Đạt điểm b đại học mỹ khá khó năm 2022

Thí sinh đang làm thủ tục trước giờ thi môn ngoại ngữ tại điểm thi Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

TS Trần Đình Lý - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho rằng với ảnh hưởng dịch COVID-19 trong thời gian qua, mức độ khó của đề thi và dự đoán phổ điểm của các giáo viên THPT là hoàn toàn phù hợp. Đề thi có độ phân hóa tốt, phổ điểm có thể biến động nhưng điểm chuẩn của các trường ĐH rất có thể không có sự biến động lớn so với năm 2021. 

"Hiện nay với nhiều phương thức xét tuyển, các trường ĐH đã chủ động trong việc xác định tỉ lệ trúng tuyển của mỗi phương thức để không tạo sự thay đổi lớn về điểm chuẩn. Ngoài ra, việc đảm bảo chất lượng đào tạo là rất quan trọng nên điểm chuẩn/chất lượng đầu vào sẽ được các trường cân nhắc giữ ổn định tương đối so với các năm trước" - ông Lý nhận định.

Xét tuyển bằng điểm thi THPT sẽ tăng

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - với thực tế đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022, dự báo chỉ môn ngoại ngữ vùng điểm 9-10 số lượng ít hơn năm ngoái, trong khi các môn còn lại như toán, lý, hóa, sinh, văn... số thí sinh có mức điểm 9-10 khả năng bằng hoặc ít hơn năm ngoái một chút.

"Chính vì vậy, tổng số thí sinh tổ hợp A01 đạt điểm 26 - 30 sẽ giảm, còn các tổ hợp A00, C00, D01... sẽ xấp xỉ năm ngoái. Tuy nhiên, do năm nay các trường ĐH dành chỉ tiêu cho xét tuyển theo điểm thi THPT thấp hơn năm ngoái, đồng thời do Bộ GD-ĐT sẽ siết chỉ tiêu thông qua phần mềm nên số chỉ tiêu xét học bạ sẽ dồn qua diện xét tuyển theo điểm thi THPT. 

Một yếu tố nữa ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng thí sinh đăng ký vào các trường là nhiều trường chuyển sang tự chủ nên mức học phí khá cao khiến cho nhiều em mặc dù mong muốn nhưng không chọn nguyện vọng 1 vào các trường này. Nhiều khả năng điểm chuẩn vào các ngành "hot" của các trường tốp trên sẽ bằng điểm chuẩn năm 2021, trừ tổ hợp A01 giảm 0,25 - 0,5 điểm" - ông Dũng dự báo.

Trong khi đó, ThS Nguyễn Anh Vũ - trưởng phòng tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho rằng với những dự đoán phổ điểm, để đạt điểm 7-8 không khó, nhưng điểm 9-10 sẽ ít hơn năm trước. Như vậy, điểm chuẩn các trường tốp dưới và tốp giữa sẽ không thay đổi nhiều. 

"Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, năm nay cơ cấu tỉ lệ chỉ tiêu dành cho các phương thức xét tuyển không thay đổi so với năm trước, trong đó chỉ xét điểm thi THPT 60 - 65%. Với quy định tuyển sinh của Bộ GD-ĐT năm nay, ở các phương thức xét tuyển sớm thí sinh chưa được xác nhận nhập học.

Trong khi các năm trước, thí sinh trúng tuyển bằng xét học bạ THPT hay xét điểm thi đánh giá năng lực có thể xác nhận nhập học luôn, không đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT nữa. Nhưng năm nay các thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển các phương thức khác vẫn được đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT. Do vậy, dù một số trường có giảm chỉ tiêu xét điểm thi THPT nhưng chắc chắn số thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức này sẽ tăng. Do vậy, dự báo điểm chuẩn vào các trường tốp trên có thể như năm trước hoặc giảm nhẹ một chút ở vài ngành" - ông Vũ nói.

