Đề thi học sinh giỏi văn lớp 6 năm 2023

Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới 51 đề ôn thi HSG Văn 6, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học sinh giỏi các cấp.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề ôn thi học sinh giỏi Văn 6 sách Cánh diều. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [5 ĐIỂM]

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

[Ca dao]

Câu 1 [1.0 điểm]. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2[1.0 điểm]. Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 [1.0 điểm]. Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 [1.0 điểm]. Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? [Trả lời khoảng 2 dòng].

Câu 5[1.0 điểm]. Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? [Trả lời khoảng 3 - 4 dòng].

PHẦN II. VIẾT [5 ĐIỂM]

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể [ lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6].

Đáp án đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu Yêu cầuĐiểmI. Đọc hiểu

1

[1.0 điểm].

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát

- Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái.

0,5đ

0,5đ

2

[1.0 điểm].

Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,...

Ghi lại các 2 từ ghép: Công cha, Thái Sơn, nghĩa mẹ, ...

Mỗi từ đúng đạt 0,25đ

3

[1.0 điểm].

- Câu “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép so sánh

- Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha...

0,5đ

0,5đ

4

[1.0 điểm].

Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...

1.0

5

[1.0 điểm].

HS có thể trình bày một số ý cơ bản như:

- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.

TUYỂN TẬP 7 Các đề thi hsg môn ngữ văn lớp 6 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 7 FILE trang. Các bạn xem và tải các đề thi hsg môn ngữ văn lớp 6, đề thi hsg cấp huyện môn ngữ văn lớp 6,..về ở dưới.

UBND HUYỆN THANH HÀ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO​

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút [không kể thời gian giao đề] [Đề gồm 02 phần, 01 trang]​

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU [3,0 điểm]: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

[“Lục bát về cha” – Thích Nhuận Hạnh]​

Câu 1 [0,5 điểm]: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2 [0,5 điểm]: Khái quát nội dung bài thơ.

Câu 3 [1,0 điểm]: Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

“Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.”​

Câu 4 [1,0 điểm]: Đọc bài thơ, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]:

Em hãy viết đoạn văn [khoảng 150 chữ] ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ:

“Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.”

[“Lục bát về cha” – Thích Nhuận Hạnh]​

Câu 2 [5,0 điểm]:

  • Dựa vào đoạn văn sau và bằng cảm nhận thực tế, em hãy nhập vai thành một hạt mưa xuân để kể lại câu chuyện về cuộc đời mình.
  • “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất […]. Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã đem lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt."
  • ["Tiếng mưa"- Nguyễn Thị Thu Trang]

-Hết-

Họ và tên thí sinh: ……………………...…..........… Số báo danh:……....…..

Chữ ký giám thị 1:...........……........…...... Chữ ký giám thị 2: ……..................

UBND HUYỆN THANH HÀ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO​

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 6 NĂM HỌC 2022 – 2023. MÔN NGỮ VĂN [Hướng dẫn gồm 03 trang]​

  1. YÊU CẦU CHUNG

    Giám khảo nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

    Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

    Lưu ý: Điểm bài viết có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.

  2. YÊU CẦU CỤ THỂ PHẦN I. ĐỌC - HIỂU [3,0 điểm]

CÂU​

NỘI DUNG​

ĐIỂM​

1- Thể thơ: Lục bát. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.0,52- Nội dung bài thơ: Bài thơ khắc họa hình ảnh người cha hao gầy, vất vả và bày tỏ lòng biết ơn, tình thương cha vô hạn.0,53- Phép tu từ so sánh: cha - dải ngân hà; con - giọt nước sinh ra từ nguồn. [hoặc: cha với dải ngân hà; con với giọt nước sinh ra từ nguồn]0,5- Tác dụng: + Ca ngợi tình cha đẹp đẽ, tinh túy, bao la, vĩ đại. Con là giọt nước nhỏ bé mà tinh khiết sinh ra từ nguồn cội sáng đẹp ấy, thể hiện niềm tự hào, hạnh phúc vì là con của cha. + Cảm nhận tình cảm cha con ấm áp và tấm lòng biết ơn, trân trọng, kính yêu của người con dành cho cha. 0,25

0,254- HS có thể lựa chọn thông điệp khác nhau và lí giải phù hợp, ý nghĩa. Dưới đây là một số gợi ý: + Những vần thơ đẹp viết theo thể thơ lục bát cho em cảm nhận được tình cha ấm áp, công lao vô bờ của cha; sự vất vả của cha. Từ đó em càng thấu hiểu, yêu kính, biết ơn cha sâu nặng. + Thông điệp về truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam về đạo làm con đối với đấng sinh thành. + Thông điệp về tình phụ tử thiêng liêng cao quí, đáng trân trọng. Tình cảm ấy thúc giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phục vũ trụ.1,0

PHẦN II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

CÂU​

NỘI DUNG​

ĐIỂM​

1 [2,0 điểm]​

Viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] bày tỏ cảm xúc về một đoạn thơ lục bát.

  1. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25​

  1. Xác định đúng vấn đề: Bày tỏ cảm xúc về một đoạn thơ lục bát.c. Triển khai vấn đề: Học sinh biết vận dụng kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một đoạn thơ lục bát và cần trình bày đảm bảo các ý sau:

1,5​

- Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau đây: + Bài thơ “Lục bát về cha” của tác giả Thích Nhuận Hạnh là những lời dặn dò giản đơn nhưng cũng hết sức sâu sắc và giàu ý nghĩa về cuộc đời, tình cảm của người cha trong cảm nhận của con. + Trong đó đoạn thơ cuối để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. + Lời thơ nhẹ nhàng tựa câu hát yêu thương, đi vào trong lòng ta, khiến dâng trào trong tim ta tình yêu thương cha dạt dào tha thiết. Tình cảm của cha không bộc lộ như mẹ, cha lặng thầm tiếp bước con đi. + Hình dáng cha hòa vào bóng dáng quê hương khiến con nao nao, xúc động. + Con trưởng thành, bay cao, bay xa cũng nhờ công lao vất vả, nhọc nhằn của cha. + Tình phụ tử cũng sâu nặng, cũng đong đầy chẳng kém tình mẫu tử dạt dào cao đẹp. -> Bốn câu thơ ngắn nhưng đã khiến ta bùi ngùi, xót thương, kính quý người cha vất vả sớm hôm. Và có lẽ, mỗi chúng ta sau khi đọc đoạn thơ đều muốn báo hiếu cho sự vất vả của cha mẹ.d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về nội dung cảm nhận

0,25​

2 [5,0 điểm]​

Kể chuyện sáng tạo​

  1. Đảm bảo cấu trúc: bài văn kể chuyện sáng tạo, có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.0,25b. Xác định đúng yêu cầu của đề: hạt mưa xuân tự kể về cuộc đời mình.

    - Kể chuyện nhập vai, theo ngôi thứ nhất [xưng “tôi” hoặc “tớ, mình”].0,25c. Học sinh có thể kể câu chuyện theo những sáng tạo của riêng mình, giám khảo cần trân trọng những sáng tạo đó trên cơ sở bài làm có sự sắp xếp sự việc hợp lý, đúng chủ đề. Sau đây là một số gợi ý những ý chính trong bài làm:

    0,5 1. Mở bài: - Giới thiệu về mình [là hạt mưa mùa xuân ]...và câu chuyện sẽ kể....2. Thân bài
  2. - Tôi [tớ, mình] là một hạt mưa bé nhỏ, ngây thơ, trong sáng, vô tư, hồn nhiên.,…
  3. - Mùa đông lạnh giá ẩn mình trong đám mây khô đã qua đi...
  4. - Xuân về, theo chị gió và những luồng không khí ấm áp, trong lành...nhẹ nhàng bay đi khắp nơi...
  5. - Mặt đất đang kiệt sức vì khô cạn, cây cối trơ trụi, khẳng khiu, cành xám xịt, sông suối thiếu nước, ..…bắt đầu biến đổi khi mưa xuống ...
  6. - Hòa mình cùng bạn bè, lao xuống mặt đất- có gặp khó khăn, trở ngại gì không?
  7. - Cảm nhận thấy mặt đất đón chào mình như thế nào?
  8. - Cảm nhận khung cảnh thiên nhiên ra sao?...
  9. - Tiếp sức cho mặt đất khô cằn... cho cỏ cây hoa lá,…hòa vào đất mẹ, len lỏi vào đất...tan biến, hòa quyện vào đất đai, làm nên màu xanh bất tận của cây cối, vào hoa lá, vào sông suối,...để bắt đầu một cuộc đời mới đầy ý nghĩa...
  10. - Hạt mưa xuân: cảm thấy yêu mến... tự hào vì .….

    - Gửi lời nhắn nhủ với đất đai, với cây trái, với những bạn mưa mùa xuân của những mùa sau…. 3. Kết bài - Cảm nghĩ về cuộc đời được cống hiến, được hóa thân.....3,0

    0,5d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.0,25e. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, có cách diễn đạt độc đáo, lời kể tự nhiên thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu.0,25

* Lưu ý:

- Chỉ cho điểm tối đa nếu bài viết của học sinh kết hợp tốt các yêu cầu về nội dung và yêu cầu về hình thức, kĩ năng.

- Thí sinh có nhiều cách triển khai ý theo trình tự khác nhau, miễn là bài viết đáp ứng được hệ thống ý cơ bản.

- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lí.

THẦY CÔ TẢI NHÉ!

Chủ Đề