Đi trốn nợ ở đâu

Khi bạn gặp rủi ro về vấn đề nợ nần thì cũng không nên bỏ trốn. Bởi có khả năng bị truy tố vào tội chiếm đoạt tài sản. Đồng thời sẽ bị truy nã nếu bên cho vay kiện lên cơ quan có thẩm quyền. Chỉ ngoại trừ trường hợp bạn bị tín dụng đen lừa đảo cho vay lãi suất quá cao.

Thì có thể tạm thời “ trú ẩn” dưới sự bảo vệ của pháp luật để không bị đe dọa. Dưới đây sẽ là một số thông tin và cách giải quyết liên quan đến vấn đề trốn nợ. Hãy cùng xem nhé!

Các nguyên nhân dẫn đến mất khả năng trả nợ?

Khi gặp rủi ro tín dụng, tức là người vay nợ nần quá nhiều. Không có khả năng chi trả thì có ý định bỏ trốn. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

Nguyên nhân vô tình

  • Làm ăn thua lỗ: Đây là nguyên nhân khá phổ biến. Bởi khi các công ty, tập đoàn làm ăn lớn thì cần một khoản vốn kha khá để đầu tư. Nhiều người dù không chắc chắn về khả năng chi trả. Mà vẫn mạnh dạn vay một khoản vốn lớn để tạo ra hàng loạt sản phẩm. Dần dần hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc giá cả bấp bênh, bị ứ đọng và lỗ vốn.
  • Không có nguồn lợi nhuận để trả nợ: Tình trạng này lại phổ biến với nhân viên, lao động làm thuê cho các chủ công ty. Vấn đề công ty phá sản cũng không hề hiếm gặp. Khi đó, họ cũng bị mất việc sau hệ lụy của doanh nghiệp đó. Việc đột ngột không có việc làm sẽ không thể khiến họ xoay sở kịp được. Trong khi đăng ký vay dựa trên mức thu nhập hàng tháng.
  • Bị lừa đảo: Có 2 nơi để vay tiền trả lãi phổ biến là ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vì ngại đến ngân hàng và muốn vay tiền gấp, vay số lượng lớn. Trong vấn đề này một phần cũng do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết. . Nên vô tình bị gài bẫy bởi tín dụng đen. Đến cuối cùng bị đánh lãi trên trời, lãi mẹ đẻ lãi con.

Nguyên nhân cố tình, người vay không có ý định trả

  • Thiếu trung thực: Nhiều người tài chính yếu kém. Nhưng vẫn cố tình khai báo mức lương hàng tháng cao. Hoặc là đang nợ tín dụng đen nhiều, mà vẫn khăng khăng che dấu. Để được cho vay nhiều tiền hơn tại ngân hàng. Dẫn đến nợ nần chồng chất nợ nần.
  • Không có ý thức trả nợ: Nhiều người không sử dụng tiền vay vào mục đích chân chính là tiêu dùng. Mà có ý định chiếm đoạt tiền bạc để tham gia vào những mục đích nguy hiểm. Như cờ bạc, buôn lậu, khai thác hàng cấm,… Cuối cùng, mất hết vốn và muốn trốn nợ.

Có nên trốn nợ hay không?

Việc trốn nợ là ý định mà rất nhiều người nghĩ đến khi lâm vào cảnh khốn cùng của tài chính. Họ lo sợ không có khả năng chi trả, cũng như nghĩ rằng mình không còn cách nào hơn nữa. Một là ngồi tù hoặc sống không bằng chết. Hai là cao chạy xa bay, tháo gỡ được gánh nặng.

Tuy nhiên, trốn nợ mà bị truy lùng khắp nơi, phải sống trong cảnh chui rúc. Thiếu tự do, lo sợ hàng ngày thì tốt nhất đừng nên bỏ trốn và hãy nghĩ đến cách khác. Bình tĩnh lại, đọc các tài liệu liên quan đến giải pháp hồi lại vốn. Tìm hiểu kỹ càng các bộ luật về vấn đề tính lãi suất. Vì biết đâu đó lại chứa đựng ý tưởng giúp mình thoát nợ một cách chân chính.

Trốn nợ có vi phạm pháp luật?