Ngành "hot" điểm vẫn sẽ rất cao

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho rằng khi đề thi có sự phân hóa tốt sẽ giúp các trường ĐH có sử dụng kết quả thi xét tuyển thuận lợi hơn, chọn được đúng thí sinh thật sự giỏi. 

"Về nguyên tắc, nếu đề thi tốt nghiệp THPT năm nay có sự phân hóa tốt thì phổ điểm sẽ thấp hơn các năm. Đề khó thì số thí sinh đạt điểm cao giảm, nhưng đối với các em có năng lực nổi trội vẫn làm được các câu hỏi rất khó trong đề thi nên mức điểm của những em này cũng sẽ đạt được 9-10. 

Đối với Trường ĐH Y dược TP.HCM, chỉ tiêu tuyển sinh luôn ít, trong khi số thí sinh đăng ký xét tuyển rất đông và đều là thí sinh rất giỏi, nên dù đề có khó hơn một chút nhưng điểm chuẩn của trường cũng sẽ không thay đổi nhiều. Vì thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường đều có mức điểm nằm ở tốp trên, cao nhất" - ông Khôi dự báo.

ThS Phùng Quán - chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho rằng: "Vẫn như những năm trước, dù phương thức nào đi nữa, các ngành nhiều thí sinh quan tâm [ngành "hot"] thì cơ hội trúng tuyển vẫn khó hơn các ngành khác. Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT cũng vậy, điểm chuẩn các ngành "hot" sẽ cao, thậm chí cao hơn các năm trước. 

Tuy nhiên, các ngành khó tuyển [ít thí sinh chọn] lại có điểm chuẩn rất thấp, nhiều khi bằng ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào [điểm sàn] mà các trường công bố. Nhóm điểm chuẩn các năm trước từ 18 - 24 điểm cần chờ sau khi Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm thi THPT sẽ biết xu hướng tăng hay giảm".

Tương tự, TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cũng cho rằng dù đề thi phân hóa tốt nhưng những thí sinh giỏi, những ngành "hot", trường "hot" vẫn lấy điểm cao. 

"Đề thi phân hóa sẽ tạo điều kiện cho các trường chọn đúng người học giỏi như mong muốn. Tuy nhiên, tôi cho rằng các ngành có điểm chuẩn cao các năm trước thì năm nay vẫn sẽ tiếp tục cao vì các thí sinh xuất sắc dù đề thi kiểu nào chắc chắn họ vẫn đăng ký vào những trường, ngành "top". Riêng tại trường chúng tôi năm nay dành 50 - 60% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi THPT. Với thực tế tác động của dịch bệnh và đề thi vừa qua, nhiều khả năng điểm chuẩn các ngành "hot" cũng sẽ như năm ngoái" - ông Hạ dự đoán.

Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2022

Thí sinh tỉnh Kiên Giang vui vẻ và thoải mái sau khi thi môn ngoại ngữ vào chiều 8-7 - Ảnh: CHÍ CÔNG

Ngay sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, ngày 24-7 báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục đại học [Bộ GD-ĐT] tổ chức Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2022 đồng thời tại TP.HCM và Hà Nội.

Tại TP.HCM, ngày hội được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa [268 Lý Thường Kiệt, quận 10]. Ngày hội tại Hà Nội được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội [số 1 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng]. Tại ngày hội, các chuyên gia từ Bộ GD-ĐT và các trường đại học sẽ tư vấn cho thí sinh cách xét tuyển vào trường, ngành phù hợp.

Bắt đầu chấm thi tốt nghiệp THPT

Từ sáng 9-7, nhiều địa phương đã bắt đầu triển khai công tác chấm thi tốt nghiệp THPT. Các hội đồng thi tổ chức chấm thi, gửi dữ liệu kết quả thi về bộ và đối sánh kết quả thi hoàn thành chậm nhất ngày 22-7. Bộ GD-ĐT sẽ công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24-7.

