Dđi trên sa mạc vì sao ko có dấu chân

Những người theo thuyết âm mưu thắc mắc tại sao quốc kỳ Mỹ có hình dạng giống như đang tung bay trong gió - Ảnh: GETTY/NASA

Nếu Liên Xô có nhà du hành Yuri Gagarin là người đầu tiên trong lịch sử bay vào vũ trụ vào năm 1961, thì nước Mỹ có nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969.

Ngày 20-7-2019 đánh dấu tròn 50 năm kể từ khi hai phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin đặt chân lên Mặt trăng. Khoảng 650 triệu người đã xem giây phút này qua truyền hình.

Trước đó, ngày 16-7-1969, tên lửa Saturn V đã đưa tàu vũ trụ Apollo 11 cùng 3 phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin rời khỏi địa cầu. Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ [NASA] đang kỷ niệm sự kiện quan trọng này.

Giữa bối cảnh đó, các câu chuyện liên quan tới bước ngoặt này tiếp tục được lật lại. Trong đó, một câu chuyện gây nhiều tranh cãi và gây tò mò hàng đầu chính là liệu các phi hành gia Mỹ đã thật sự đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969 hay không.

Để đánh dấu giây phút lịch sử vào năm 1969 trên, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Richard Nixon đã chỉ thị các nhà du hành vũ trụ phải cắm cờ Mỹ lên bề mặt Mặt trăng. Đây cũng là một hành động để vinh danh mỗi người Mỹ đã đóng thuế, đóng góp cho chương trình Apollo.

Tuy nhiên, việc cắm cờ lên bề mặt Mặt trăng đã trở thành trung tâm gây tranh cãi khi người ta đưa ra một vài thuyết âm mưu.

Một thuyết âm mưu hàng đầu được đưa ra cho rằng chuyện lá cờ tung bay trên Mặt trăng không thể nào xảy ra, vì vốn dĩ môi trường trên Mặt trăng không có không khí.

Buzz Aldrin chính là phi hành gia đứng cạnh quốc kỳ của Mỹ cắm trên bề mặt Mặt trăng trong bức ảnh nổi tiếng một thời. Ông sau đó cho biết đó là "giây phút tự hào nhất" trong cuộc đời của mình.

Trong nhiều thập niên, NASA đã nỗ lực giải quyết các cáo buộc lừa bịp bằng cách đưa ra nhiều lời giải thích tại sao lá cờ lại chuyển động khi được cắm trên bề mặt Mặt trăng.

NASA giải thích rằng sở dĩ lá cờ được nhìn thấy chuyển động như vậy là do các phi hành gia cố cắm cây cờ sâu xuống bề mặt Mặt trăng, làm cho cây cờ rung rinh và không đứng yên. Trong khi đó, lá cờ có hình gợn sóng, nhìn giống một lá cờ đang tung bay là do các nếp gấp trong quá trình cất giữ cờ khi đem lên Mặt trăng.

Khoảnh khắc Neil Armstrong và Buzz Aldrin cắm cờ Mỹ lên bề mặt Mặt trăng - Nguồn: NASA

Tuy nhiên, những người theo thuyết âm mưu nhiều thập niên qua vẫn tuyên bố rằng đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy việc phi hành gia Mỹ đổ bộ lên Mặt trăng năm 1969 chỉ là một trò lừa gạt được quay tại một xưởng phim của Hollywood.

Những người khác cho rằng giây phút lịch sử trên đã được quay tại một địa điểm bí mật xa xôi, chẳng hạn sa mạc Nevada ở Mỹ.

Sau sứ mệnh Apollo 11, NASA tiếp tục cắm thêm 5 cây cờ lên Mặt trăng và hầu hết số cờ này vẫn đứng sừng sững tới ngày nay.

Một số thuyết âm mưu khác cũng được đưa ra liên quan tới sự kiện con người đặt chân lên Mặt trăng năm 1969. Đó là không có sự xuất hiện của các ngôi sao trong ảnh chụp của các phi hành gia thực hiện sứ mệnh Apollo 11.

Một nghi vấn khác là dấu chân mang tính biểu tượng của Neil Armstrong không khớp với đôi giày đi trên Mặt trăng của ông hiện vẫn đang được trưng bày.

Trong bài viết có tựa đề "Phải chăng là một lời nói dối khủng khiếp? Sao nhiều người vẫn nghĩ cuộc đổ bộ lên Mặt trăng là giả?" đăng vào tuần trước, báo Guardian của Anh đã kể về nguồn gốc của những nghi vấn về sự kiện lịch sử năm 1969.

Mọi chuyện bắt đầu với một người đàn ông tên Bill Kaysing và cuốn sách về "trò bịp 30 tỉ USD của Mỹ". Bill Kaysing là một nhà văn người Mỹ gốc Đức, từng là nhân viên của Rocketdyne, công ty giúp thiết kế động cơ tên lửa Saturn V, từ năm 1956 tới 1963.

Năm 1976, ông tự xuất bản một cuốn sách nhỏ có tên We Never Went to the Moon: America’s Thirty Billion Dollar Swindle [Chúng ta chưa từng lên Mặt trăng: Trò bịp 30 tỉ USD của Mỹ]. Ông đã tìm kiếm bằng chứng cho cáo buộc của mình, với các bức ảnh mù mờ và những giả thuyết được cho là khôi hài.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các giả thuyết của ông vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong các bộ phim Hollywood, phim tài liệu Fox News, diễn đàn Reddit và các kênh YouTube.

Phụ nữ đầu tiên sẽ lên Mặt trăng vào năm 2024?

BÌNH AN

Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Bài làm văn mẫu lớp 9: Nghị luận về câu nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh”, giới thiệu cho các bạn cách làm một bài văn nghị luận xã hội.

Tài liệu này gồm dàn ý chi tiết và 3 bài văn mẫu lớp 9 Nghị luận về câu nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh”, kính mong các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo.

Bài làm văn mẫu lớp 9: Nghị luận về câu nói Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống mỗi con người được sinh ra đều có giá trị. Cũng giống như câu nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. [Xukhôm linxki]

II. Thân bài

1. Giải thích:

- Hạt cát vô danh: sự nhỏ bé, mờ nhạt giữa một sa mạc rộng lớn.

=> Con người giống như “hạt cát vô danh” chỉ khi họ sống một cuộc đời nhạt nhòa, vô ích và không dám tự khẳng định giá trị của chính mình.

- “Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”.

=> Mỗi người phải biết sống có ích, biệt được giá trị của bản thân trong xã hội.

Như vậy, câu nói khuyên mỗi con người hãy biết trân trọng cuộc sống của bản thân, sống là một người có ích, ghi lại một dấu ấn tốt đẹp trong cuộc đời. Tuy nhỏ bé nhưng không vô danh, mà sẽ để lại những điều tốt đẹp trong trái tim mỗi người chúng ta quen biết.

2. Bình luận:

- Mỗi người sinh ra đều có một giá trị riêng đối với bản thân họ, gia đình và xã hội.

- Thế giới rộng lớn còn con người thì nhỏ bé, nhưng không vô danh tầm thường.

- Bản thân mỗi người phải ý thức được giá trị của mình nằm ở đâu và phát triển nó: tìm ra điểm yếu và khắc phục, tìm ra điểm mạnh để phát triển.

=> Chỉ khi làm được điều đó, mỗi người chúng ta mới có thể để lại những dấu ấn tốt đẹp cho cuộc đời, khiến cho những người biết đến chúng ta phải nhớ đến với lòng yêu thương kính trọng.

- Một số dẫn chứng:

  • Trên thế giới: nhà bác học Newton [quá khứ], tổng thống Obama [hiện tại]...
  • Ở Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh…

3. Liên hệ bản thân

- Là một học sinh đang đứng trước một kì thi quan trọng, tôi luôn cố gắng học tập thật tốt để có thể đạt kết quả cao nhất từ đó có thể chứng minh khả năng của bản thân.

