Đề án thành lập văn phòng thừa phát lại năm 2024

Ngày 24 tháng 02 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 330/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án Phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 [sau đây viết tắt là Đề án].

Đề án được xây dựng dựa vào các tiêu chí: trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, Sở Tư pháp tiến hành khảo sát lấy ý kiến và xây dựng Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Các tiêu chí bao gồm: [1] điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại; [2] số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại; [3] mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại; [4] đảm bảo 01 Văn phòng Thừa phát lại tại mỗi địa bàn cấp huyện.

Đề án đã đề ra định hướng chung: việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại căn cứ vào lộ trình phát triển, hiệu quả hoạt động của Văn phòng hiện có và tính đến nhu cầu người dân về xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án, tống đạt văn bản và nhu cầu lập vi bằng, để sau khi thành lập các Văn phòng Thừa phát lại hoạt động có hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương. Đảm bảo mỗi địa bàn cấp huyện có 01 Văn phòng Thừa phát lại.

Về lộ trình thành lập: hiện nay đã có 03 Văn Phòng Thừa phát lại tại 03 địa bàn cấp huyện [Long Xuyên, Châu Đốc và Chợ Mới]. Vì vậy, giai đoạn 2021-2025, thành lập 08 Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn các huyện, thị xã: Tân Châu, Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú, Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên, Phú Tân [mỗi địa bàn 01 Văn phòng Thừa phát lại].

Trường hợp khi đến năm kết thúc giai đoạn nhưng chưa phát triển đủ số lượng Văn phòng Thừa phát lại theo lộ trình này thì tiếp tục cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại trong giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn năm 2025 - 2030: tổng kết Đề án giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện và dựa trên nhu cầu thực tế sẽ thành lập Văn phòng Thừa phát lại đủ về số lượng theo định hướng tại Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP./.

Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Cập nhật ngày: 15:42, Th 6 10/02/2023

Số lượng lượt xem: 41053

Đính kèm:

  • Quyết định số 3618/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Thông báo số 502/TB-STP-TC ngày 10/02/2023 của Sở Tư pháp về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Bản hướng dẫn hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại./.

danh mục

  • Hộp thư công vụ
  • Hỏi đáp
  • Góp ý website
  • Góp ý dự thảo
  • Ý kiến người dân
  • Danh bạ điện thoại

Cấu hình

Trang chủ| Thủ tục hành chính| Dịch vụ công trực tuyến| Hệ thống văn bản| Hội nhập quốc tế | Liên hệ

SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 141-143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: [+028] 3829 7052 - Fax: [+848] 3824 3155 - Email: stp@tphcm.gov.vn Website: www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn

Thời gian làm việc:

- Thứ 2 - thứ 6: Sáng: từ 07h30 đến 11h30, Chiều: từ 13h00 đến 17h00. - Thứ 7: Sáng: từ 07h30 đến 11h30.

Chủ Đề