Điểm chuẩn đại học 2023 ngoại thương

Trường đại học Ngoại thương là một trong những trường có điểm chuẩn năm 2022 ở mức cao - Ảnh:NAM TRẦN

Tại cơ sở Hà Nội, nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế có mức điểm chuẩn là 28,40, nhóm Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Marketing có điểm chuẩn 28,20. Nhóm Kế toán, Tài chính ngân hàng điểm chuẩn là 27,80. Nhóm ngành Luật điểm chuẩn là 27,50.

Các ngành ngôn ngữ [môn ngoại ngữ nhân hệ số 2]: Ngôn ngữ Anh 36,40 điểm; Ngôn ngữ Pháp 35 điểm; Ngôn ngữ Trung 36,6 điểm và Ngôn ngữ Nhật 36 điểm.

Tại cơ sở II - TP.HCM, nhóm ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh có điểm chuẩn là 28,25 điểm, nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kinh doanh quốc tế, Marketing có điểm chuẩn 28,25 điểm.

Theo nhận định của lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương, điểm trúng tuyển năm 2022 của tất cả các phương thức xét tuyển ổn định, chênh lệch không nhiều so với năm 2021.

Thí sinh trúng tuyển theo tất cả các phương thức của trường sẽ nhập học và đăng ký ngành/chương trình trong ba ngày từ 26 đến 28-9-2022.

Điểm chuẩn chi tiết các ngành của Trường ĐH Ngoại thương:

Năm học 2022-2023, trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh 4.050 chỉ tiêu cho cả trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc bao gồm Cơ sở II TP.Hồ Chí Minh và Cơ sở Quảng Ninh.

Điểm chuẩn trường Đại học Ngoại thương sẽ được cập nhật nhanh, chính xác nhất trên Gia Đình Mới. Phụ huynh, học sinh có thể tra cứu tại đây.

Đã có điểm chuẩn trường Đại học Ngoại thương 2022 phương thức xét tuyển 1, 2 và 5:

Trường Đại học Ngoại thương thông báo ngưỡng điểm trúng tuyển có điều kiện [thí sinh được xác định trúng tuyển chính thức khi tốt nghiệp THPT và được xác định trúng tuyển trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo] đối với các phương thức xét tuyển 1, 2 và 5 của Trường như sau:

TIẾP TỤC CẬP NHẬT...

Theo thông tin tuyển sinh năm 2022, trường đại học Ngoại thương tuyển sinh theo 6 phương thức:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT

Phương thức tuyển sinh này dành cho 3 nhóm đối tượng: Thí sinh tham gia thi HSG quốc gia [hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường]; thí sinh đạt giải [nhất, nhì, ba] HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên [theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT].

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập

Phương thức này dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế [SAT, ACT, A-level], áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Phương thức này áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức trong năm 2022.

Phương thức xét tuyển này áp dụng cho một số chương trình tiêu chuẩn.

Phương thức 6: Xét tuyển thẳng

Phương thức xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường. Thời gian xét tuyển được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các phương thức tuyển sinh riêng của trường sẽ được thực hiện trên Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường [//tuyensinh.ftu.edu.vn].

Đại diện trường ĐH Ngoại thương cũng cho biết, năm 2022, Trường Đại học Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số, bao gồm Marketing số [tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội] và Truyền thông Marketing tích hợp [tuyển sinh tại Cơ sở II- TP.Hồ Chí Minh] thuộc ngành Marketing và chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế [tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội].

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2021 như sau:

Chủ Đề