Điểm thi đại học có nhân hệ số không năm 2022

Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 từ ngày 4/5 đến 17 giờ ngày 13/5/2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] vừa có hướng dẫn cụ thể việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Theo đó, thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022 thực hiện đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT tại trường phổ thông. 

Thí sinh tự do thực hiện đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT [nếu có] trực tiếp tại đơn vị đăng ký dự thi do Sở GD&ĐT quy định.

Từ ngày 28/4/2022 đến hết ngày 29/4/2022, trường phổ thông cấp cho các thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022 tài khoản [là số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của thí sinh - viết tắt: CCCD/CMND; trường hợp thí sinh không có CCCD/CMND thì sử dụng mã số định danh được cơ quan Công an cấp để thay thế] và mật khẩu để truy cập Hệ thống quản lý thi. Các thí sinh này có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu cho đến hết ngày 03/5/2022.

Sau đó, thí sinh chính thức đăng ký dự thi từ ngày 4/5 đến 17 giờ ngày 13/5. Thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022 thực hiện đăng ký dự thi trực tuyến.

Sau khi nộp Phiếu đăng ký dự thi, thí sinh tự do sẽ được Đơn vị đăng ký dự thi cấp tài khoản [là số CCCD/CMND của thí sinh] và mật khẩu để đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua internet tại địa chỉ //thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn.  

Thí sinh cần bảo mật thông tin tài khoản, mật khẩu được cấp để đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi từ khi đăng ký dự thi đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT. Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu, thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu. Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì có thể liên hệ với Đơn vị đăng ký dự thi để cấp lại.

Các đơn vị đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh chuẩn bị hồ sơ và điền vào Phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT đầy đủ và đúng các thông tin; rà soát hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT để bảo đảm độ chính xác, đặc biệt là thông tin về diện ưu tiên để được cộng điểm ưu tiên [nếu có]; xem xét và quyết định điều kiện dự thi của thí sinh; tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ. 

Khi đăng ký dự thi, thí sinh phải kê khai bảo đảm chính xác các thông tin về mã tỉnh, thành phố, mã trường phổ thông,... đúng quy định. 

Khi đăng ký bài thi tổ hợp/môn thi thành phần, thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022 được đăng ký dự thi chỉ một bài thi tổ hợp [Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội] để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Sau khi kết thúc thời hạn đăng ký dự thi, thí sinh không được thay các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.

KL


Đăng ký xét tuyển sau kỳ thi tốt nghiệp THPT

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, với một số thay đổi lớn, trong đó có thời gian đăng ký xét tuyển.

Các năm trước, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học cùng lúc với đăng ký thi tốt nghiệp và được điều chỉnh lại sau khi biết điểm thi. Năm nay, các em có thể đăng ký sau khi đã thi tốt nghiệp, thậm chí khi đã biết điểm. Thay đổi này được đánh giá là tiện lợi hơn cho thí sinh, giúp các em có có đủ tham số, từ kết quả tốt nghiệp đến việc tìm hiểu kỹ các ngành, trường để sắp xếp thứ tự nguyện vọng, tránh phải điều chỉnh, tốn thời gian và chi phí.

Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia theo kế hoạch chung. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

Quảng cáo

Thí sinh không xác nhận nhập học sớm

Những năm gần đây, các trường đại học áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh [bên cạnh xét điểm thi tốt nghiệp]. Vì vậy, nhiều thí sinh được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển trước khi biết điểm thi tốt nghiệp [điều kiện cần]. Các em có thể xác nhận nhập học sớm và hoàn thành thủ tục nhập trường khi đã có đủ giấy tờ.

Tuy nhiên, năm nay, các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn tiếp tục phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ; và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Ví dụ, thí sinh A đã trúng tuyển theo phương thức xét học bạ vào ngành Kế toán của trường B. Nhưng sau khi thi tốt nghiệp THPT, nếu A cảm thấy thích ngành khác hoặc có khả năng trúng tuyển ngành khác bằng điểm thi tốt nghiệp, em có thể đặt các nguyện vọng mới ở thứ tự ưu tiên cao hơn ngành Kế toán. Còn nếu vẫn thích học ngành Kế toán của trường B, em phải đăng ký ngành này ở nguyện vọng một.

Quảng cáo

Việc đăng ký tất cả nguyện vọng bằng mọi phương thức lên hệ thống được cho là sẽ giúp giảm thiểu thí sinh ảo. Hệ thống của Bộ sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đã trúng tuyển các nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm khi đủ điều kiện hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Các trường không được bắt buộc các em xác nhận nhập học sớm. Khi chưa xác nhận nhập học, các em vẫn được sử dụng quyền đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung để có thêm cơ hội trúng tuyển như thí sinh khác.

Thí sinh không được cộng điểm ưu tiên khu vực nếu xét tuyển lại

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến giữ nguyên mức điểm cộng ưu tiên khu vực. Thí sinh khu vực 1 [KV1] được cộng 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là 0,5 và khu vực 2 [KV2] là 0,25 điểm.

Tuy nhiên, dự thảo đưa ra điểm mới là cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng vào năm thí sinh tốt nghiệp THPT. Thí sinh tốt nghiệp từ những năm trước, nếu thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng thì không được cộng.

Về điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2, tùy đối tượng, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Các mức điểm ưu tiên được quy định tương ứng với tổng điểm ba môn [trong tổ hợp môn xét tuyển] theo thang điểm 10 đối với từng môn thi [không nhân hệ số]. Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Những điểm mới trên sẽ có hiệu lực khi Bộ ban hành quy chế tuyển sinh năm 2022, dự kiến vào tháng 6. Dự thảo quy chế hiện được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 31/5.

* Dự thảo quy chế tuyển sinh 2022

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022. Dự thảo này có một số thay đổi liên quan đến thời gian đăng ký xét tuyển sẽ được thực hiện sau kỳ thi tốt nghiệp THPT; quy định sẽ không cộng điểm ưu tiên khu vực đối với những thí sinh dự thi lại;…

Quy định về việc xét tuyển sớm cũng là một điều chỉnh đáng chú ý ở dự thảo này. Theo đó, đối với các phương thức tuyển sinh khác bên cạnh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ. Các trường chỉ được công bố và đăng tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển [trừ điều kiện tốt nghiệp THPT] lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác.

Thí sinh đã dự tuyển vào trường theo kế hoạch xét tuyển sớm vẫn phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ. Với thí sinh đã được trường thông báo đủ điều kiện trúng tuyển [trừ điều kiện tốt nghiệp THPT] một nguyện vọng nhất định, vẫn được tự quyết định đặt thứ tự ưu tiên nguyện vọng khi đăng ký trên hệ thống và sẽ được công nhận trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất.

Những thí sinh không đủ điều kiện trúng tuyển vào một ngành đào tạo theo nguyện vọng thì vẫn có thể tiếp tục đăng ký ngành đào tạo đó theo phương thức tuyển sinh khác trên hệ thống.

Năm 2022, thí sinh sẽ đăng ký tất cả nguyện vọng theo mọi phương thức lên hệ thống chung của Bộ và chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất. Ảnh tư liệu Mỹ Hà

PGS.TS Bùi Đức Triệu -Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng, việc đăng ký tất cả các nguyện vọng theo mọi phương thức lên cùng một hệ thống sẽ giúp hạn chế tình trạng một thí sinh trúng tuyển nhiều trường, nhiều ngành bằng các phương thức khác nhau. Điều này sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các trường và giúp các trường giảm bớt tỷ lệ thí sinh ảo.

Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng có nghĩa, người học sẽ không có cơ hội trúng tuyển theo nhiều phương thức khác nhau như trước đây. 

“Trước đây thí sinh có thể tham gia nhiều phương thức và có thể đỗ nhiều nguyện vọng hoặc nhiều trường theo các phương thức khác nhau. Sau đó, thí sinh có thể chọn nguyện vọng mong muốn nhất. Nhưng giờ đây, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng duy nhất, cũng là nguyện vọng cao nhất. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lựa chọn của thí sinh”.

