De minh họa đánh giá năng lực 2022 TP HCM

Xem đề thi mẫu Tại đây

Theo đó, thời gian làm bài 150 phút [không kể thời gian phát đề] với 120 câu trắc nghiệm. Mỗi câu có 4 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Thí sinh tô đậm phương án đã chọn vào phiếu trả lời

Cấu trúc đề thi có 3 phần, trong đó phần ngôn ngữ có 20 câu hỏi Tiếng Việt và 20 câu hỏi Tiếng Anh

Phần Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu có 30 câu hỏi, phần giải quyết vấn đề có 50 câu. 

Năm 2022, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức thi đánh giá năng lực ở 17 địa phương với hai đợt thi.

nu-sinh-rang-ngoi-sau-lop-khau-trang-trong-ngay-khai-giang-12.jpg

Cụ thể, kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức thành 2 đợt:

Đợt 1 được tổ chức vào ngày 27/3, tại 17 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Kết quả thi đánh giá năng lực đợt 1 ĐH Quốc gia TP.HCM được công bố vào ngày 5/4.

Đợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức thi vào ngày 22/5, trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại 4 địa phương Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố sau một tuần [ngày 29/5]

Đặc biệt, năm nay kỳ thi sẽ có 2 đợt đăng ký xét tuyển cùng lúc với đăng ký dự thi. Cụ thể, thí sinh sẽ đăng ký dự thi đợt 1 và xét tuyển ngày 28/1-28/2. Đợt 2 từ ngày 6/4-25/4. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển.

Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên, từ cao xuống thấp. Sau khi kết quả thi đợt một được công bố, thí sinh có thể đăng ký bổ sung và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển.

Năm nay có khoảng 80 trường đại học và cao đẳng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Riêng các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM đều tăng chỉ tiêu cho phương thức này. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên xét đến 70% chỉ tiêu, Trường ĐH Kinh tế - Luật là 60%, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là 50%, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đến 60% chỉ tiêu.

Lê Huyền

Điểm chuẩn các đơn vị thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 được Báo Vietnamnet cập nhật nhanh nhất, để phụ huynh và các thí sinh tham khảo cho việc xét tuyển đại học năm 2021.

Từ ngày 26-28/2, khoảng 3.000 thí sinh đầu tiên sẽ tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên. Dưới đây là đề thi minh họa để các thí sinh tham khảo.

Năm 2022, phương thức xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực được sử dụng ở nhiều trường ĐH và CĐ

Năm nay, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ tuyển sinh. Theo đề thi minh họa được công bố, kỳ thi sẽ gồm 6 bài thi cụ thể: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh. Trong đó, kỳ thi này có cách thức đánh giá thí sinh khá đặc biệt ở môn ngữ văn và tiếng Anh.

Bài thi toán, thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút, gồm 50 câu được chia thành 2 phần. Phần 1 trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn gồm 35 câu, thí sinh chọn đáp án đúng nhất. Phần 2 trả lời ngắn gồm 15 câu hỏi, thí sinh ghi đáp án dưới dạng số tự nhiên. Nếu đáp án là số thập phân, thí sinh cần làm tròn đến 2 chữ số sau dấu thập phân.

Đề minh họa bài thi toán xem tại đây.

Tương tự, bài thi vật lý, hoá học, sinh học mỗi bài cũng gồm 50 câu hỏi được chia thành 2 phần: trắc nghiệm và trả lời ngắn đáp án [thí sinh làm bài trong 90 phút].

Xem chi tiết đề thi minh họa các môn này tại đây: vật lý, hoá học, sinh học.

Bài thi ngữ văn cũng có thời gian làm bài trong 90 phút. Trong đó, phần 1 bài thi ngữ văn có 20 câu theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thí sinh chọn đáp án đúng trong 4 đáp án được nêu ra. Phần 2 viết luận, thí sinh được yêu cầu viết bài nghị luận khoảng 600 chữ.

Đề minh họa môn ngữ văn xem tại đây.

Bài thi môn ngữ văn thí sinh làm bài thi ở cả 2 dạng: trắc nghiệm và tự luận

Riêng môn tiếng Anh, thí sinh sẽ được kiểm tra cả 4 kỹ năng gồm: nghe, nói, đọc và viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam. Bài thi diễn ra trong 180 phút, trong đó 45 phút cho bài thi nghe, 60 phút cho mỗi bài thi đọc và viết. Riêng phần nói, bài thi chia ra làm 3 phần, mỗi phần sẽ có thời gian thi theo thứ tự là 3, 4 và 5 phút.

Môn tiếng Anh kiểm tra 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết

Các nội dung kiến thức được đề cập trong các bài thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong đó phần kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỷ lệ 70-80%. Còn lại là kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11.

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Bên cạnh hình thức xét dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, trường còn xét dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.

Trong đó, kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được quy điểm về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0,1 điểm.

Thí sinh xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ngành học nào thì sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành học đó. Ví dụ, thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm toán thì sẽ dự thi bài thi đánh giá năng lực toán và điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi của kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển.

Tin liên quan

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM các năm trước

Đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 dài 16 trang, gồm 120 câu. Thí sinh làm bài thi trong vòng 150 phút [không kể thời gian phát đề]. Câu hỏi được ra ở hình thức trắc nghiệm với 4 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực này có 3 phần: ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu; giải quyết vấn đề. Trong đó, phần 1 ngôn ngữ gồm 40 câu đầu tiên kiểm tra kiến thức thuộc lĩnh vực tiếng Việt và tiếng Anh.

Phần 2 từ câu 41-70 gồm các nội dung về toán học, tư duy logic và phân tích số liệu.

Phần 3 gồm các câu còn lại từ 71-120, thí sinh giải quyết vấn đề liên quan đến hóa học, vật lý, sinh học, địa lý và lịch sử.

Xem toàn bộ đề thi mẫu

\n

Ngay sau khi đề thi mẫu này được công bố, trên mạng đã xuất hiện đáp án chi tiết. Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo [ĐH Quốc gia TP.HCM], ĐH này chỉ công bố đề thi mẫu, không có đáp án.

Năm nay kỳ thi này đánh giá năng lực được ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức 2 đợt vào ngày 27.3 và 22.5. Ở đợt 1, kỳ thi dự định được tổ chức tại 17 địa phương gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Ở đợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức thi tại 4 địa phương: Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang.

Thí sinh tham dự cần đăng ký dự thi đồng thời với đăng ký xét tuyển, đợt 1 từ ngày 28.1 - 28.2, đợt 2 từ ngày 6 - 25.4. Đến thời điểm này đã có hơn 80 trường ĐH và CĐ đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển một phần chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022.

ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực lần đầu tiên vào năm 2018. Ở năm 2021, đợt 1 kỳ thi này thu hút gần 70.000 thí sinh dự thi. Ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM, năm nay một số trường ĐH khác cũng triển khai kỳ thi riêng với những tên gọi khác nhau phục vụ tuyển sinh như: ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Việt Đức… Trước khi tổ chức kỳ thi, các trường ĐH đều công bố đề thi mẫu, đề minh họa để thí sinh tham khảo.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề