Để tự bảo vệ mình và người xung quanh mỗi công dân cần học tập, tìm hiểu để nắm vững các quyền

Trong bức thư ngỏ viết năm 2019, tôi đã chỉ ra những lo ngại cũng như những hi vọng cho tương lai của trẻ em và thanh thiếu niên. Bản thân tôi không ngờ rằng chỉ trong vòng một năm kể từ thời điểm đó, một đại dịch toàn cầu đã chứng minh một cách rõ ràng rằng những lo ngại đó là dựa trên những cơ sở vững chắc.

Tin xấu: Khủng hoảng tiếp diễn và suy thoái kinh tế ngày càng sâu sắc sẽ còn để lại trước mắt chúng ta những tháng ngày khó khăn. Cơn bão kinh tế này đang tiêu hao ngân sách nhà nước và đảo lộn nhiều thập kỷ phát triển và tiến bộ. Nếu chúng ta không hành động quyết đoán và kịp thời, những hệ lụy đó sẽ còn dư âm đến các thế hệ mai sau.

Tin tốt: Chúng ta có thể đảo ngược xu hướng này bằng cách tận dụng chính thời điểm này như một cơ hội chưa từng thấy nhằm tái thiết và tái hiện những hệ thống tin cậy cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Đây là lời kêu gọi hành động vì trẻ em và thanh thiếu niên dành cho các nhà lãnh đạo trên mọi bình diện xã hội - chính trị gia trên trường quốc tế, các vị lãnh đạo kiên trung, nhà hoạch định chính sách của các chính phủ, ngôi sao điền kinh, chủ sở hữu các kênh truyền thông, những nhà hoạt động và mỗi người trong chúng ta.

Cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ phục hồi toàn diện, ưu tiên đầu tư cho trẻ em và quyền trẻ em. Khu vực tư nhân cần phải nỗ lực hơn nữa trong một loạt vấn đề từ an toàn mạng và quyền riêng tư cho đến học trực tuyến hay cung cấp nước sạch để có thể tiếp cận và bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp đổi mới sáng tạo. Mỗi công dân cần phải tiếp tục là những người nắm quyền giải trình và đấu tranh chống nạn phân biệt đối xử và bất bình đẳng.

Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 75 năm UNICEF xây dựng tương lai cho thế hệ trẻ, hãy cùng nhau hỗ trợ trẻ em và các lớp thanh thiếu niên với một tinh thần khẩn trương mới bằng cách ươm mầm những cơ hội, khơi dậy những ước mơ và ủng hộ trẻ em trên mọi phương diện cuộc sốn

COVID-19 sẽ không phải là cuộc khủng hoảng cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt. Vì vậy, hãy sát cánh bên nhau như những đối tác và những người bạn để vượt qua đại dịch này mạnh mẽ hơn trước.

Henrietta Fore
Giám đốc Điều Hành UNICEF

Hiểu rõ về 5 yếu tố quan trọng tạo nên cuộc sống viên mãn sẽ giúp bạn thêm thấu hiểu bản thân, tìm được trạng thái hài lòng và từ đó, tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng nghe đến cụm từ “work - life balance” [tạm dịch là “cân bằng công việc và cuộc sống”]. Đây có thể nói là thử thách lớn nhất đối với con người thời nay. Bởi lẽ, đa số nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng chia cuộc sống của mình thành 2 mảng: “trong gia đình” và “ngoài xã hội”. Sự phân chia này rạch ròi đến nỗi nhiều người buộc phải chọn phát triển một thứ và hy sinh cái còn lại. Và nếu như đã có “hy sinh” thì cảm giác không thỏa mãn, hạnh phúc không trọn vẹn là điều tất nhiên.

Theo Dan Thurmon - diễn giả người Mỹ nổi tiếng với các bài diễn thuyết và sách chuyên đề về triết lý cuộc sống, cuộc sống không chỉ vỏn vẹn có “trong nhà” và “ngoài phố”. Hãy thử mở rộng góc nhìn của mình, bạn sẽ thấy cuộc sống này được cấu thành từ 5 yếu tố quan trọng: Công việc, các mối quan hệ, sức khỏe, tâm linh và sở thích. Chỉ khi cả năm yếu tố này được dung hòa, bạn mới có thể thẳng tiến đến một cuộc sống viên mãn đích thực.

Nào, cùng Prudential từng bước tìm hiểu 5 yếu tố đó nhé.

Điều gì khiến loài người khác biệt với những giống loài khác? Không như động vật, con người chẳng những sở hữu trí tuệ thiên phú mà trên hết, chúng ta còn không ngừng phát triển, không ngừng tạo ra những công việc mới, từ đó, kiến tạo nên cuộc sống ngày càng chất lượng hơn, phát triển hơn. Mỗi người ở từng độ tuổi đều có công việc của mình: thời thơ ấu cắp sách đến trường, khi trưởng thành đi làm nơi công sở, đến tuổi cao niên truyền lại kinh nghiệm của mình cho con cháu… Có thể nói, công việc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.

Vậy thì vì sao chúng ta lại phải làm việc? Nếu từ những ngày xa xưa, con người lao động là để trang trải cho cuộc sống, chu cấp cho các nhu cầu thiết yếu của mình như lương thực, quần áo, nhà cửa… thì ngày nay, công việc của ta còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Mỗi người sẽ có động lực làm việc riêng - người này muốn đóng góp cho xã hội, người kia lại muốn thông qua đó để thể hiện chính mình. Điều đó thường được biết tới như là “mục tiêu nghề nghiệp” hay “ước mơ”. Chẳng hạn như bạn có năng khiếu trong việc viết lách, bạn sẽ chọn trở thành phóng viên, tác giả hay người sáng tạo nội dung [copywriter] trong một công ty truyền thông. Đến khi thực hiện được rồi, bạn sẽ lại khao khát được viết nên một tác phẩm truyền cảm hứng đến cộng đồng, khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Nói tóm lại, công việc không chỉ mang đến sự ổn định tài chính, nó còn là phương tiện giúp ta hiện thực giấc mơ, tìm thấy giá trị của bản thân trong xã hội.

Điều tuyệt vời, phức tạp nhưng cũng tinh tế nhất ở con người chính là ở những mối liên kết tình cảm, còn gọi là “mối quan hệ”. Chúng ta là giống loài không chỉ có bản năng, trí óc mà còn phát triển vượt bậc về xúc cảm. Mỗi một sự tương tác, tiếp xúc tình cảm trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trải nghiệm đều sẽ tác động tới nội tâm của chúng ta. Từ những liên kết gần gũi như gia đình, bạn bè, người yêu đến các mối quan hệ xa hơn như đồng nghiệp, hàng xóm,… chúng đều đang đóng một vai trò đặc biệt trong cuộc sống của mỗi người.

Gọi là phức tạp bởi vì không mối quan hệ nào giống với mối quan hệ nào, chúng đều có thứ tự ưu tiên, nặng - nhẹ khác nhau. Sự khác nhau trong mức độ tương tác, sự tương đồng về tính cách hay liên kết máu mủ sẽ quyết định mức độ quan trọng của mối quan hệ đó trong ta, từ đó, ảnh hưởng đến hành động. Trong lớp, bạn có thể có rất nhiều bạn bè nhưng chỉ một vài người mà bạn thường xuyên nói chuyện, ăn ý về sở thích mới trở thành bạn thân và được ưu tiên hơn những người còn lại. Rồi giữa việc đi chơi cùng bạn thân hay về nhà ăn mừng sinh nhật mẹ, bạn lại lựa chọn gia đình.

Dù cho nằm ở mức độ quan trọng nào, các mối quan hệ đều cần được chăm sóc bởi chúng đóng vai trò trong việc nuôi dưỡng thể chất và tinh thần, hỗ trợ ta trong công việc lẫn cuộc sống.