Theo ông Lê Mỹ Phong - phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD-ĐT], việc chấm thi năm nay cơ bản thực hiện như năm 2021. Trong khâu làm phách với bài thi tự luận, địa phương được quyết định phương án làm 1 vòng hay 2 vòng nhưng đều phải quán triệt thực hiện theo quy định. "Nếu như năm trước điện thoại cố định vòng ngoài chỉ cần có loa ngoài thì năm nay yêu cầu phải có chức năng ghi âm và có loa ngoài do công an kiểm soát liên tục 24 giờ/ngày để liên lạc với hội đồng thi/ban chỉ đạo thi các cấp; mọi liên lạc qua điện thoại đều phải ghi âm, bật loa ngoài, ghi biên bản có chữ ký của các thành phần liên quan; việc chấm bài thi của thí sinh F0 cũng được lưu ý" - ông Phong cho hay.

Cẩn trọng xếp thứ tự nguyện vọng

ThS Phùng Quán cũng lưu ý năm 2022 do Bộ GD-ĐT có sự điều chỉnh về đăng ký xét tuyển ĐH nên việc đăng ký nguyện vọng các phương thức xét tuyển sớm lên hệ thống rất quan trọng. Việc đăng ký nguyện vọng của phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT, đồng thời với đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển của các phương thức xét tuyển sớm [không giới hạn số lần] trong thời gian quy định, nên thí sinh cần cẩn trọng đưa ra quyết định xếp thứ tự các nguyện vọng. Nguyện vọng ưu tiên nhất, nguyện vọng số 1 là nguyện vọng yêu thích nhất. Mỗi phương thức có một tỉ lệ tuyển nhất định, nên nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mà thí sinh yêu thích bằng phương thức xét tuyển sớm thì thí sinh nên để nguyện vọng 1.

Tuyển sinh 2022: Xét tuyển thẳng đại học ra sao?

TRẦN HUỲNH

Chương trình giáo dục phổ thông mới bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông đang triển khai ở lớp 6 năm học 2021- 2022, sẽ triển khai lớp 7, 10 năm 2022-2023,…

Hiện nay gần cuối năm học nhưng vẫn còn một số đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh lớp 6 vẫn còn những thắc mắc về việc đánh giá, nhận xét, xét lưu ban [ở lại], kiểm tra lại, lên lớp,…theo Thông tư mới.

Ảnh minh họa - K.O

Với hiểu biết của bản thân, căn cứ quy định tại Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người viết xin được làm rõ những vấn đề trên.

Quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 theo học kỳ, năm học

Thông tư số: 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông áp dụng từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6; từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11; từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh ở lớp 6 năm học này được xếp theo 4 mức Tốt, Khá, Đạt và Chưa Đạt [ở lớp 7 đến lớp 12 vẫn xếp theo Thông tư hiện hành là loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém].

Tại khoản 2 Điều 9. Đánh giá kết quả học tập của học sinh nêu rõ:

“2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk [điểm trung bình môn học kỳ] được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn [điểm trung bình môn cả năm] được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 [một] trong 04 [bốn] mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a] Mức Tốt: - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt. - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

b] Mức Khá: - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt. - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

c] Mức Đạt: - Có nhiều nhất 01 [một] môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt. - Có ít nhất 06 [sáu] môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

d] Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập: Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 [hai] mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 [một] môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.”

Cụ thể, một học sinh đủ điều kiện mức Tốt nhưng do khống chế của một môn nên bị xếp loại Đạt sẽ được điều chỉnh thành loại Khá; một học sinh đủ điều kiện mức Tốt nhưng do khống chế của một môn nên bị xếp loại Chưa đạt sẽ được điều chỉnh thành loại Đạt; một học sinh đủ điều kiện mức Khá nhưng do khống chế của một môn nên bị xếp loại Chưa đạt sẽ được điều chỉnh thành loại Đạt.


Liệu Thông tư 22 có gây "lạm phát" học sinh xuất sắc?