Do đó, ông Triệu cho rằng, với sự thay đổi này, thí sinh cần phải cân nhắc thật kỹ về ngành/ trường mình yêu thích và cần lựa chọn phương thức nào có khả năng trúng tuyển cao nhất.

Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Phong Điền -Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, dự thảo quy chế mới này sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các trường.

“Trước đây, tỷ lệ thí sinh ảo tăng là do hệ thống lọc ảo chỉ thực hiện với các thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chứ chưa đưa vào những thí sinh xét tuyển theo phương thức riêng của các trường. Do đó, có một số trường đã lấy thí sinh trước. Sau khi nhập học, những thí sinh này sẽ không còn tham gia xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT nữa. Các trường sẽ còn lại coi đây là thí sinh ảo”. 

Do đó, sự điều chỉnh này, theo PGS Điền, sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các trường và các trường cũng có thể cạnh tranh lành mạnh với nhau ở mọi phương thức.

Ngoài ra, ông Điền cho rằng, sự điều chỉnh về quy trình này cũng sẽ có lợi hơn cho thí sinh. “Trước mắt, thí sinh sẽ không bị thiệt thòi về quyền lợi. Trước đây, khi trúng tuyển vào một phương thức nào đó, ví dụ bằng học bạ, các em cần xác nhận nhập học ngay. Điều này khiến nhiều thí sinh hoang mang không biết có nên quyết định xác nhận nhập học ngay không hay tiếp tục chờ kết quả từ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. 

Giờ đây, thay vì phải nhập học luôn theo phương thức khác, các em có thêm nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, được tư vấn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng”.

Tuy nhiên, với sự thay đổi này, ông Điền cũng cho rằng, các trường phải chấp nhận nhận phần khó về mình. 

“Trước đây, sau khi thí sinh xác nhận nhập học bằng các phương thức xét tuyển sớm, trường sẽ nắm ngay được số lượng nhập học bằng các phương thức này chiếm bao nhiêu phần trăm, từ đó chủ động được việc xét tuyển bằng phương thức còn lại. Nhưng giờ đây, khi phải xét tuyển đồng thời các phương thức, điều này sẽ khó khăn hơn cho các trường”.

Để khắc phục điều này cũng như việc thí sinh không yên tâm khi xét tuyển – dù đã đủ điều kiện đỗ nhưng khi lên lọc ảo có thể lại trượt, ông Điền cho rằng, các trường có thể đưa ra một danh sách dự tuyển sớm [danh sách những thí sinh đạt điều kiện trúng tuyển sơ bộ] để các em có quyết tâm có thể đặt nguyện vọng 1 vào những phương thức riêng này.

Đánh giá dự thảo quy chế lần này sẽ làm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường; thống nhất, có sự kiểm soát, giám sát của Bộ GD&ĐT; tăng tính minh bạch, công bằng các thí sinh với nhau, các trường với nhau và các nguyện vọng của thí sinh với nhau;.... nhưng TS Trần Khắc Thạc- Phó trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Thủy Lợi cho rằng, thay đổi trong việc không được xác nhận nhập học sớm có thể gây khó khăn cho các trường tốp giữa và tốp cuối trong việc tuyển sinh.

Lý do là bởi mọi năm, khi thí sinh xác nhận nhập học sớm, các trường có thể “cầm chắc trong tay” số lượng thí sinh đã trúng tuyển. Nhưng năm nay, các trường sẽ khó khăn hơn trong việc xác định số lượng thí sinh trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển sớm.

Do đó, ông Thạc cho rằng, điều này có thể khiến các trường tốp giữa và cuối khó khăn hơn trong việc tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt 1.

"Lúc này, các trường sẽ cần phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của mình để dự tính sao cho tuyển vừa đúng, đủ", ông Thạc nói.

Video liên quan

Chủ Đề