Ai là người ra quyết định quyết định sáp nhập, chia, tách trường tiểu học nhà trường, nhà trẻ?

Trường mầm non là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Trường mầm non do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với trường mầm non.

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.

- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Căn cứ vào Điều 26 của Luật Giáo dục năm 2019 thì cơ sở giáo dục mầm non bao gồm những nhóm sau:

Điều 26. Cơ sở giáo dục mầm non

Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;

2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;

3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.”

2. Hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gồm hai nội dung đó là:

- Đề án sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trong đó có phương án để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

- Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

3. Trình tự thực hiện:

- Ủy ban nhân dân cấp xã [nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập]; tổ chức, cá nhân [nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục] gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định sáp nhập, chia, tách; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Quy định thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường? Quy định thủ tục giải thể nhà trường?

Đa phần thì những thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể được nhắc đến thì mọi người đều nghĩ ngày đến các thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể doanh nghiệp. tuy nhiên trong nội dung bài viết này tác giả lại phân tích nội dung liên quan đến thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể trường học theo như quy định của pháp luật giáo dục. Hoạt động sáp nhập, chia, tách, giải thể thì được biết đến là những hoạt động rất quen thuộc với doanh nghiệp những đối với trường học thì hoạt động này được quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường với nội dung như sau:

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:  Luật Giáo dục năm 2019

1. Quy định thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường

Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về việc nhà trường phải đảm bảo các yêu cầu như yêu cầu sáp nhập, chia, tách phải bảo đảm việc phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Quy hoạch. Đồng thời thì phải đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo và người học. Không những thế mà việc sáp nhập, chia, tách nhà trường còn phải nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Trình tự thủ tục:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ hợp lệ. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện [tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Giáo dục và Đào tạo] hoặc qua hệ thống bưu chính.

Bước 2:

– Ủy ban nhân dân đối với trường học, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.

– Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức cá nhân.

Xem thêm: Mẫu quyết định thanh lý xe ô tô, thanh lý tài sản cố định của công ty

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu chưa quyết định thành lập, cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả: Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, hoặc qua hệ thống bưu chính [nếu có nhu cầu].

Thành phần hồ sơ:

– Tờ trình đề nghị cho phép sáp nhập, chia tách nhà trường. Tờ trình cần nêu rõ sự cần thiết sáp nhập, chia tách của nhà trường; tên nhà trường; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường sau khi sáp nhập, chia tách;

– Đề án sáp nhập, chia tách nhà trường. Đề án gồm các nội dung: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; xác định nguồn gốc sử dụng hợp pháp đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường trong từng giai đoạn. Đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong 03 [ba] năm đầu sáp nhập, chia tách nhà trường và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường trong từng giai đoạn;

– Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Văn bản phù hợp với pháp luật hiện hành xác định nguồn gốc đất hoặc chủ trương giao đất, mượn đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 05 [năm] năm;

– Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và sơ đồ thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường hoặc thiết kế các công trình kiến trúc [nếu đã có trường sở] bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc giáo dục.

Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc. Trong đó:

Xem thêm: Quy định về xử lý kỷ luật với sinh viên đào tạo đại học hệ chính quy

– Trong thời hạn 20 [hai mươi] ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và các điều kiện thực tế để sáp nhập, chia tách nhà trường theo quy định, trình UBND huyện;

– Trong thời hạn 15 [mười lăm] ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho phép sáp nhập, chia tách hay không cho phép sáp nhập, chia tách.

Đối tượng thực hiện: Người đại diện cộng đồng dân cư đứng tên xin phép sáp nhập, chia tách nhà trường

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện;

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo;

– Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn có liên quan.

Xem thêm: Tổ chức lại doanh nghiệp: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép sáp nhập, chia tách nhà trường của Chủ tịch UBND.

2. Quy định thủ tục giải thể nhà trường

Trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về việc nhà trường bị giải thể trong trường hợp như: vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường. Hay là khi nhà trường đã hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục theo như quy định của pháp luật giáo dục hiện hành mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ. Bên cạnh đó nêu như mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội thì nhà trường cũng sẽ bị giải thể theo như quy định của pháp luật hiện hành. Còn đối với những nhà trường không bảo đảm chất lượng giáo dục theo như quy định của pháp luật hiện hành thì chắc chắt sẽ bị giải thể.

Và hoạt động giải thể nhà trường sẽ được thực hiện theo trình tự và thủ tục như sau

Bước 1: Tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ có nhu cầu giải thể, nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân thành phố.

Trong trường hợp có phát hiện hoặc báo cáo của cơ quan, tổ chức hay cá nhân về việc nhà trường, nhà trẻ có hành vi vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan trong thời hạn 20 [hai mươi] ngày, tiến hành kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ giải thể, thông báo cho nhà trường, nhà trẻ tư thục và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, trong đó phải nêu rõ lý do giải thể;

Bước 2: Trong thời hạn 10 [mười] ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định giải thể hay không giải thể nhà trường, nhà trẻ tư thục.

Bước 3: Tổ chức, cá nhân nhận Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ tư thục.

Thành phần hồ sơ:

Xem thêm: Xã hội hoá giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?

 Trong trường hợp có phát hiện hoặc báo cáo của cơ quan, tổ chức hay cá nhân về việc nhà trường, nhà trẻ có hành vi vi phạm:

– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân thành phố;

– Biên bản kiểm tra;

– Tờ trình đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ của phòng giáo dục và đào tạo, trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể, kèm theo các chứng cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 10 quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

 Trong trường hợp tổ chức cá nhân có nhu cầu giải thể:

– Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ. Tờ trình cần nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên sau khi nhà trường, nhà trẻ tư thục bị giải thể; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ tư thục.

Như vậy, để có thể tiến hành thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường thì các chủ thể của nhà trường muốn thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác khi thực hiện việc thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường này theo như quy định của pháp Luật Giáo dục hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề