Đâu là tên món cháo thường được thưởng thức bằng đũa

Đó là món cháo Se hay còn được nhiều người gọi vui là “cháo gắp” bởi khi ăn thay vì dùng thìa xúc thì thực khách sẽ dùng đũa để gắp cháo. Cái tên của món ăn chắc hẳn sẽ gợi cho nhiều người sự tò mò và muốn tìm hiểu. Nếu là một tín đồ ẩm thực, bạn sẽ không hề thấy uổng công khi bỏ chút thời gian tìm đến với thôn Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, ngoại thành Hà Nội để thưởng thức món ăn độc đáo này.

Bạn đang xem: Tên món cháo được thưởng thức bằng đũa


Cháo Se là món không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết hoặc những sự kiện quan trọng của người dân làng Hạ Mỗ. Trong mâm cỗ, cháo Se thường được múc vào những bát nhỏ và được dùng trước những món chính như một món ăn khai vị. Nguyên liệu để nấu món cháo Se tuy đơn giản nhưng cách chế biến lại rất cầu kỳ.Chị Ngân, Phó Chủ tịch xã Hạ Mỗ, người có kinh nghiệm nấu món cháo Se cho biết: Gạo nấu cháo Se phải là gạo tẻ ngon, vo thật kỹ rồi đem xay thành bột nước sau đó cho vào túi vải treo lên cho róc bớt nước đến khi còn lại một quả bột mềm dẻo quyện chặt. Nước dùng cho món cháo Se được làm từ xương ninh nhừ nhưng phải là xương đuôi heo mới ngon. Lúc ninh xương nhớ giữ cho nước dùng trong và không còn gợn bọt để cháo được thơm và không bị ngả màu. Ngoài nước dùng được ninh từ xương heo thì phải có thêm thịt nạc băm nhỏ xào với hành khô.

Xem thêm: Top 5 Quán Cao Lầu Hội An Quán Nào Ngon Ở Hội An Nhất Định Phải Thử Một Lần

Khi xương đã nhừ, người nấu cháo sẽ lấy từng phần bột nhỏ cho vào lòng bàn tay và xoe thật đều thành những con se có sợi dài to bằng ngón tay thả thẳng vào nồi nước dùng đang sôi trên bếp. Những con se rơi vào nồi đến đâu sẽ chín ngay đến đó mà không hề bị dính vào nhau. Để nấu một nồi cháo to cho vài chục mâm cỗ sẽ có khoảng 2 - 4 người cùng nhau ngồi se bột, vì đây là công đoạn rất mất thời gian.Bí quyết để nấu được một nồi cháo Se ngon là phải nấu bằng nồi gang và nấu trên bếp củi với lửa vừa phải để giữ cho cháo không bị bén nồi. Sau khi công đoạn se bột hoàn tất, đầu bếp sẽ dùng 1 đôi đũa cán dài khuấy thật nhẹ tay, những con se khi bị tác động sẽ gãy thành những đoạn ngắn với nhiều kích cỡ chứ không chảy thành sợi như ban đầu nữa. Trong quá trình nấu, một phần bột sẽ tan ra trong nồi cháo khiến cho những con se bị ngót nhỏ lại và nồi cháo sánh hơn. Khi cháo chín, các con se có màu trắng trong và không còn lõi bột, lúc này cho thịt nạc đã xào vào nồi cháo, nêm gia vị vừa miệng là múc ra bát và đừng quên rắc chút hạt tiêu cho thơm. Cháo Se ăn khi còn nóng và vào những ngày trời lạnh sẽ rất hợp, chị Ngân chia sẻ thêm.

Xem thêm: Be Bun Va Sieu Nhan Nhen - Bé Bún Hóa Trang Halloween

Thay vì dùng thìa để xúc, người ăn sẽ dùng đũa gắp từng miếng cháo Se đưa vào miệng. Độ thơm dẻo dịu nhẹ của gạo quê, ngọt tự nhiên của thịt lại thêm vị béo vừa đủ của nước hầm xương hòa quyện khiến cho thực khách vừa thưởng thức vừa ngẫm nghĩ về sự hấp dẫn lạ lùng của món ăn. Cảm giác thú vị cứ lần lượt xuất hiện cho đến khi miếng cuối cùng vừa hết. Những ai lần đầu được ăn cháo Se đều bật cười thích thú với cách thưởng thức hết sức đặc biệt này.Chẳng biết món cháo Se bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ nhưng đây quả thật là món ăn độc đáo mà ai cũng nên thử một lần cho biết!


