảng. Việc xây dựng môi trườnglàm việc tương tác, tích cực và thuận lợi nhất cho dạy học.- Xây dựng môi trường vật chất: Thoáng gió, mát, ánh sáng vừa đủ chỗ ngồi học hợp lí,tài liệu học tập đầy đủ, phương tiện dạy học hiện đại.- Môi trường xã hội:+ Trung thực.+ Tôn trọng.+ Hài hước.+ Tin tưởng lẫn nhau.+ Cởi mở.+ Tuyệt mật+ Sự chấp nhận các ý tưởng mới trong lớp….- Kỹ năng làm việc theo nhóm. Mọi người ăn ý với nhau, hoàn thành một nhiệm vụ nhấtđịnh. Sự giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm trở thành nhân tố then chốt chosự thành công.Thông thường bắt đầu vào học, người học sẽ đặt những câu hỏi:+ Liệu giảng viên này có năng lực, công bằng và quan tâm đến mọi người không?+ Việc đào tạo này có phù hợp với mình và đáp ứng được các nhu cầu của mình không?11Chừng nào những câu hỏi này chưa được trả lời một cách chắc chắn, người học vẫnchưa hoàn toàn tập trung vào nội dung bài giảng.b] Sử dụng các kỹ năng giao tiếp 2 chiều:* Kỹ năng nghe:- Các kỹ năng nghe và trả lời đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng quan hệ tươngtác giữa người dạy và người học.Các giảng viên cần lắng nghe và trả lời các học viên của mình sao cho có thể thúc đẩysự tự chủ và tự trọng của mỗi học viên.Tự chủ trong môi trường học tập có nghĩa là các học viên tự suy nghĩ và hành động vớicảm giác được trao quyền, điều đó có nghĩa là sáng kiến và tự lực.Tự trọng trong môi trường học tập nghĩa là các học viên có một kinh nghiệm tích cực vềbản thân. Nó cảm thấy có khả năng, xứng đáng và tin tưởng các khả năng, ý kiến của họ đượctôn trọng.* Đáp lại: Thái độ đáp lại của bạn là một phần của môi trường học tập [nét mặt, giọngnói, ngôn ngữ phi lời nói, cách thức di chuyển của giáo viên]. Cần tự điều hành để luôn làngười dễ chịu và quan tâm đến sinh viên.Ba cách đáp lại để thúc đẩy sự tự chủ và tự trọng của người học:- Diễn giải ý nghĩa.- Phản ánh.- Thử thách.* Kỹ năng diễn giải ý nghĩa được thực hiện như sau: - Giảng viên chăm chú lắng nghe thông tin người học trình bày.- Trình bày lại ý tưởng chính của những điều học viên đã nói [chứng minh mình đãnghe, đã hiểu].- Học viên nghe lại những gì họ đã nói và họ hiểu rõ người nghe hiểu họ như thế nào?Tạo điều kiện cho học viên tiếp tục phát triển thêm các ý tưởng của mình, điều chỉnh những gìhọ đã nói ra, làm rõ bất kỳ sự nhầm lẫn nào v.v…* Phản ánh: Là người học cảm nhận những cảm nhận của học viên. Ở đây, giáo viênlắng nghe những cảm xúc của người học chứ không phải ý tưởng.Khi vận dụng các phương pháp dạy học mới có thể các bạn gặp khó khăn.* Thử thách [gợi mở, khuyến khích]:Nếu người học còn có nhiều điều muốn nói, song không đủ tự tin để nói ra thì bạn cóthể đưa ra câu hỏi để thúc đẩy họ suy nghĩ sâu sắc hơn, khích lệ họ khai thác và mở rộng thêmý tưởng. c] Đưa ra và thu nhận thông tin phản hồi d] Sử dụng hoạt động "tàu phá băng"Hoạt động "tàu phá băng" là kỹ thuật, hay trò chơi ngắn để tạo ra sự cởi mở, thông tinvà tôn trọng giữa các thành viên trong lớp.Học viên được làm 1 - 2 hoạt động/ buổi học.e] Sử dụng các chiến lược tạo động cơ thúc đẩy: Khi chú ý sinh viên bắt đầu giảm sút có thể sử dụng một số kỹ thuật thay đổi tình hình.- Đột ngột thay đổi nhịp độ bài giảng.- Trò chơi.- Chuyện cười.- Thay vai [sinh viên - giáo viên; giáo viên - sinh viên].1.2. Hoạt động học của học sinh và những thành tích đạt được Lí do quan trọng nhất để xây dựng một chương trình đào tạo mới là nhằm mang lại nhữngcơ hội học tập tốt hơn cho học sinh. Tuy nhiên, hiếm khi ta có thể đo kiến thức học sinh họcđược với độ chính xác đủ để có thể kết luận về tính hiệu quả của một chương trình đào tạomới. Điểm số cácbài kiểm tra của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không đơn giản chỉ12là chương trình đào tạo, và mỗi chương trình đào tạo cũng có thể mang lại vô số những hậuquả và tác dụng không tốt mà ta không thể dự đoán, không thể biết trước, và cũng không cóảnh hưởng trực tiếp đến điểm số. Chính vì vậy, khi nghiên cứu để phát hiện những ảnh hưởngtoàn diện của một chương trình đào tạo mới đối với sinh viên, ta không thể chỉ giới hạn ởnhững ảnh hưởng có thể dễ dàng đo lường nhất. Vấn đề khám phá và sau đó điều chỉnh nhữngảnh hưởng lên học sinh phải được tiếp cận với một cách hiểu rộng và thận trọng. Việc chỉ sửdụng trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả của người học chưa đưa ra những bằngchứng thuyết phục về thành tích học tập của người học. Một quan điểm khác cho rằng nênđánh giá chính quá trình học tập của người học thông qua việc nghiên cứu