Đo nhiệt độ cơ thể ở đâu

Cơ thể con người là một cơ thể hằng nhiệt có nghĩa là một cơ thể bình thường, trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh thì vẫn luôn giữ được một nhiệt độ ổn định. Tuy nhiên sự phân bố nhiệt trong cơ thể thì không đồng đều.

Có hai loại thân nhiệt là thân nhiệt trung tâm và thân nhiệt ngoại vi. Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ ở phần sâu trong cơ thể, chính xác nhất là đo tại vùng mạch máu và mô quanh trung tâm điều hòa nhiệt ở não. Thân nhiệt trung tâm phân bổ dọc từ não xuống phần sâu của đầu, mặt, cổ, thân mình, bình thường dao động xung quanh 36,2 - 37,2 độ C. Thân nhiệt trung tâm được đo ở hậu môn hoặc là màng nhĩ qua ống tai. Nhiệt độ ở tứ chi và phần nông của cơ thể là thân nhiệt ngoại vi. Thân nhiệt ngoại vi có thể đo ở nách hoặc miệng, nhiệt độ đo ở những vị trí khác nhau có sự chênh lệch. Cụ thể:

 Ảnh minh họa [nguồn Internet]

Nách: Thấp hơn ở hậu môn 0,7 độ C

Tai: Thấp hơn ở hậu môn 0,5 độ C

Miệng: Thấp hơn ở hậu môn 0,5 độ C

Dựa trên nguyên lý đó mà các thiết bị đo thân nhiệt ra đời. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau:

Nhiệt kế số: Cho biết kết quả rất nhanh, chính xác và có thể dùng để đo thân nhiệt ở miệng, hậu môn, nách. Nhiệt kế có nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau và có thể mua ở các nhà thuốc hoặc siêu thị. Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Nhiệt kế điện đo nhiệt độ ở tai: Loại nhiệt kế này cho kết quả nhanh, chính xác, dễ dùng và hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, không nên dùng đối với các trẻ dưới 3 tháng tuổi vì lỗ tai các em nhỏ và cho kết quả không được chính xác.

Nhiệt kế băng nhựa đặt trên trán, không chính xác.

Nhiệt kế dưới hình thức núm vú, loại nhiệt kế này tiện lợi nhưng cho kết quả không chính xác.

Nhiệt kế thủy ngân, đây là loại nhiệt kế rất thông dụng, tuy nhiên không nên dùng cho trẻ nhỏ nhất là theo đường miệng vì trẻ có thể cắn vỡ nhiệt kế, dẫn tới nguy cơ ngộ độc thủy ngân.

Sốt là một phản ứng tốt của cơ thể, tuy nhiên khi sốt cao quá thì lại có hại cho, đặc biệt ở trẻ nhỏ, phản ứng điều nhiệt kém. Khi nhiệt độ tăng cao có thể làm cho trẻ co giật, nặng hơn là làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn hoạt động và rất dễ dẫn đến tử vong. Khi trẻ sốt nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và biện pháp xử trí thích hợp. Tuy nhiên để an toàn phải biết theo dõi và kiểm soát thân nhiệt cho trẻ để tránh các tai biến do sốt gây ra.

Khi đo nhiệt độ cho trẻ nên đo ở nách là an toàn hơn, trước khi đo nhớ vẩy ống nhiệt xuống dưới 35,5 độ C [hay bấm nút cho đến lúc có số 0 ở máy điện tử].

Khi đặt ống nhiệt vào nách trẻ, phải đảm bảo kẹp đúng giữa phần da.

Chờ tối thiểu 5 phút với ống thuỷ [hay đến khi có tiếng bíp của máy điện tử] mới đọc kết quả.

Cộng thêm 0,5 độ C để có được thân nhiệt trung tâm.      

 ThS. Vũ Hồng Anh


Trong tủ thuốc mỗi gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ thì nhiệt kế là vật dụng cần thiết và nên có để chăm sóc sức khỏe từng thành viên. Khi có triệu chứng sốt hoặc những bệnh lý khác, đặc biệt khi virus Corona đang phát triển nhanh chóng thì việc xác định nhiệt độ thân nhiệt bao nhiêu rất quan trọng. Vậy có những loại nhiệt kế nào và cách sử dụng chúng ra sao cho hiệu quả?

1. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân hay còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân là nhiệt kế quen thuộc và xuất hiện nhiều không chỉ ở gia đình mà ở các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân chúng ta có thể chọn đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Trước khi đo hãy vẩy nhẹ vạch đo xuống dưới mức tam giác màu đỏ.

Đo thân nhiệt ở nách

Giữ nhiệt kế ở nách, ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 – 5 phút. Với trẻ em nhiệt độ cơ thể đo trong khoảng 34.7 độ – 37.3 độ thì các bé không bị sốt. Với người lớn cũng tương tự như vậy. Thường thì người lớn sẽ dùng phương pháp đo nhiệt độ ở nách.

Đo thân nhiệt ở miệng

Lưu ý không nên thực hiện khi đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút. Trước khi đo rửa sạch bằng xà phòng, đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi, giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế. Với nhiệt kế thủy ngân cần giữ trong khoảng 3 phút và với nhiệt kế điện tử chỉ cần giữ dưới 1 phút.

Nếu trẻ em đo trong khoảng 35.5 độ – 37.5 độ thì không bị sốt. Với người lớn nhiệt độ miệng lớn hơn 37,5 độ C thì có dấu hiệu sốt.

Đo nhiệt độ tại hậu môn

Phương pháp đo nhiệt độ cơ thể ở hậu môn sẽ cho kết quả chính xác tuyệt đối. Tẩm chất bôi trơn vào đầu nhiệt kế rồi đưa nhẹ bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 2 - 2.5 cm. Giữ trong 3 phút sau đó lấy ra đọc kết quả. Khi nhiệt độ tại hậu môn của trẻ từ 38 độ C trở lên thì đã có dấu hiệu của sốt, còn người lớn là lớn hơn 37,6 độ C.

2. Nhiệt kế điện tử

Loại nhiệt kế điện tử hoạt động dựa vào cảm ứng nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế. Nhiệt kế điện tử dùng để đo tại nách, miệng hay hậu môn, hiển thị thông số bằng điện tử có đèn led dễ đọc hơn nhiệt kế thủy ngân và có tiếng báo khi xong. Nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể bằng tia hồng ngoại, thời gian tiếp xúc để lấy kết quả chưa đến 30 giây, độ an toàn cao hơn.

3. Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ ở lỗ tai hoặc vùng trán. Cách đo này là nhanh nhất, chỉ mất không quá 3 giây, rất tiện lợi, dễ đo. Khi đó nhiệt độ tại trán, cần ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương, khoảng 1 - 3 cm và chờ trong vòng 60 giây để có được kết quả. Trong trường hợp đo nhiệt độ trong tai lớn hơn 38,1 độ C là sốt.

>>> Tìm hiểu thêm: Nhiệt kế đo trán loại nào tốt?

Nếu đo qua tai thì chúng ta cần kéo vành tai của người bệnh ra sau rồi bấm nút đo. Sau khoảng 1 - 3 giây có thể rút nhiệt kế ra để xem kết quả. Khi nhiệt độ tại tai từ 38 độ C trở lên thì đã bị sốt. Phương pháp này chỉ dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Nếu tai trẻ có nhiều ráy tai kết quả sẽ thiếu chính xác.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nhiệt kế hồng ngoại loại nào tốt?

 Xem thêm

Lưu ý với trẻ nhỏ khi có dấu hiệu sốt gia đình cần phải theo dõi thường xuyên để nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế, tránh sốt cao dẫn tới tình trạng co giật.

Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn!

Theo dõi nhiệt độ cơ thể là một cách giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân. Ở người bình thường, nhiệt độ trung bình của cơ thể khoảng 37°C. Tuy nhiên, một số người có nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút, và điều đó là bình thường. Thông thường, nhiệt độ cơ thể thường được đo bằng cách đặt nhiệt kế trong miệng, nhưng cũng có những cách khác như:

  • Đo ở tai
  • Đo ở trán
  • Đo ở hậu môn [trực tràng]
  • Đo dưới nách [nách]

Mặc dù đo nhiệt độ nách tuy không chính xác nhưng cũng không có nghĩa là nó vô dụng. Đo nhiệt độ nách là một phương pháp tốt giúp cho việc sàng lọc những thay đổi về nhiệt độ cơ thể.

Cách kiểm tra nhiệt độ nách

Đo nhiệt độ tại nách là một phương pháp đo nhiệt độ phổ biến và dễ thực hiện nhất. Một chiếc nhiệt kế kỹ thuật số là dụng cụ hữu ích để đo nhiệt độ nách. Bạn cũng không nên dụng nhiệt kế thủy ngân, vì chúng có thể bị vỡ và gây nguy hiểm.

Cách đo nhiệt độ nách:

  • Kiểm tra xem nhiệt kế đã bật chưa.
  • Ấn nhẹ đầu của nhiệt kế vào giữa nách.
  • Giữ cánh tay của bạn, hoặc cánh tay con của bạn, áp sát vào cơ thể để nhiệt kế giữ nguyên vị trí.
  • Đợi cho nhiệt kế đọc chỉ số nhiệt độ. Việc này sẽ mất khoảng một phút hay lâu hơn. Hãy chờ cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp.
  • Lấy nhiệt kế ra khỏi nách và đọc nhiệt độ.
  • Làm sạch nhiệt kế và cất vào nơi quy định để bảo quản cho lần sử dụng tiếp theo.

Khi lấy nhiệt độ nách, bạn có thể so sánh nó theo bảng dưới để có thể có chỉ số nhiệt độ chính xác hơn.

Nhiệt độ đo tại nách

Nhiệt độ đo tại miệng

Nhiệt độ đo tại hậu môn và tai

36.9–37.4°C

37.5–37.7°C

38–38.3°C

37.4–38.4°C

37.8–38.6°C

38.4–39.1°C

38.4–38.9°C

38.7–39.1°C

39.2–39.7°C

38.9–39.5°C

39.2–39.7°C

39.8–40.3°C

39.6–40°C

39.8–40.3°C

40.4–40.9°C

Nhiệt độ cơ thể như thế nào thì được coi là bình thường?

Nhiệt độ cơ thể có thể thay đổi theo độ tuổi. Biểu đồ dưới đây đưa ra mức nhiệt độ cơ thể ở trạng thái bình thường khi đo ở nách tại các độ tuổi:

Độ tuổi

Khoảng nhiệt độ bình thường của cơ thể khi đo tại nách

Mức nhiệt độ cơ thể được coi là sốt

0–2

34.7–37.2°C

37.3°C trở lên

3–10

35.9–36.7°C

36.7°C trở lên

11–65

35.2–36.9°C

36.9°C trở lên

65 trở lên

35.6–36.3°C

36.4°C trở lên

Những cách khác để đo nhiệt độ cơ thể

Ở phần đầu, chúng ta đã đề cập đến nhiều phương pháp khác nhau để đo nhiệt độ cơ thể. Dưới đây là chi tiết những phương pháp này:

Đo tại tai

Nhiệt độ đo tại tai thường thấp hơn một chút so với nhiệt độ đo tại hậu môn. Để lấy nhiệt độ đo tại tai, bạn cần một nhiệt kế đo tai đặc biệt. Cách sử dụng:

  • Lắp một đầu dò vào nhiệt kế và bật lên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Kéo nhẹ phần vành tai ra ngoài để mở dọc ống tai, nhẹ nhàng đẩy nhiệt kế vào ống tai cho đến khi nhiệt kế được đưa vào hoàn toàn
  • Nhấn nút đọc và chờ thông báo xong của nhiệt kế.
  • Tháo nhiệt kế cẩn thận và đọc nhiệt độ đo được.

Đo tại trán

Đo nhiệt độ tại trán là cách đọc chính xác thứ 4 trong só 5 cách đo nhiệt độ, sau đo nhiệt độ tai, miệng và hậu môn. Cách đo này không gây ra nhiều khó chịu và việc đọc nhiệt độ cũng rất nhanh.

Để lấy nhiệt độ trán, bạn cần sử dụng một chiếc nhiệt kế đo tại trán. Đối với những nhiệt kế trượt trên trán, để dùng nó bạn cần thực hiện những thao tác sau:

  • Bật nhiệt kế và đặt đầu cảm biến ở giữa trán.
  • Trượt nhiệt kế một cách chậm rãi, từ giữa trán sang bên trái hay phải đều được, theo đường nối giữa điểm giữa trán và phía trên cùng của vành tai. Bạn hãy giữ cho nhiệt kế tiếp xúc với da mọi lúc.
  • Dừng di chuyển nhiệt kế khi đến vị trí chân tóc.
  • Đọc nhiệt độ trên màn hình.

Cách đo này không được coi là chính xác để đọc nhiệt độ trán. Bạn nên sử dụng loại nhiệt kế trán không tiếp xúc để thay thế. Cách sử dụng nhiệt kế trán không tiếp xúc như sau:

  • Bật nhiệt kế và hướng đầu cảm biến của nhiệt kế vào giữa trán. Chú ý không chạm vào trán. Khoảng cách từ đầu cảm biến nhiệt kế đến trán phụ thuộc vào từng loại nhiệt kế bạn sử dụng. Bạn nên đọc hướng dẫn trong sách hưỡng dẫn của nhiệt kế.
  • Bấm nút đo và đợi nhiệt kế đưa ra nhiệt độ.
  • Đọc nhiệt độ ghi trên màn hình.

Đo tại miệng

Đo nhiệt độ tại miệng được coi là phương pháp chính xác thứ 2, chỉ sau đo nhiệt độ ở hậu môn, và đây cũng là cách đo phổ biến cho cả trẻ lớn và người lớn.

Để đo nhiệt độ tại miệng, bạn cần sử dụng một chiếc nhiệt kế kỹ thuật số đo nhiệt độ miệng. Hãy chờ ít nhất 30 phút để có thể sử dụng nhiệt kế tại miệng nếu bạn vừa ăn đồ gì đó nóng hoặc lạnh.

Cách sử dụng:

  • Đặt nhiệt kế xuống dưới lưỡi, lệch sang 1 bên và đẩy vào phía sau miệng. Đảm bảo đầu đo của nhiệt kế luôn luôn ở dưới lưỡi mọi lúc.
  • Giữ nhiệt kế ổn định tại chỗ bằng môi và ngón tay. Tránh sử dụng răng để giữ. Mím môi để bịt kín khoang miệng trong một phút hoặc cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp.
  • Lấy nhiệt kế, đọc nhiệt độ và làm sạch nó trước khi cất đi.

Đo tại hậu môn

Đo nhiệt độ tại hậu môn được coi là phương pháp đo nhiệt độ chính xác nhất. Điều này rất hữu ích nhất để theo dõi nhiệt độ ở trẻ em – những đối tượng có xu hướng nhạy cảm hơn về những thay đổi nhiệt độ cơ thể so với người lớn.

Các bước để lấy nhiệt độ tại hậu môn ở trẻ em:

  • Làm sạch nhiệt kế bằng nước mát và xà phòng.
  • Bôi một lớp dầu lên phần đầu của nhiệt kế [phần đầu bạc].
  • Đặt trẻ nằm ngửa với gấp đầu gối.
  • Cẩn thận đưa đầu nhiệt kế vào hậu môn khoảng 2-3 xentimet, hoặc chỉ một nửa khoảng trên nếu trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Giữ nhiệt kế ổn định tại chỗ bằng ngón tay.
  • Đợi khoảng 1 phút hoặc cho đến khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp.
  • Từ từ rút nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.
  • Làm sạch nhiệt kế và bảo quản cho lần sử dụng tiếp theo.

Bạn hãy lưu ý rằng không bao giờ được sử dụng cùng một nhiệt kế đo tại hậu môn đồng thời đo tại miệng. Hãy chắc chắn rằng các nhiệt kế được đánh dấu rõ ràng, để có thể ngăn bạn hoặc người khác vô tình nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

Cách nào là tốt nhất cho trẻ nhỏ?

Đo nhiệt độ tại nách được coi là cách an toàn nhất để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ dưới 3 tháng tuổi. Phương pháp này cũng thường được sử dụng để kiểm tra nhiệt độ ở trẻ sơ sinh đến 5 tuổi vì nó là một trong những phương pháp dễ thực hiện nhất và, ít xâm lấn cơ thể.

Để đo nhiệt độ cho trẻ tại nách cũng giống như cách bạn thực hiện cho chính mình. Giữ nhiệt kế để nó luôn đúng vị trí, và đảm bảo rằng trẻ không cử động trong khi đo vì nhiệt kế ở dưới cánh tay có thể không đọc được nếu bị xê dịch quá nhiều.

Đo nhiệt độ tại hậu môn cũng là một cách an toàn để đọc nhiệt độ cơ thể chính xác ở trẻ nhỏ. Một trong những điều quan trọng là cần phát hiện tình trạng sốt càng nhanh càng tốt, và cần gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Nhiệt kế đo tại tai và tại trán cũng an toàn khi sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với nhiệt kế đo tại miệng, thường không được khuyến nghị cho trẻ nhỏ vì chúng thường gặp khó khăn khi trẻ khó giữ nhiệt kế dưới lưỡi sao cho đủ lâu để có thể đo được nhiệt độ.

Tổng kết

Có nhiều cách để đo nhiệt độ cơ thể, và mỗi cách đo sẽ có độ chính xác khác nhau. Sử dụng phương pháp đo nhiệt độ tại nách là một cách an toàn và hiệu quả để theo dõi nhiệt độ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp chính xác nhất. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ trẻ bị sốt, tốt nhất bạn nên đo nhiệt độ tại hậu môn.

Bạn cũng nên sử dụng bảng so sánh nhiệt độ tại các vị trí khác nhau để có thể biết nhiệt độ cơ thể chính xác là bao nhiêu khi sử dụng nhiều phương pháp. Đo nhiệt độ cơ thể giúp bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe bản thân, từ đó có những điều trị kịp thời khi gặp tình trạng sốt, và có thể làm giảm nguy cơ của các biến chứng có thể xảy ra.

Tham khảo thêm thông tin tại: Làm thế nào để cách ly tại nhà hiệu quả?

Video liên quan

Chủ Đề