Tour trọn gói HCM - Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Quảng Bình 4N3Đ Bay Vietjet Air chỉ từ 4.290.000/kháchTour HCM - Phú Quốc - Câu Cá - Lặn Ngắm San Hô 3N2Đ trọn gói Bay Vietjet Air + Resort 3* chỉ từ 3,690,000đ

Thứ tư, 12/06/2019, 15:13 GMT+7

Đó là món cháo Se hay còn được nhiều người gọi vui là “cháo gắp” bởi khi ăn thay vì dùng thìa xúc thì thực khách sẽ dùng đũa để gắp cháo. Cái tên của món ăn chắc hẳn sẽ gợi cho nhiều người sự tò mò và muốn tìm hiểu. Nếu là một tín đồ ẩm thực, bạn sẽ không hề thấy uổng công khi bỏ chút thời gian tìm đến với thôn Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, ngoại thành Hà Nội để thưởng thức món ăn độc đáo này.


Se bột là công đoạn khó nhất và thường có từ 2 - 4 người cùng làm cho nhanh 
 

Cháo Se là món không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết hoặc những sự kiện quan trọng của người dân làng Hạ Mỗ. Trong mâm cỗ, cháo Se thường được múc vào những bát nhỏ và được dùng trước những món chính như một món ăn khai vị. Nguyên liệu để nấu món cháo Se tuy đơn giản nhưng cách chế biến lại rất cầu kỳ.
 

Chị Ngân, Phó Chủ tịch xã Hạ Mỗ, người có kinh nghiệm nấu món cháo Se cho biết: Gạo nấu cháo Se phải là gạo tẻ ngon, vo thật kỹ rồi đem xay thành bột nước sau đó cho vào túi vải treo lên cho róc bớt nước đến khi còn lại một quả bột mềm dẻo quyện chặt. Nước dùng cho món cháo Se được làm từ xương ninh nhừ nhưng phải là xương đuôi heo mới ngon. Lúc ninh xương nhớ giữ cho nước dùng trong và không còn gợn bọt để cháo được thơm và không bị ngả màu. Ngoài nước dùng được ninh từ xương heo thì phải có thêm thịt nạc băm nhỏ xào với hành khô.
 

Khi xương đã nhừ, người nấu cháo sẽ lấy từng phần bột nhỏ cho vào lòng bàn tay và xoe thật đều thành những con se có sợi dài to bằng ngón tay thả thẳng vào nồi nước dùng đang sôi trên bếp. Những con se rơi vào nồi đến đâu sẽ chín ngay đến đó mà không hề bị dính vào nhau. Để nấu một nồi cháo to cho vài chục mâm cỗ sẽ có khoảng 2 - 4 người cùng nhau ngồi se bột, vì đây là công đoạn rất mất thời gian.
 

Bí quyết để nấu được một nồi cháo Se ngon là phải nấu bằng nồi gang và nấu trên bếp củi với lửa vừa phải để giữ cho cháo không bị bén nồi. Sau khi công đoạn se bột hoàn tất, đầu bếp sẽ dùng 1 đôi đũa cán dài khuấy thật nhẹ tay, những con se khi bị tác động sẽ gãy thành những đoạn ngắn với nhiều kích cỡ chứ không chảy thành sợi như ban đầu nữa. Trong quá trình nấu, một phần bột sẽ tan ra trong nồi cháo khiến cho những con se bị ngót nhỏ lại và nồi cháo sánh hơn. Khi cháo chín, các con se có màu trắng trong và không còn lõi bột, lúc này cho thịt nạc đã xào vào nồi cháo, nêm gia vị vừa miệng là múc ra bát và đừng quên rắc chút hạt tiêu cho thơm. Cháo Se ăn khi còn nóng và vào những ngày trời lạnh sẽ rất hợp, chị Ngân chia sẻ thêm.
 