Theo đó, điểm mới của Thông tư trên với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, Thông tư mới chỉ tính điểm trung bình theo từng môn học mà không yêu cầu cộng điểm trung bình của tất cả các môn như trước đây của Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 58/2011, học sinh sẽ được xếp loại học tập học kỳ, cả năm căn cứ theo điểm trung bình các môn học.

Quy định mới không tính điểm trung bình chung tất cả các môn, không phân biệt môn chính, môn phụ, không còn loại yếu, kém,…được đánh giá là tiến bộ, phù hợp.

Quy định các trường hợp học sinh lưu ban [ở lại lớp]

Theo Thông tư 22 mới này sẽ hạn chế đối tượng học sinh lưu ban [ở lại lớp], đây cũng là điểm mới đáng được ghi nhận, được dư luận đồng tình. Tuy nhiên, vẫn rất cần có những đổi mới để tránh tình trạng chạy theo thành tích, nâng điểm,… như trong thời gian qua.

Tại khoản 1 Điều 12. Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp

“1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

a] Kết quả rèn luyện cả năm học [bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này] được đánh giá mức Đạt trở lên.

b] Kết quả học tập cả năm học [bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này] được đánh giá mức Đạt trở lên.

c] Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học [tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục].”


Chính "chỉ tiêu" đã tước quyền lưu ban/cho lưu ban của cả thầy và trò

Như vậy chỉ có 2 trường hợp học sinh sẽ lưu ban [ở lại lớp] khi nghỉ quá 45 ngày, và cả kết quả học tập và kết quả rèn luyện đều xếp loại Chưa đạt [sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện thêm].

Còn nếu học sinh có kết quả học tập hoặc rèn luyện Chưa đạt thì được rèn luyện thêm, kiểm tra lại nếu đánh giá sau rèn luyện xếp loại Đạt trở lên thì được lên lớp.

Quy định mới đã bỏ việc học sinh có điểm trung bình dưới 2,0 phải ở lại hẳn [loại kém theo Thông tư 26].

Dựa trên quy định Thông tư trên, người viết thống kê các trường hợp cụ thể kết quả học tập xếp loại Chưa đạt gồm các trường hợp sau:

Có từ 2 môn nhận xét [trong các môn Giáo dục thể chất; Nghệ thuật [Âm nhạc, Mĩ thuật]; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương] xếp loại Chưa đạt;

Có từ 07 [bảy] môn có điểm trung bình môn học kỳ, cả năm dưới 5,0;

Có bất kỳ môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình dưới 3,5. Ngoại trừ các trường hợp ở lại hẳn hoặc thuộc trường hợp được điều chỉnh mức đánh giá xếp loại kết quả học tập.

Lưu ý, các trường hợp xếp loại học tập Chưa đạt nhưng kết quả rèn luyện xếp loại Đạt thì học sinh được kiểm tra lại, nếu sau kiểm tra lại không thuộc đối tượng ở lại lớp thì được lên lớp.

Quy định mới về kiểm tra lại

Tại Điều 14. Kiểm tra, đánh giá lại các môn học trong kì nghỉ hè “Đối với những học sinh chưa đủ điều kiện được lên lớp nhưng có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá từ mức Đạt trở lên, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì được đánh giá lại kết quả học tập các môn học được đánh giá mức Chưa đạt [đối với môn học đánh giá bằng nhận xét] và các môn học có điểm trung bình môn cả năm dưới 5,0 điểm [đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số]. Kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó để xét lên lớp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.”

Do đó, nếu học sinh thuộc trường hợp kiểm lại thì tất cả các môn được đánh giá điểm số, nhận xét có điểm trung bình môn cả năm dưới 5,0 đều phải kiểm tra lại [trước đây chỉ quy định lựa chọn một số môn để kiểm tra lại].

Ví dụ 1: Theo quy định Thông tư 26, một học sinh quy định phải kiểm tra lại do bị khống chế môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ có điểm trung bình môn cả năm cùng dưới 5,0, có thể chỉ cần lựa chọn một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ để kiểm tra lại, nếu kiểm tra lại trên 5,0 được lên lớp. Đối với quy định mới này nếu thuộc trường hợp kiểm tra lại, tất cả các môn có điểm trung bình dưới 5,0 đều phải kiểm tra lại.

Ví dụ 2: Theo quy định Thông tư 26, một học sinh khác thuộc trường hợp bị kiểm tra lại do có 1 môn học có điểm trung bình môn cả năm dưới 3,5 [không có môn nào điểm trung bình dưới 2,0], có nhiều môn khác có điểm trung bình dưới 5,0 nhưng chỉ cần kiểm tra lại môn có điểm trung bình dưới 3,5 nếu điểm kiểm tra lại trên 3,5 thì thuộc trường hợp lên lớp. Còn đối với quy định mới, nếu thuộc trường hợp kiểm tra lại sẽ kiểm tra lại tất cả các môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0.

Quy định mới sẽ có ít học sinh phải kiểm tra lại hơn, hạn chế học sinh lưu ban nhưng nếu thuộc trường hợp kiểm tra lại phải kiểm tra lại ở nhiều môn, giáo viên nên biết để thông tin cho phụ huynh, học sinh nắm.

Vẫn còn một số băn khoăn khi đánh giá học sinh theo Thông tư 22

Tuy có nhiều điểm mới hợp lý nhưng người viết vẫn thấy khi vận dụng đánh giá, xếp loại kết quả học tập theo các mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt vẫn còn những điểm chưa hợp lý cần có sự điều chỉnh như sau:

Ở bậc trung học cơ sở có 9 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số gồm có: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học, môn tự chọn [2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2].

Ở bậc ở bậc trung học phổ thông cũng có 9 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số gồm có: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học [mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học]: Nhóm môn Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật]; Nhóm môn Khoa học tự nhiên [Vật lí, Hoá học, Sinh học]; Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật [Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật]; 2 môn học tự chọn [Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2].

Người viết xin dẫn chứng các trường hợp khi thống kê thấy kết quả xếp loại còn chưa hợp lý như sau:

Trường hợp 1: Một học sinh A tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt, có 5 môn đánh giá bằng điểm số, nhận xét có điểm trung bình là 9,5; có 4 môn điểm trung bình là 7,9 thì vẫn đánh giá học kỳ [năm học] xếp loại Khá.

Nếu tính điểm trung bình tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số là 8,8.

Trường hợp 2: Một học sinh B có 6 môn đánh giá bằng điểm số, nhận xét có điểm trung bình 6,5 và có 3 môn điểm trung bình là 5,0 thì vẫn xếp loại Khá.

Khi đó học sinh B nếu tính theo điểm trung bình tất cả các môn là 6,0.

Học sinh A và B cùng được đánh giá loại Khá nhưng độ chênh lệch quá lớn, chưa phù hợp

Trường hợp 3: Học sinh C có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt; môn đánh giá bằng điểm số, nhận xét có điểm trung bình 7 môn từ 8,5 - 9,0; 2 môn còn lại điểm trung bình là 4,9 thì chỉ được xếp loại Đạt.

Trường hợp 4: Một học sinh D có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt, có điểm trung bình 8 môn đánh giá bằng điểm số, nhận xét là 9,5, có 1 môn còn lại là 6,4 thì vẫn chỉ xếp loại Khá; nếu có 1 môn điểm trung bình 3,5 vẫn xếp loại Khá [thuộc trường hợp điều chỉnh],…

Đó là một số trường hợp mà người viết cho rằng chưa phù hợp, mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét có những điều chỉnh trong thời gian tới cho hợp lý hơn.

Trên đây là những quy định về đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, lên lớp, kiểm tra lại,…của học sinh mà giáo viên, phụ huynh nên biết để áp dụng cho lớp 6 năm học 2021-2022 này.

Tài liệu tham khảo: Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam

Video liên quan

Chủ Đề