“Sức khỏe” ở đây mang cả ý nghĩa về thể chất lẫn tinh thần, và chúng có mối gắn kết chặt chẽ hơn là bạn nghĩ đấy. Nếu như sức khỏe thể chất suy giảm, tinh thần của bạn cũng sẽ đi xuống và ngược lại. Thử nhớ lại xem, phải chăng vào những lúc cơ thể uể oải, mệt mỏi thì bạn không thể nào tập trung giải quyết công việc và cảm xúc luôn tiêu cực hay không? Rồi mỗi khi gặp vấn đề trong tình cảm, nhiều người thường giải khuây bằng thức uống có cồn hay đánh mất cảm hứng ăn uống, từ đó, khiến sức khỏe bản thân bị giảm sút.

Sở hữu một thể chất khỏe mạnh cùng một tinh thần sảng khoái sẽ giúp con người luôn tự tin và lạc quan cũng như thực hiện được nhiều hoài bão trong cuộc sống. Như Dan Thurmon, dù cho lịch trình diễn thuyết có bận rộn thế nào, ông vẫn luôn dành thời gian luyện tập thể dục dụng cụ hay rèn luyện thể lực với các động tác bật nhảy phức tạp. Bởi lẽ, ông hiểu hơn ai hết là điều đó sẽ giữ cho ông có một thể trạng dẻo dai, tinh thần minh mẫn cùng nguồn năng lượng tích cực có thể truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Trong cuộc sống ngày nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn mua bảo hiểm nhân thọ để chủ động dự phòng tài chính khi gặp rủi ro sức khỏe, có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời để vượt qua bệnh tật một cách dễ dàng. Đây cũng là cách để chúng ta tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

>> Tìm hiểu bảo hiểm nhân thọ là gì và các quyền lợi

>> Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ trong cuộc sống

Nghe có vẻ to tát nhưng thật ra, “tâm linh” đơn thuần là cảm giác kết nối giữa ta với một giá trị tinh thần to lớn nào đó, thường liên quan tới quá trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Trong một số trường hợp, tâm linh còn là việc hướng về giá trị nhân bản của con người, sống hướng thiện, suy nghĩ tích cực để có một cuộc sống thanh thản và tự tại. Có người tìm thấy tâm linh ở tôn giáo trong chuyện đi chùa khấn Phật, hành hương hay tu tập, cũng có người tìm thấy nó ở thiên nhiên qua thiền định, sống xanh và ăn thực dưỡng, hoặc dành thời gian cho nghệ thuật như vẽ tranh, luyện thư pháp, điêu khắc…

Guồng quay của cuộc sống hiện đại rất dễ cuốn con người ra khỏi đời sống tâm linh, khiến chúng ta đánh mất phương hướng và quên đi những giá trị nhân bản. Tùy theo sở thích cùng quỹ thời gian, hãy đưa việc thực hành tâm linh vào trong cuộc sống của bạn. Prudential tin rằng bạn sẽ sớm tìm thấy nguồn năng lượng tích cực như cảm giác bình yên, hài lòng với thực tại, biết ơn và chấp nhận những điều mình đang có.

Mỗi người trong chúng ta sẽ có thiên hướng đặc biệt yêu thích hay có năng khiếu ở một phạm trù nào đó. “Sở thích” chính là thứ khiến ta khác biệt và mang đến sự đa dạng muôn màu cho cuộc sống này. Sở thích có thể chỉ đơn giản là những việc ta làm để giải trí như đọc sách, nghe nhạc, xem phim hay đi mua sắm, nhưng cũng có khi là việc mang tới nguồn cảm hứng lớn lao, ảnh hưởng đến cuộc đời ta như đam mê hội họa, khoa học, viết lách...

Sở thích của mỗi người là khác nhau, song có một điều chắc chắn là chỉ khi làm những điều mình thực sự thích và quan tâm, bạn mới có thể toàn tâm toàn ý vận dụng hết tiềm năng vốn có để làm ra thành quả vượt trội nhất.  

Bây giờ thì bạn đã nắm rõ 5 yếu tố quan trọng cấu thành nên cuộc sống của mỗi con người rồi đấy. Vậy đâu là bí quyết để dung hòa chúng để đạt được cuộc sống vẹn tròn, viên mãn? Hãy để Prudential và diễn giả Dan Thurmon hướng dẫn bạn cách ứng dụng 5 yếu tố trên vào đời sống qua bài viết “Thành công nhờ không cân bằng có chủ ý”.

Video liên quan

Chủ Đề