De an tinh giản biên chế trường Tiểu học

--- Chọn liên kết --- Bộ Giáo dục và Đào tạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoàn Kiếm UBND Thanh pho Ha Noi UBND quận Hoàn Kiếm

--- Chọn liên kết --- Sở GDKH&CN Bạc Liêu Phòng GD&ĐT Giá Rai

Cho tôi hỏi theo yêu cầu thì giáo viên tiểu học hạng II phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ vậy có nhất thiết phải có bằng ngoại ngữ hay không? Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ thì có phải áp dụng chính sách tinh giản biên chế không? Câu hỏi của anh Nguyên từ Gia Lai.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về giáo viên tiểu học hạng II như sau:

Giáo viên tiểu học hạng II - Mã số: V.07.03.28
...
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a] Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;
b] Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c] Có khả năng vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn [nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh] và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách;
d] Tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh;
đ] Vận dụng được các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp trường trở lên;
e] Có khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: tham gia ban giám khảo, thanh tra, kiểm tra; xây dựng và thực hiện được các chuyên đề dạy học;
g] Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng II và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;
h] Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; hoặc được nhận bằng khen, giấy khen từ cấp huyện trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp trường trở lên, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;
i] Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II [mã số V.07.03.28] phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III [mã số V.07.03.29] hoặc tương đương từ đủ 09 [chín] năm trở lên [không kể thời gian tập sự], tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Theo quy định thì giáo viên tiểu học hạng II phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao. Như vậy, quy định pháp luật không bắt buộc giáo viên tiểu học phải có bằng ngoại ngữ trong quá trình giảng dạy.

Tuy nhiên, trong thực tế để chứng minh được trình độ ngoại ngữ của mình thì người lao động, cụ thể ở đây là giáo viên tiểu học cần có các bằng cấp về ngoại ngữ để chứng minh khả năng của mình.

Có áp dụng chính sách tinh giản biên chế đối với giáo viên tiểu học không đáp ứng được trình độ về ngoại ngữ hay không? [Hình từ Internet]

Chính sách tinh giản biên chế có thể áp dụng đối với những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;
2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và theo các quy định khác của pháp luật.
4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu [không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động].
5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
6. Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.

Như vậy, những đối tượng theo quy định vừa nếu trên thuộc đối tượng áp dụng của chính sách tinh giản biên chế.

Theo đó, giáo viên tiểu học là viên chức làm việc tại trường học [các đơn vị sự nghiệp] thuộc đối tượng áp dụng chính sách tinh giản biên chế.

Căn cứ Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP [sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP] quy định về các trường hợp tinh giản biên chế như sau:

Các trường hợp tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật [sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức], thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
...
c] Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
...

Theo đó đối với giáo viên tiểu học chưa đạt trình độ ngoại ngữ được bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn.

Chỉ thực hiện tinh giản biên chế trong trường hợp không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc cơ quan có bố trí việc làm khác nhưng bản thân người này tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan quản lý đồng ý.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tinh giản biên chế

Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tinh giản biên chế có thể đặt câu hỏi tại đây.

Ảnh minh họa/INT

Hiện nay, việc tinh giản biên chế giáo viên chỉ mang tính cơ học, đồng thời triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên ở các trường học, chất lượng giảng dạy nhiều mặt còn hạn chế.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT xin được trả lời cụ thể như sau:

Việc thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần được các địa phương thực hiện nghiêm túc trên nguyên tắc giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước chứ không giảm số lượng người làm việc.

Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2025. Tuy nhiên, để đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai có ý kiến với UBND tỉnh tập trung đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học [tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông] phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể; xây dựng nhà công vụ giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên dạy liên trường, giúp thầy cô yên tâm công tác, giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ; thí điểm và đẩy mạnh cơ chế tự chủ trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở những nơi có điều kiện. Ưu tiên biên chế giáo viên đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập, tư thục.

Video liên quan

Chủ Đề