Cháo Se là món ăn không thể thiếu vào những sự kiện đặc biệt của làng Hạ Mỗ
 

Thay vì dùng thìa để xúc, người ăn sẽ dùng đũa gắp từng miếng cháo Se đưa vào miệng. Độ thơm dẻo dịu nhẹ của gạo quê, ngọt tự nhiên của thịt lại thêm vị béo vừa đủ của nước hầm xương hòa quyện khiến cho thực khách vừa thưởng thức vừa ngẫm nghĩ về sự hấp dẫn lạ lùng của món ăn. Cảm giác thú vị cứ lần lượt xuất hiện cho đến khi miếng cuối cùng vừa hết. Những ai lần đầu được ăn cháo Se đều bật cười thích thú với cách thưởng thức hết sức đặc biệt này.
 

Chẳng biết món cháo Se bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ nhưng đây quả thật là món ăn độc đáo mà ai cũng nên thử một lần cho biết!

Y.T

Theo Báo Du lịch

Món cháo ngon quên sầu nhưng ăn bằng đũa ở Quảng Trị - bạn có thể thưởng thức mà không cần đến tận nơi

Chia sẻ

Cháo bột cá lóc là đặc sản được ví là chưa ăn thì chưa biết Quảng Trị, ăn một lần nhớ mãi hương của mùi lá nén, và cách ăn cũng độc đáo bởi phải dùng đũa. Tin vui là, giờ đây không cần phải đến tận Quảng Trị, bạn có thể được thưởng thức món cháo này bất cứ khi nào bạn muốn.

Món ăn dân dã nhưng mà kỳ công

Cháo bột cá lóc [còn gọi là cháo cá vạt giường, cháo bột Hải Lăng, bánh canh cá lóc] là đặc sản nức tiếng của Quảng Trị vì cách chế biến và cách ăn độc đáo, hương vị thơm ngon hấp dẫn, ăn vào là vã mồ hôi nên giải cảm tốt, mà độc đáo hơn là cách ăn khác hẳn các loại cháo khác vì phải dùng… đũa.

Món cháo này có thể ăn quanh năm, luôn được ưa chuộng, chứa đựng hương vị mặn mòi của biển, của vùng đất gió Lào cát trắng. Bà con Quảng Trị có câu:

"Nhớ chi như cháo vạt giường

đứng mơ mùi nén, ngồi thương mùi hành"

Cháo bột cá lóclà món dân dã làm từ bột gạo và cá lóc, nhưng chế biến kỳ công. Gạo làm bột phải thơm ngon, không quá dẻo hoặc quá khô. Sau khi vo sạch thì ngâm nước 2 giờ mới xay nhuyễn, bọc vào những tấm vải sạch buộc chặt và đè vật nặng lên chờ bột ngấu và bớt nước.

Bột đủ độ ráo thì đem nhào, rồi dùng ống tre, chày gỗ, hoặc chai thủy tinh cán mỏng khối bột ra. Sau đó thái sợi dài vừa ăn và sao cho bột phải có độ dai nhất định, không quá ướt hoặc quá khô. Công đoạn nhào bột là quan trọng nhất quyết định cho chất lượng món cháo.

Nguyên liệu cho món cháo bột cá lóc. Ảnh minh họa.

Cá lóc phải chọn con to thì thịt mới dày, săn chắc và nấu mới ngọt nước. Sơ chế cá xong luộc và lọc thịt cá cẩn thận để không lọt cái xương nào kẻo làm người ăn bị hóc. Sau đó ướp thịt cá với gia vị [muối, tiêu, nén, ớt, nước mắm] rồi xào thơm.

Đặc biệt nữa là món cháo này dùng cả lòng cá [chứ không bỏ đi]. Lòng cá được làm sạch ướp gia vị rồi xào lăn – là điểm nhấn góp phần béo ngậy, làm tăng hương vị thơm ngon của cháo.

Đầu và xương cá thì hầm lấy nước, giúp nước dùng có độ ngọt đậm đà. Khi nước sôi, cho sợi bột vào đun tới chín thì múc ra tô, bày thịt cá lóc và gia vị rồi thưởng thức. Cách ăn cháo bột cá lóc cũng khác thường, thực khách phải gắp bằng đũa, chứ không dùng thìa, muỗng như các món cháo nhuyễn nấu từ gạo.

Tùy ý thích mà người ăn lấy thêm lá nén, hoặc hành phi, sao cho tô cháo ăn là cảm nhận được vị ngọt thơm từ nước dùng, vị đậm đà mặn mà của cá đã thấm gia vị, vị dai mềm của sợi bột, vị cay nồng của tiêu, ớt – nhưng phải là vị cay của ớt ngâm nước mắm, hạt tiêu tươi, vừa ăn vừa xuýt xoa vị tê tê nơi đầu lưỡi.

Tô cháo bột cá lóc. Ảnh minh họa.

Những người sành ăn khi ghé Quảng Trị dù bận đến mấy cũng tìm đến các quán hàng ngon nổi tiếng của địa phương để thưởng thức món cháo này. Tuy nhiên, chuyên mục Ăn của giadinh.net.vn xin giới thiệu tới bạn đọc công thức nấu món cháo bột này, để bạn đọc có thể chế biến thưởng thức tại nhà khi không muốn đi xa, hoặc chưa có điều kiện đến thăm Quảng Trị.

Cách nấu món cháo bột Quảng Trị

Nguyên liệu cho 2 phần ăn

- 1 con cá lóc đồng

- 3 lạng bột gạo [bột bánh canh làm sẵn]

- Lá nén và hạt nén [hoặc hành, mùi]

- Dầu ăn, muối, ớt, bột nêm, bột ngọt, đường

Bột gạo có thể mua sẵn, hoặc đem gạo xay thành bột mịn, rồi cho nước sạch vào nhào kỹ, dùng ống tre cán thành tấm với độ mỏng vừa phải, thái thành sợi nhỏ rời].

- Cá lóc đồng - cá tràu tươi sống.

- Gia vị: Nén lá, nén củ, tiêu, ớt ...

Cách làm 1

- Bột gạo đã chế biến thành từng sợi nhỏ rời.

- Cá lóc đồng tươi sơ chế sạch, nhớ lấy lại ruột cá [bởi một tô cháo mà thiếu lòng cá lóc thì xem như chưa hoàn hảo].

- Cho cá vào nồi luộc đủ chín là vớt ra ngay để nguội thì cẩn thận dùng tay lọc hết thịt khỏi xương. Chỗ thịt cá đó ướp gia vị, rắc chút hạt tiêu, ớt... và đặc biệt là củ nén giã nhỏ.

- Đầu và xương cá chặt thành miếng vừa, giã nát, lọc lấy nước đun lên làm nước dùng.

- Nước dùng đó đun sôi lăn tăn, hớt hết bọt rồi cho thịt cá đã ướp, nêm gia vị vừa ăn làm nước cháo. Khi nước cháo sôi lăn tăn thì cho tất cả bột, cá đã ướp đủ gia vị vào rồi vặn nhỏ lửa. Cứ để nồi cháo nóng trên bếp nhỏ lửa, rồi ai ăn thì múc ra tô, thêm cá, nén lá [hoặc hành mùi], ớt bột vào. Cách này giúp thưởng thức món cháo bột thơm lừng vị béo ngậy, ngọt ngào của cá, vị cay xé lưỡi của tiêu, ớt, vị đăng đắng của bộ lòng, vị thơm của nén, hành…

Cháo bột cá lóc biến tấu. Ảnh minh họa.

Cách làm 2

Nguyên liệu làm cháo tương tự như trên. Cách làm như sau:

- Cá lóc làm sạch, xát muối khử tanh rồi cắt khúc vừa ăn.

- Lá nén cắt nhỏ như hạt lựu.