- Tôi cũng luôn cố gắng sống thật có ích: thường xuyên tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ bạn bè trong học tập…

III. Kết bài

- Qua phân tích trên, có thể thấy mỗi con người sinh ra đều có những giá trị riêng.

- Chúng ta hãy sống sao để có thể lưu lại “dấu ấn trên mặt đất và trong trái tim người khác”.

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh - Mẫu 1

Xukhôm linxki đã từng nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Thật vậy, mỗi con người sống đều phải tạo ra cho mình những giá trị riêng thật tốt đẹp.

Được sinh ra trên đời là một điều thực sự tốt đẹp và hạnh phúc. Vậy tại sao mỗi người không sống một cuộc đời ý nghĩa? Cũng giống lời khuyên mà Xukhôm linxki: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Trước hết, “hạt cát” thể hiện sự nhỏ bé ít ỏi đối lập với một sa mạc cát mênh mông. Con người cũng vậy, mỗi người chỉ là một hạt cát nhỏ bé sống giữa một thế giới biết bao nhiêu con người. Nhưng không chỉ nhỏ bé, đó còn là một “hạt cát vô danh”, từ “vô danh”, hai từ “vô danh” muốn thể hiện sự mờ nhạt, vô định. Con người giống như “hạt cát vô danh” chỉ khi họ sống một cuộc đời nhạt nhòa, vô ích và không dám tự khẳng định giá trị của chính mình. Bản thân họ luôn cho mình chỉ là một “hạt cát” dễ dàng bị cuốn trôi theo gió, không lưu lại một dấu ấn gì cho cuộc đời. Nhưng không phải vậy, mỗi con người được sinh ra “để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Mỗi người phải biết sống có ích, biết được giá trị của bản thân nằm ở đâu trong xã hội và có quyền chứng minh điều đó. Như vậy, câu nói trên khuyên mỗi chúng ta hãy biết trân trọng cuộc sống của bản thân. Hãy sống và cống hiến để trở thành một người có ích, ghi lại một dấu ấn tốt đẹp cho cuộc đời. Tuy nhỏ bé nhưng không vô danh, mà sẽ để lại những điều tốt đẹp trong trái tim mỗi người chúng ta quen biết.

Cuộc sống của mỗi người có ý nghĩa hay không phụ thuộc vào cách sống của họ. Hoặc chúng ta cố gắng để biến nó trở nên tốt đẹp, hoặc chúng ta bỏ mặc cuộc đời trôi theo vô định. Trên thế giới, có được bao nhiêu con người vĩ đại như các nhà bác học Anhxtanh, Newton hay Edison sáng chế ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại? Họ đã ghi tên mình vào lịch sử thế giới với những phát minh, định luật có ích cho sự phát triển của nhân loại. Hay như ở Việt Nam, cũng có được bao nhiêu con người vĩ đại như chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, họ là những người lãnh đạo tài năng có công lao to lớn với sự nghiệp giải phóng dân tộc đất nước? Những con người ấy, tuy đã ra đi nhưng họ thực sự đã lưu lại cho cuộc đời mình một dấu ấn, lưu lại trong trái tim mỗi người một tình cảm tốt đẹp. Cũng có cả những con người bình thường, họ không quá vĩ đại như vậy, nhưng họ lại sống thực có ý nghĩa. Đó có thể là các chiến sĩ lính biển đang ngày đêm bảo vệ nơi biển đảo của tổ quốc để đổi lại sự yên bình cho nhân dân. Đó có thể là các thầy cô giáo luôn tận tâm với học trò, bồi dưỡng nên những thế hệ thành công là chủ nhân tương lai của đất nước. Đó cũng có thể là đội ngũ y bác sĩ đang hết lòng chiến đấu với tử thần để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Hay đó là những người nông dân, ngày ngày vất vả ngoài đồng áng để tạo ra những sản phẩm an toàn, thơm ngon cho người tiêu dùng và xuất khẩu ra thế giới… Tất cả những con người đó, họ không sống có mục tiêu khi làm tốt công việc của bản thân mà còn giúp đỡ phát triển xây dựng đất nước nhờ thành quả lao động mình tạo ra. Sống không chỉ vì bản thân mà còn vì cộng đồng. Sống không hời hợt mà sống đầy nhiệt huyết, biết yêu thương chia sẻ.

Nhưng có những con người lại chọn lối sống như “hạt cát vô danh”. Họ chỉ sống thu mình trong một ốc đảo nhỏ bé. Những người đó chắc hẳn sẽ bị lãng quên giống như những hạt cát nhỏ bé trong sa mạc, cuộc sống chỉ tồn tại mà không có ý nghĩa. Điều này có thể bắt gặp nhiều nhất ở giới trẻ. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay đang sống một cách hời hợt, không có lí tưởng sống. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, chạy theo những giá trị vật chất xa hoa, chạy theo thời đại. Ví dụ như khi chọn trường đại học, nhiều học sinh chỉ lựa chọn theo yêu cầu của gia đình hoặc những ngành nghề đang hot hiện nay chứ không quan tâm đến đam mê hay sự phù hợp của bản thân với công việc đó. Có nhiều người sa ngã vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật để rồi phải trả giá bằng cả cuộc đời. Người thân của họ luôn cảm thấy xấu hổ và đau lòng. Những lối sống đó thực sự đáng lên án.

Như vậy, câu nói trên thực sự đúng đắn khi nhắc nhở con người phải sống ý nghĩa, không trở thành một hạt cát vô danh. Hướng tới những chân giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Cũng giống như một câu nói rất nổi tiếng của nhân vật Pa-ven trong “Thép đã tôi thế đấy”: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh - Mẫu 2

Trong cuộc sống, mỗi một con người được sinh ra đều mang trong mình những giá trị nhất định. Đúng như câu nói: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” [Xu-khôm lin-xki].

“Hạt cát” tượng trưng cho sự nhỏ bé giữa một sa mạc mênh mông. Con người cũng vậy, mỗi người chỉ là một hạt cát nhỏ bé sống giữa một thế giới rộng lớn với hơn bảy tỷ người. Nhưng không chỉ nhỏ bé, đó còn là một “hạt cát vô danh”, từ “vô danh” thể hiện sự mờ nhạt, vô định của hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn ấy. Con người giống như “hạt cát vô danh” chỉ khi họ sống một cuộc đời nhạt nhòa, vô ích và không dám tự khẳng định giá trị của chính mình. Họ luôn cho rằng bản thân mình chỉ là một “hạt cát” cứ thế bị cuốn trôi theo gió, không lưu lại một dấu ấn gì cho cuộc đời. Nhưng không phải vậy, mỗi con người được sinh ra “để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Mỗi người phải biết sống có ích, biết được giá trị của bản thân nằm ở đâu trong xã hội và có quyền chứng minh điều đó. Như vậy, câu nói trên khuyên mỗi chúng ta hãy biết trân trọng cuộc sống của bản thân, sống là một người có ích, ghi lại một dấu ấn tốt đẹp cho cuộc đời. Tuy nhỏ bé nhưng không vô danh, mà sẽ để lại những điều tốt đẹp trong trái tim mỗi người chúng ta quen biết.

Thế giới mà chúng ta đang sống thực sự quá rộng lớn. Nhưng tạo hóa đã tạo ra con người với những giá trị tốt đẹp nhất. Bản thân mỗi người sinh ra đều có một giá trị riêng đối với bản thân họ, gia đình và xã hội. Chỉ khi làm được điều đó, mỗi người chúng ta mới có thể để lại những dấu ấn tốt đẹp cho cuộc đời, khiến cho những người biết đến chúng ta phải nhớ đến với lòng yêu thương kính trọng. Trên thế giới, có được bao nhiêu con người vĩ đại như các nhà bác học Anhxtanh, Newton hay Edison sáng chế ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại. Ở Việt Nam, cũng có được bao nhiêu con người vĩ đại như chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của loài người. Nhưng mỗi người đều có thể làm được những công việc có ích cho xã hội. Điều đó xuất phát từ chính việc bạn sống có đam mê, theo đuổi đam mê và thành công trong lĩnh vực mà mình theo đuổi. Những doanh nghiệp biết tận dụng khó khăn trong đại dịch để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử. Những doanh nghiệp sáng tạo ra sản phẩm tiêu dùng mới đến từ nguyên liệu mới như bún thanh long, bánh mì dưa hấu vừa để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp vừa để giải quyết khó khăn của bà con nông dân. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, có lẽ những người mà chúng ta cảm thấy biết ơn nhiều nhất có lẽ chính là các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch, họ chỉ là những con người nhỏ bé nhưng không tầm thường. Mỗi giờ mỗi phút họ đang vật lộn với tử thần để đem lại sự sống cho bệnh nhân. Có những sinh viên y khoa, tình nguyện tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh, tuy còn trẻ nhưng mỗi người trong số họ đều đã ý thức được trách nhiệm với cộng đồng. Có những con người thầm lặng như các chiến sĩ công an, bộ đội phải nhường nơi ở của mình cho những người đến cách ly. Không chỉ vậy, cũng có những người dân bình thường họ đã cùng nhau chung tay đóng góp cho công tác chống dịch: ủng hộ khẩu trang cho các ý bác sĩ, sáng kiến về cây gạo ATM giúp đỡ người nghèo… Phải chăng những con người nhỏ bé đó, họ chính là những con người sống có ích và đã lưu lại dấu ấn trong trái tim mỗi người chúng ta về một tấm lòng cao thượng tốt đẹp?

Nhưng có những con người lại chọn lối sống như “hạt cát vô danh”, sống nhạt nhòa vô ích, không có cá tính không có sự khác biệt. Họ chỉ sống thu mình trong một ốc đảo nhỏ bé. Người đó sẽ bị lãng quên giống như hạt cát nhỏ bé trong sa mạc, cuộc sống tồn tại không ý nghĩa không thấy được giá trị cuộc đời như cuộc sống vô nghĩa. Một số bộ phận thanh niên hiện nay rơi vào tình trạng nghiện game, nghiện mạng xã hội rồi bỏ bê việc học tập. Từ đó trở thành những con người không có công việc, không có mục đích sống dễ dàng sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Những con người đó không để lại được dấu ấn cho cuộc đời mà còn khiến những người xung quanh cảm thấy xấu hổ, đau lòng và thậm chí là muốn quên đi.

Còn đối với riêng tôi, là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Khi đọc được câu nói này, tôi chợt hiểu ra bản thân mình cần phải nỗ lực hơn nữa. Cố gắng học tập để giành được kết quả cao nhất có thể trong kì thi sắp tới. Cùng với đó, tôi cũng luôn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện: ủng hộ vì người nghèo, giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn… Từ đó, tôi mới có thể chứng minh cho mọi người thấy mình là một người có ích cho gia đình và xã hội.

Qua phân tích trên, có thể thấy mỗi con người sinh ra đều có những giá trị riêng. Chúng ta hãy sống sao để có thể lưu lại “dấu ấn trên mặt đất và trong trái tim người khác”.

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh - Mẫu 3

Con người sinh ra tuy bình thường nhưng không sống tầm thường. Cũng giống như câu nói của Xukhôm linxki: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”.

Một “hạt cát” thể hiện sự nhỏ bé ít ỏi, đối lập với một sa mạc cát mênh mông. Con người cũng vậy, mỗi người chỉ là một hạt cát nhỏ bé sống giữa một thế giới biết bao nhiêu con người. Nhưng không chỉ nhỏ bé, đó còn là một “hạt cát vô danh”, từ “vô danh”, hai từ “vô danh” muốn thể hiện sự mờ nhạt, vô định. Con người giống như “hạt cát vô danh” chỉ khi họ sống một cuộc đời nhạt nhòa, vô ích và không dám tự khẳng định giá trị của chính mình. Bản thân họ luôn cho mình chỉ là một “hạt cát” dễ dàng bị cuốn trôi theo gió, không lưu lại một dấu ấn gì cho cuộc đời. Nhưng không phải vậy, mỗi con người được sinh ra “để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Như vậy, câu nói trên khuyên mỗi chúng ta hãy biết trân trọng cuộc sống của bản thân. Hãy sống và cống hiến để trở thành một người có ích, ghi lại một dấu ấn tốt đẹp cho cuộc đời. Tuy nhỏ bé nhưng không vô danh, mà sẽ để lại những điều tốt đẹp trong trái tim mỗi người chúng ta quen biết.

Mỗi con người sinh ra đã là một cá thể độc lập, được thượng đế tạo ra với một sứ mệnh riêng. Quan trọng, chúng ta phải hoàn thành tốt sứ mệnh ấy. Sống một cuộc đời có nghĩa. Cho dù chỉ là một hạt cát nhỏ bé, cũng là một hạt cát góp phần tạo nên một sa mạc mênh mông, chứ không phải bị cuốn bay theo gió bụi. Trong thực tế, có tấm gương tiêu biểu cho câu nói của Xukhôm linxki. Đó là các bậc vĩ nhân của thế giới như Lênin hay Hồ Chí Minh. Họ đã tìm ra con đường đấu tranh giải phóng cho dân tộc họ khỏi kẻ thù xâm lược. Hay như Nick Vujicic, người đàn ông không có cả chân lẫn tay, nhưng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân đã trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới. Anh chính là một biểu tượng cho sự kiên cường, mạnh mẽ và sống có ý nghĩa. Bản thân mỗi con người, cũng có thể sống một cuộc đời có nghĩa, nếu bản thân không ngừng cố gắng học hỏi, trau dồi và định vị được giá trị của bản thân. Luôn giữ được sự tự tin, dám khẳng định tiếng nói của cá nhân để trở thành một bản sắc riêng biệt chứ không chạy theo đám đông hời hợt. Có rất nhiều người tự ti cho rằng mình quá tầm thường, chẳng có cống hiến gì cho xã hội. Nhưng họ không biết rằng, một xã hội được tạo ra từ tất cả những con người nhỏ bé. Mỗi công việc mà tốt chúng ta đang làm, mỗi hành động nhỏ mà có ích chúng ta đang thực hiện cũng có thể thay đổi thế giới theo chiều hướng tích cực hơn.

Đừng lựa chọn cách sống như một hạt cát vô danh hay thu mình trong ốc đảo của bản thân. Người đó sẽ bị lãng quên giống như hạt cát nhỏ bé trong sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương. Rất nhiều thanh niên hiện nay không tìm được lí tưởng sống, sống một cuộc đời vô nghĩa. Hằng ngày, chỉ lặp lại công việc như một người máy. Sống đấy mà như chỉ đang tồn tại Những con người đó không để lại được dấu ấn cho cuộc đời sẽ chẳng có được thứ tình cảm chân quý của mọi người xung quanh.

Đối với chúng tôi, những học sinh cuối cấp thì việc cố gắng không ngừng học tập nâng cao kiến thức để hoàn thành tốt kì thi quan trọng sắp tới chính là mục tiêu hàng đầu. Cùng với đó, tôi cũng luôn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện: ủng hộ vì người nghèo, giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn… Như vậy, mỗi học sinh sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội, xứng đáng với cương vị chủ nhân tương lai của đất nước.

Cuộc đời của mỗi con người giống như một cuốn tiểu thuyết. Mỗi ngày qua đi, chúng ta lại tự viết nên những câu chuyện có ý nghĩa cho cuộc đời mình. Để đến khi câu chuyện ấy kết thúc, chúng ta có thể cảm thấy tự hào và mãn nguyện.

Video liên quan

Chủ Đề