Đinh cao minh 2023 đánh giá đề kháng kháng sinh năm 2024

Đặt vấn đề: Với tình hình đề kháng kháng sinh cao, việc lựa chọn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Staphylococcus spp. là một thách thức trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ loại mẫu bệnh phẩm có kết quả cấy dương chủng Staphylococcus spp. giai đoạn 2019 - 2021; Xác định tỷ lệ và phân tích xu hướng nhạy cảm với kháng sinh của chủng Staphylococcus spp. giai đoạn 2019 - 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Độ nhạy cảm với từng loại kháng sinh giai đoạn 2019 - 2021 được thu thập từ Khoa Xét nghiệm. Sự khác biệt về xu hướng nhạy cảm giữa năm 2019 và 2021 được kiểm tra bằng cách sử dụng phép kiểm Chi bình phương. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có 3103 mẫu bệnh phẩm cho kết quả phân lập là Staphylococcus spp.; trong đó, vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Staphylococcus aureus [55,1%] và các bệnh phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất gồm mủ/dịch tiết/catheter [47,1%], máu [30,0%], đường hô hấp [15,4%] và nước tiểu [4,5%]. Sau ba năm, Staphylococcus spp. tại bệnh viện còn nhạy cảm 100% với vancomycin và linezolid; nhạy cảm trên 50% với cloramphenicol [80,4%], doxycycline [93,9%], rifampicin [93,7%] và co-trimoxazole [68,0%]. Tỷ lệ MRSA rất cao [72,4%] với tỷ lệ hVISA [MIC vancomycin từ 1-2 µg/mL] chiếm 14,9%. Xu hướng nhạy cảm với kháng sinh của Staphylococcus spp. đã tăng có ý nghĩa thống kê [p < 0,05] nhưng độ tăng không đáng kể. Tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh của Staphylococcus spp. tại các khoa lâm sàng sau ba năm tương tự mô hình toàn viện, trừ Khoa Hồi sức tích cực có tỷ lệ nhạy cảm thấp hơn đáng kể đối với hầu hết các loại kháng sinh. Kết luận: Tính nhạy cảm của Staphylococcus spp. cao chỉ còn với vài loại kháng sinh. Tỷ lệ chủng Staphylococcus spp. đề kháng như MRSA và hVISA cao cho thấy việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại Khoa Hồi sức tích cực.

Staphylococcus spp., kháng sinh, nhạy cảm, đề kháng.

Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành để bảo vệ hiệu quả của thuốc kháng vi sinh vật và giải quyết mối đe dọa phức tạp và ngày càng gia tăng của kháng thuốc tại Việt Nam.

Trong Tuần lễ Thế giới Nâng cao nhận thức về kháng thuốc, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức FHI 360 với sự hỗ trợ từ Liên minh Châu Âu [EU] và các đối tác khác tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Hà Nội. Thông qua Hội nghị, Bộ Y tế kêu gọi hành động từ các cá nhân, mọi thành phần trong xã hội và nền kinh tế, bao gồm cả sức khỏe con người, động vật, thực vật và môi trường.

Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, khiến cho việc điều trị nhiễm trùng ngày càng trở nên khó khăn hoặc không thể điều trị được.

Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; hiệu thuốc bán thuốc kháng sinh không kê đơn và bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý.

Chiến lược quốc gia về phòng chống kháng thuốc là thể hiện nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và các đối tác quốc tế khác nhằm chống lại sự gia tăng của tình trạng kháng thuốc. Chiến lược đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường giám sát, thúc đẩy sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong y tế và nông nghiệp, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về hậu quả của việc lạm dụng và sử dụng quá mức thuốc kháng vi sinh vật ở cả con người và động vật. Chiến lược này do Bộ Y tế chủ trì và phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và các Bộ liên quan.

Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS. Trần Văn Thuấn cho biết: “Kháng thuốc vẫn đang là mối lo ngại ở Việt Nam bất chấp những tiến bộ khoa học đã đạt được trong 10 năm qua. Báo cáo gần đây của chúng tôi cho thấy từ dữ liệu kháng sinh đồ: xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng trong thập kỷ qua. Nhiều thách thức vẫn còn tồn tại, bao gồm năng lực hạn chế của các phòng xét nghiệm trong việc tiến hành giám sát và phân tích dữ liệu, kê đơn thuốc kháng sinh không phù hợp và thiếu việc thực thi các quy định về bán thuốc kháng sinh. Cam kết của Chính phủ trong việc giải quyết vấn đề này được phản ánh trong Chiến lược kháng kháng sinh quốc gia toàn diện mà chúng tôi sẽ triển khai trong tuần này”.

“Chúng tôi kêu gọi tất cả các các ban ngành và các tỉnh, thành cùng chung tay thực hiện và hỗ trợ những sáng kiến của Chiến lược này nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân cũng như sức khỏe của các thế hệ tương lai.”

TS. Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Việt Nam đã cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng từ năm 2018, ban hành thông tư yêu cầu kê đơn đối với tất cả các loại kháng sinh sử dụng trên động vật kể từ năm 2020 và sẽ loại bỏ dần việc sử dụng kháng sinh điều trị dự phòng trong ngành chăn nuôi vào năm 2026. Đây là những nỗ lực cụ thể có thể giảm lượng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và giảm nguy cơ kháng kháng sinh ở cả động vật và con người. Nông dân có thể thúc đẩy các biện pháp phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu nhu cầu sử dụng kháng sinh bao gồm quy trình chăn nuôi và phúc lợi động vật tốt như mô hình quản lý, chuồng trại, thức ăn và nước uống phù hợp; thực hiện an toàn sinh học hiệu quả và sử dụng vắc xin tối ưu và phù hợp.”

TS. Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá cao cách tiếp cận của Chính phủ và sự Hưởng ứng trong Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc từ 18-24/11/2023 với chủ đề là “cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc”.

“Chiến lược này là một bước quan trọng hướng tới việc làm chậm sự tiến triển kháng thuốc, vốn là một thực trạng mà Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt. Nỗ lực giải quyết tình trạng kháng thuốc cần sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương”.

“Để đạt được tiến bộ - đặc biệt là về sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý - cũng sẽ đòi hỏi nỗ lực thống nhất từ các nhà hoạch định chính sách, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực tư nhân, nông dân và quan trọng nhất là mỗi người dân ở Việt Nam. Trong công cuộc quan trọng này, Tổ chức Y tế thế giới và các đối tác khác sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam”, Tiến sĩ Pratt chia sẻ.

Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; hiệu thuốc bán thuốc kháng sinh không kê đơn và bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý.

TS. Rémi Nono Womdim, Đại diện Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc – FAO Việt Nam cho biết “Kháng thuốc trong thực phẩm và nông nghiệp gây ra rủi ro cho hệ thống lương thực, sinh kế và nền kinh tế. Bên cạnh tác động tiêu cực trực tiếp đến động vật, kháng thuốc ở động vật cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất lương thực, an ninh lương thực và sinh kế của người nông dân. Hơn nữa, kháng thuốc có thể lây lan giữa các vật chủ và môi trường khác nhau, đồng thời các vi sinh vật kháng thuốc có thể làm ô nhiễm chuỗi thức ăn. Điều này làm cho kháng thuốc trở thành một vấn đề vượt qua ranh giới ngành. Thực hành chăn nuôi tốt, an toàn sinh học, vệ sinh, tiêm phòng và các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng khác là rất cần thiết để giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật. Việc thực hành nông nghiệp tốt và quản lý vi sinh vật gây hại và cung cấp một cách tiếp cận toàn hệ thống để giữ cho cây trồng khỏe mạnh và chỉ sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc chống vi sinh vật như là lựa chọn cuối cùng.”

Người dân chỉ nên dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống vi sinh vật khác do nhân viên có chuyên môn và thẩm quyền kê đơn, luôn tuân thủ theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng kháng sinh; không bao giờ dùng chung hoặc sử dụng kháng sinh còn thừa của người khác; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thực hành tình dục an toàn và tiêm chủng đầy đủ.

Chiến lược này cũng đề cập đến vấn đề sức khỏe động vật. Việt Nam có tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao trong ngành chăn nuôi. Việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã góp phần gây ra tình trạng kháng kháng sinh và làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người tiêu dùng.

Ký văn bản thỏa thuận về phòng, chống kháng thuốc giữa các Bộ và các đối tác phát triển - chung tay hành động thực hiện lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới: “Cùng nhau ngăn chặn kháng thuốc”. Tại Hội nghị triển khai Chiến lược và hưởng ứng “Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” diễn ra lễ ký bản thỏa thuận về phòng, chống kháng thuốc giữa các Bộ và các đối tác phát triển: gồm có Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và các đối tác phát triển: Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam [WHO], Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới tại Việt Nam [FAO]; Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam [US.CDC]; Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ [USAID]; Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Tổ chức FHI 360.

Chủ Đề