Bắc nước lên bếp nấu cho sôi, cho cá lên luộc chín thì gắp ra đĩa. Nước luộc cá đổ vào tô.

Phi hạt nén cho thơm, cho cá lên chiên sơ cá.

Trong lúc chờ cá chín thì lấy chút mắm, muối, bột nêm, bột ngọt, đường cho vào bát khuấy tan.

Cá chín hơi vàng thì cho tý ớt bột vào chảo đảo lên để lấy màu. Đổ tiếp bát gia vị lên cá và hạ lửa [có thể cho tý nước luộc cá và om cho cá thấm đều, ngon hơn].

Cho cá vào om rồi thì đun nồi nước sôi khác để chần sơ bột gạo, rồi vớt ra rổ, trụng qua nước lạnh để bột không dính vào nhau.

Bắc nồi lên bếp, cho tý dầu và ớt lên làm màu. Đổ thêm 1 lít nước [có thể ít hoặc nhiều hơn tùy lượng người ăn]. Nước sôi thì cho cá đã um vào đun sôi lại mới cho bột vào [nếu thấy bột dính nhau thì phải chần qua nước lạnh lần nữa].

Đun khoảng 10 – 15 phút thì bột chín, nêm nếm vừa ăn, thêm tí tiêu và lá nén vào, bắc xuống múc ra các bát.

Cách bóc vỏ tôm sống rất mới, rất dễ, rất nhanhĐừng làm bánh mì bơ tỏi kiểu cũ nữa, làm thế này vừa nhanh vừa ngon hơn hẳn, lại còn đẹp xuất sắc!

Cách ăn

Khi ăn món cháo bột [bánh canh cá lóc] này nên làm riêng 1 chén mắm ớt, 1 chén muối tiêu để ai thích ăn mặn nhạt có thể thêm.

Cháo bột ngon nhất khi ăn nóng, vào chiều tối mới thú vị. Phần cháo bột thơm lừng được múc ra tô, bày thịt cá rồi rắc hành mùi, ớt xắt, vài miếng lòng cá lóc, chan nước dùng ngập bát… bốc hơi nghi ngút. Một tay cầm đũa gắp và thưởng thức cháo, tay kia dùng thìa múc nước cháo, vừa ăn sì soạp, vừa xuýt xoa thấy ngọt vị cá, cay xè đầu lưỡi vị nén, ớt, đậm đà, thích thú.

Món cháo bột cá lóc người dân Quảng Trị ưa chuộng quanh năm. Cách làm công phu độc đáo, nhưng hương vị này luôn chinh phục thực khách. Ngày nay món cháo nức tiếng được biến tấu đa dạng bằng thịt vịt, tôm,... nhưng mùi vị và cách chế biến vẫn vậy.

Người dân phía Bắc chế biến món cháo bột cá lóc đơn giản hơn, thêm vào các rau gia vị phía Bắc như nấm rơm, hành lá, thìa là, tía tô. Gia vị là nước mắm, muối, hạt nêm, dầu ăn. Và để món cháo bột cá lóc thơm ngon, không có mùi tanh thì thêm chút hạt tiêu. Món cháo cá lóc bà con phía Bắc hay ăn sáng, hoặc làm bữa chính vào mùa đông lạnh giá, hay những ngày mưa gió thì ngon tuyệt vời.

Nếu không có bột gạo các bạn có thể dùng bột lọc, bột mì [nhưng không ngon bằng bột gạo].

Nguồn: //giadinh.net.vn/mon-chao-ngon-quen-sau-nhung-an-bang-dua-o-quang-tri-ban-co-the-thuong-th...Nguồn: //giadinh.net.vn/mon-chao-ngon-quen-sau-nhung-an-bang-dua-o-quang-tri-ban-co-the-thuong-thuc-ma-khong-can-di-xa-172211012195604191.htm

Về Cần Thơ gạo trắng nước trong nhất định phải nếm thử những đặc sản nào?

Không chỉ được thiên nhiên ưu đã nhiều thắng cảnh đẹp, Cần Thơ còn có nền ẩm thực rất độc đáo và hấp dẫn khiến...

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề