Dđảm bảo khả năng thanh toán là như thế nào năm 2024

- Khả năng thanh toán hiện thời: phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không.

Khả năng thanh toán hiện thời = tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

tỷ số >1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong tình trạng tốt. Nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều[tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho...] ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.

- khả năng thanh toán nhanh: phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.

khả năng thanh toán nhanh = [tài sản ngắn hạn- hàng tồn kho]/Nợ ngắn hạn

Chỉ số này tương tự như thanh toán hiện thời. nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay [EBIT]/Lãi vay phải trả

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vây phải trả hay không.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Xác định được vấn đề này là một bước quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính phù hợp.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

“CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009 “CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009 Các chỉ tiêu khả năng thanh toán đóng một vai trò quan trọng trong các chỉ tiêu tài chính nói chung do các chỉ tiêu này phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể chuyển đổi các tài sản để thanh toán các khoản nợ. Vì vậy, nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán luôn được quan tâm bởi nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tác của doanh nghiệp… giúp đối tượng này đưa ra các quyết định về quản trị, đầu tư hoặc cho vay thích hợp. Trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, hệ số thanh toán nhanh [quick ratio] là chỉ tiêu rất hữu dụng để đánh giá khả năng thanh toán của các doanh nghiệp.

1. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là gì?

1.1. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh [hệ số thanh toán nhanh] phản ánh khả năng thanh toán tức thời, phản ánh khả năng của một doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền.

Do yêu cầu về tính thanh khoản cao, nên hàng tồn kho, chi phí trả trước ngắn hạn và một số tài sản khác khó có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền cần được loại trừ khi xác định hệ số thanh toán nhanh.

Nói cách khác, hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết tại một thời điểm, doanh nghiệp đang có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán tức thời 1 đồng nợ trong ngắn hạn.

Để tính hệ số thanh toán nhanh của công ty, ta có thể tính theo hai cách:

Hình 1: Hai cách tính hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trong đó, các giá trị liên quan đến tiền và các tài khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn sẽ có trong bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Ví dụ 01: Công ty X có 8 triệu đô la tài sản ngắn hạn, 2 triệu đô la hàng tồn kho và chi phí trả trước, và 4 triệu đô la nợ ngắn hạn. Điều đó có nghĩa là hệ số thanh toán nhanh là 1,5 [8 triệu đô la – 2 triệu đô la / 4 triệu đô la]. Nó chỉ ra rằng công ty có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn và tiếp tục hoạt động.

1.2. Đặc điểm của hệ số khả năng thanh toán nhanh

– Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty mà không cần phải bán hàng tồn kho.

– Hệ số thanh toán nhanh được coi là một hệ số đo lường chính xác hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện hành [HSKNTT hiện hành = TSNH/Nợ NH].

– Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia các tài sản có tính thanh khoản cao nhất của công ty như tiền mặt, các khoản tương đương tiền, chứng khoán có thể bán được trên thị trường và các khoản phải thu cho tổng nợ ngắn hạn.

– Các tài sản hiện tại cụ thể như trả trước và hàng tồn kho được loại trừ vì chúng có thể không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc có thể yêu cầu chiết khấu đáng kể để thanh lý.

– Kết quả tỷ lệ càng cao [càng lớn >1], thanh khoản và sức khỏe tài chính của công ty càng tốt; Tỷ lệ càng thấp [càng nhỏ

Chủ Đề