hồ sơ của người họchoặc thông qua đo lường năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phê phán của người học… thì kếtquả có thể sẽ khách quan hơn.1.3. Việc sử dụng tài liệu của chương trình đào tạo Các tài liệu học tập đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của học viên vàgiảng viên. Giảng viên trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo phải cung cấp nhữngthông tin về tài liệu học tập. Việc hương dẫn sinh viên sử dụng Internet đã giúp học viên cónguồn tài liệu khổng lồ trong học tập và nghiên cứu. 2. Đánh giá chương trình đào tạo2.1. Đánh giá chương trình là gì?2.2. Tại sao phải đánh giá chương trình?2.3. Quá trình đánh giá chương trình13Sơ đồ: Tổng quan về quá trình đánh giá chương trìnhĐó là những bước đánh giá chương trình đào tạo chung cũng như đánh giá chương trìnhnói riêng phải tuân theo.2.4. Các hình thức đánh giá chương trìnhCó bốn loại đánh giá chính:- Đánh giá nghiệm thu.- Đánh giá quá trình.- Đánh giá tổng kết.- Đánh giá hiệu quả chương trình.14Lập kế hoạch đánh giá chương trìnhThu thập dữ liệu chính thức lẫn khôngchính thức sử dụng tập hợp các phươngpháp và kĩ thuật. Xử lý dữ liệuPhân tích dữ liệuĐưa ra kết luận và xây dựng những đề xuất về chương trình đào tạoTrao đổi các kết luận và đề xuất với những người phù hợp qua:- Bản thông báo.- Trình bày bằng tranh ảnh.- Trình bày miệng.- Báo cáo văn bảnKhi thích hợp hãy tham gia vào việc thực hiện các đề xuấtTÀI LIỆU THAM KHẢO1] Wentling T. - Planning for effective training: A guide to curriculum development.Published by Food and Agricultural Organization of the United Nation,19932] The International Encyclopedia of Curriculum. Oxford, Pergamon, 1991.3] Kelley A.V. - The curriculum: theory and practice. Third editon, Paul ChapmanPublishing Ltd., 1977.4] Phạm Văn Lập - Một số vấn đề về phát triển chương trình đào tạo trong giáo dục đại học-trong sách “Gi áo dục học Đại học”, ĐHQG Hà Nội, 2000 5] Lê Văn Giạng - Lê Văn Giạng - Lịch sử giản lược: Hơn 1000 năm nền giáo dục ViệtNam [sách tham khảo], NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội - 2003.6] The History of Higher Education, ASHE Reader Series, Simon & Schuster CustomPublishing, 1997. 7] Arthur Levine - Handbook on Undergraduate Curriculum. San Francissco: Jossey Bass,1978.8] Handbook of Accreditation - Accrediting Commission for Senior Colegges andUniversities- Westrrn Assosiation of Schools and Colleges, January 1988 9] Quality Assurance for Degrees and Related Qualifications - New Zealand QualificationAuthority, 1995.10] Min Weifang – Challenges and Strategies for Chiness Universities in the Transitionfrom planed Economy to Socialist Market Economy in the information Age. In: “HigherEducation in Transition Economies in Asia”, UNESCO PROAP, 1998.11] Cloud Bai Yun - The case of United Kingdom in “Hanbook on Diplomas, Degrees andother Certificates in Higher Education in ASIA and the PACIFIC”, SEAMEO vàUNESCO PROAP, 1998.12] Yuri Akimov - The case of Russian Federation in “Hanbook on Diplomas, Degrees andother Certificates in Higher Education in ASIA and the PACIFIC”, SEAMEO vàUNESCO PROAP, 1998.13] Akira Arimoto – Akihiro Asonuma - The case of Japan in “Hanbook on Diplomas,Degrees and other Certificates in Higher Education in ASIA and the PACIFIC”, SEAMEOvà UNESCO PROAP, 1998.14] Luật Giáo dục và Văn bản hướng dẫn thi hành. NXB CTQG, HàNội-200615] Omporn Regel – The Academic Credit System in Higher Education: Effectivness andRelevance in Developing Country – The World Bank [Bản dịch: “Về hệ thống tín chỉ họctập” - Bộ Giáo dục và Đào tạo – 1994]16] GS. TSKH. Lâm Quang Thiệp - TS. Lê Viết Khuyến. Chương trình và quy trình đàotạo đại học. Tập bài giảng giáo dục học đại học [Dành cho các lớp bồi dưỡng cán bộ Quản lýđào tạo và giảng viên các trường đại học, cao đẳng]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viện Quảnlý giáo dục. Hà Nội. 2007.17] TS. Lê Viết Khuyến . Phát triển chương trình đào tạo đại học, cao đẳng. Tập bài giảnggiáo dục học đại học [Dành cho các lớp bồi dưỡng cán bộ Quản lý đào tạo và giảng viên cáctrường đại học, cao đẳng]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viện Quản lý giáo dục. Hà Nội. 2007.18] GS. TSKH. Lâm Quang Thiệp. Giáo dục đại học thế giới. Tập bài giảng giáo dục họcđại học [Dành cho các lớp bồi dưỡng cán bộ Quản lý đào tạo và giảng viên các trường đại học,cao đẳng]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viện Quản lý giáo dục. Hà Nội. 2007.15

Video liên quan

Chủ Đề