Đối với việc trốn nợ ngân hàng bạn sẽ bị truy cứu và xử lý pháp luật. Tùy vào từng trường hợp có thể bị quy vào các tội. Bao gồm lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lừa đảo tức là ngay từ đầu đã có ý định vay mà không trả. Hay nói cách khác đây là hành vi cố tình vi phạm vì mục đích bất hợp pháp. Dùng các thủ đoạn xảo quyệt, lợi dụng danh nghĩa, tình hình khẩn cấp, thiên tai để chiếm đoạt.

Tội lạm dụng khởi nguồn từ sau khi đã thỏa thuận được vay. Gặp phải rủi ro hoặc một lý do nào đó và có ý định bỏ trốn. Vẫn cố tình không trả nợ dù đã đến thời hạn ghi trên hợp đồng. Hoặc có thể là chiếm đoạt tài sản bằng những thủ đoạn gian dối. Tùy theo hình thức và mức độ nặng nhẹ mà người vi phạm sẽ bị phạt như sau:

Phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 năm. Đối với việc chiếm đoạt tài sản tương đương 2 triệu đến 5 triệu đồng tiền Việt Nam. Từ 50 triệu đến 200 triệu là tù 2 cho đến 7 năm. Cao hơn sẽ là 7 đến 10 năm nếu từ 200 triệu đến 500 triệu. Nếu mức tài sản lớn hơn có thể quy về mức xử phạt chung thân.

Trốn nợ tín dụng đen có phạm pháp?

Khi bạn bị rơi vào bẫy của bọn cho vay nặng lãi thì đồng nghĩa bạn cũng là nạn nhân. Nhưng nếu bị đánh lãi quá cao, không đủ khả năng chi trả. Và bạn quyết định bỏ trốn thì cũng phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hiểm. Không chỉ với chính và còn ảnh hưởng đến người thân xung quanh. Thường thì tín dụng đen sẽ hoạt động theo cả một hệ thống.

Bất kỳ nơi đâu cũng có người của chúng. Kể từ khi bạn trở thành đối tượng thì bạn đã xác định bị theo dõi. Đồng thời, nếu bỏ trốn cũng đồng nghĩa bạn biết có người phạm pháp mà không báo với cơ quan công an. Dẫn đến vô tình phạm tội bao che.

Cách giải quyết nợ nần tốt nhất

Trốn nợ theo cách nào? Có bị truy nã hay không?

Nếu bạn vay tiền ngân hàng hoặc của cá nhân tổ chức hợp pháp nào đó. Mà có hành vi chiếm đoạt, không có ý định trả, bỏ trốn. Thì sẽ bị truy nã sau khi bên cho vay đến cơ quan công an trình báo. Do đó, tốt hơn hết, hãy bình tĩnh lại. Và nghĩ cách thoát nợ an toàn thay vì bỏ trốn.

Nếu bạn bị xã hội đen gây áp lực, bị bọn cho vay nặng lãi gài bẫy. Có thể “ bỏ trốn”, nhưng không phải là đối với cơ quan chức năng. Mà bỏ trốn tạm thời khỏi tầm mắt của chủ cho vay. Để liên hệ với cơ quan công an, nhằm vừa đòi lại công bằng trong việc vay nợ. Vừa hành động theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm:Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không

Cách để tránh trường hợp phải trốn nợ

  • Khi muốn đầu tư, mua sắm, chi tiêu,… trước khi ký hợp đồng cần cân nhắc kỹ. Tính toán xem trường hợp xấu xảy ra mình có đủ khả năng chi trả hay không. Nếu mức độ rủi ro khá lớn thì nên kiềm lại.
  • Khi đã hiểu, nghiên cứu kỹ các giấy tờ, hợp đồng thì mới ký nhận. Tránh trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng. Những nội dung trong hợp đồng nên được yêu cầu đóng dấu, ký tên đầy đủ.

Như vậy, ngân hàng 24h vừa Hướng Dẫn Bạn Cách Giải Quyết Nợ Nần An Toàn, Không Phạm Pháp. Mong rằng đây vừa là kinh nghiệm vừa là kỹ năng trong vấn đề tài chính. Giúp bạn trưởng thành hơn khi quyết định đầu tư hay vay mượn tiền.

Xem thêm:

  • Nợ Dưới Tiêu Chuẩn Là gì, Nợ Quá Hạn Là Gì
  • [Giải Đáp] Nợ Ngân Hàng Bao Lâu Thì Bị Khởi Kiện Ra Tòa
  • Nợ Ngập Đầu Thì Phải Làm Sao? 7 Cách Thoát Nợ Nên Học Ngay

Trốn Nợ Nên Đi Đâu, Có Bị Bắt Truy Nã Không? [Đây là Câu Trả Lời]

5 [100%] 1 vote[s]

Đăng Ký Tài Khoản Ngân Hàng Online Nhận 30.000VNĐ + 10tr mở theo hướng dẫn này

Vỡ nợ không còn khả năng trả thì xử lý như thế nào là vấn đề mà nhiều người đang quan tâm. Hiện nay, nhu cầu vay mượn ngày càng nhiều đi kèm là những rủi ro ngày càng lớn. Có những trường hợp VAY VỐN để làm ăn nhưng lại thua lỗ, vỡ nợ dẫn đến tình trạng không còn khả năng trả thì chủ nợ phải làm sao. Bài viết, dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề pháp lý xoay quanh chủ đề này.

Vay vốn để làm ăn nhưng lại thua lỗ dẫn đến tình trạng vỡ nợ

Vay tài sản là gì?

Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giải quyết như thế nào?

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên

Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như vậy vay tiền chính là vay tài sản.

Việc vay tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự. Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay tiền thì các bên có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Vỡ nợ là gì?

Vỡ nợ là việc không trả được nợ bao gồm cả lãi hoặc gốc của một khoản vay hay chứng khoán.

Vỡ nợ có thể xảy ra khi người vay không thể thực hiện thanh toán kịp thời, bỏ lỡ thời gian thanh toán hoặc tránh hoặc ngừng thanh toán.

Các cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí các quốc gia có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ nếu họ không thể tiếp tục nghĩa vụ nợ của mình. Rủi ro vỡ nợ thường được tính toán trước bởi các chủ nợ.

Vỡ nợ không có khả năng chi trả thì xử lý như thế nào?

Quan hệ vay tài sản là giao dịch mang nhiều tiềm ẩn rủi ro. Để hạn chế các rủi ro đó, pháp luật Việt Nam đã quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,..Từ đó, khi bên vay tiền mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố,…Hoặc bên vay có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp, cầm cố mất khả năng chi trả nợ thì bên cho vay gần như không có cơ hội lấy lại tài sản. Khi đó, bên cho vay phải khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa sẽ ra một bản án để phán quyết xem nghĩa vụ trả nợ là bao nhiêu và bao giờ. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên bản án [tự nguyện thi hành]. Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án thì bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.

>>> Xem thêm: Hướng giải quyết khi con nợ mất khả năng thanh toán

Các trường hợp vay nợ chuyển thành quan hệ hình sự

Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • – Cơ quan công an có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh là người vay tiền không phải là có ý định vay mượn thật mà chỉ là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin, tài liệu không đúng sự thật, không có thật làm cho nạn nhân hiểu lầm mà giao tài sản, sau khi nhận được tài sản của nạn nhân thì không có ý định trả lại tài sản [chiếm đoạt]; Trong trường hợp này người chiếm đoạt số tiền đó sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản [Điều 174 Bộ luật hình sự 2015].
  • – Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Trường hợp này, sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản [Điều 175 Bộ luật hình sự 2015].
  • – Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Trường hợp này, sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản [Điều 175 Bộ luật hình sự 2015]

Trình tự, thủ tục khởi kiện người vay không có khả năng trả nợ

Thứ nhất, về thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ:

  • Đơn khởi kiện cần có những nội dung về thông tin cá nhân của bạn, của những người nợ tiền, hóa đơn, chứng từ, giấy vay nợ,…để chứng minh về việc những người đó nợ tiền.
  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện của bạn, tòa án sẽ thực hiện những thủ tục sau: xem xét đơn, thụ lý vụ án và yêu cầu nộp tạm ứng án phí; xác minh, thu thập chứng cứ; tiến hành phiên họp. kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trong trường hợp các đương sự không thể hòa giải với nhau, tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Mẫu đơn khởi kiện

Thứ hai, về thủ tục yêu cầu thi hành án:

  • Theo quy định tại Điều 4 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Như vậy, trong trường hợp khi bản án [hoặc quyết định] của tòa án buộc những người vay tiền phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ nhưng bên vay vẫn tiếp tục không tự nguyện hoàn trả thì bạn có quyền yêu cầu thi hành án.
  • Theo quy định tại Điều 30 và Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bạn có tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.

>> Xem thêm: Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự bao gồm những gì?

Trên đây là bài viết dưới góc độ của các nhà luật gia về trường hợp vỡ nợ không còn khả năng trả. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề