Độ trưởng thành độ 0 là gì

Hỏi - 19/11/2012
Bác sỹ cho em hỏi khi thai nhi 23 tuần 5 ngày cân nặng là 500gram , độ trưởng thành là 1, bề cao tử cung là 20cm. Các chỉ số trên có bình thường không bác sỹ ? em lo nhất là độ trưởng thành. Cám ơn bác sỹ.

Trả lời Chào bạn

Thai 23 tuần 5 ngày cân nặng và bề cao tử cung như trên là bình thường. Độ trưởng thành của bánh nhau trong quá trình mang thai gồm 4 độ: 0,I, II, III. Trên siêu âm sẽ có biểu hiện bằng những nốt hóa vôi trên bề mặt của bánh nhau. Khi thai đủ tháng thì thông thường đô trưởng thành của bánh nhau khoảng độ II, III. Do đó khi thai dưới 30 tuần độ trưởng thành của bánh nhau là 0, I là bình thường. Bạn không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng tới thai của bạn.

BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ

Độ trường thành của thai nhi như thế nào thì được xem là an toàn là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ lần đầu tiên mang thai. Để biết độ trưởng thành của thai nhi qua từng gia đoạn, chị em hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Độ trưởng thành của thai nhi hay còn được gọi với tên gọi khác là độ trưởng thành nhau thai. Đây là khái niệm dùng để chỉ khả năng lắng đọng canxi trong bánh nhau [vôi hóa] của nhau thai.

Thai nhi độ tuổi càng lớn sẽ đồng nghĩa với việc nhau thai bị vôi hóa tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường, dựa vào đó bác sĩ có thể đánh giá mức độ trưởng thành của thai nhi.

Thông qua máy siêu âm, bánh nhau sẽ được đánh giá chính xác dựa trên mức độ canxi hóa với những cấp độ sau:

Cấp độ này nhau thai được đánh giá chưa trưởng thành. Thường vào khoảng tuần 12 – 28 của thai kỳ.

Giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên của nhau thai. Thường vào tuần 30 – 32 của thai kỳ. Giai đoạn đầu của nhau thai có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Giai đoạn này đánh dấu nhau thai đã trường thành. Thường sau 36 tuần, nhau thai gần như đã trưởng thành.

Giai đoạn này, nhau thai đang bị lão hóa, do vôi hóa và có sự lắng đọng Cellulose, làm giảm khả năng cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng. Và thai nhi cũng có thể gặp phải nguy hiểm bất kỳ lúc nào.

Sự trưởng thành nhau thai ở mỗi người là khác nhau. Ở giữa thai kỳ [12-28 tuần] – nhau thai cấp độ 0, thời kỳ sau đó [30-32 tuần] – nhau thai cấp độ 1; sau 36 tuần – nhau thai cấp độ 2 [trưởng thành hơn].

Nếu trước tuần thứ 37 phát hiện nhau thai tiến triển thuộc cấp độ 3, kết hợp với các chỉ số đường kính lưỡng đỉnh và khối lượng thai nhi là 2500 gram thì mẹ bầu cần lưu ý xem xét tới việc thau thai trưởng thành sớm.

Đồng thời, cảnh giác tình trạng thai nhi phát triển chậm ở bên trong tử cung. Nếu nhau thai 38 tuần và ở cấp độ 3 thì cho thấy nhau thai đã thực sự trưởng thành.

Giai đoạn đầu của thai kỳ, điều đáng chú ý và lo ngại nhất trong lâm sàng đó là chức năng của nhau thai dần bị lão hóa theo thời gian. Điều này có nghĩa là nếu thời gian càng lâu thì khả năng lão hóa của nhau thai sẽ càng cao.

Nếu nhau thai bị lão hóa sẽ không thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, oxy cho thai nhi, thậm chí là gây thiếu oxy. Nếu thai nhi bị thiếu oxy nguy cơ tử vong sẽ rất cao khi còn ở trong tử tung, hay xảy ra tổn thương não sau khi sinh.

Thường sau tuần 36 thì nhau thai đã phát triển trưởng thành tới cấp 2, cho thấy nhau dần bắt đầu trưởng thành. Nhưng, nhau thai có thể được trưởng thành trước đó.

Nếu như nhau thai cấp 3 được kết hợp với chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, ước tính trọng lượng thai nhi là 2500 gram thì mẹ bầu nên xem xét cẩn thận tới vấn đề nhau trưởng thành sớm, cũng như khả năng thai phát triển chậm trong tử cung.

Thực tế, nhau thai không phải càng trưởng thành càng tốt. Sự trưởng thành của nhau thai cần căn cứ vào khoảng thời gian mang thai của mẹ mới là tốt. Bởi, nhau thai chính là chìa khóa quan trọng cho việc cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé.

Nhau thai trưởng thành sớm được hiểu là nhau thai già đi nhanh chóng. Điều này có thể dẫn tới việc không cung cấp đầy đủ oxy cho bé, thậm chí có thể dẫn tới bé chậm phát triển. Đến cuối thai nhi, về cơ bản nhau thai đã trường thành.

Vào khoảng tuần 38, nhau thai bước vào cấp độ 3 cho thấy nhau thai dường như đã trưởng thành. Khi nhau thai trưởng thành tới cấp độ 3, cần phải tiến hành kiểm tra bất kỳ lúc nào giúp phòng ngừa tình trạng nhau lão hóa, gây nguy hiểm cho thai nhi.

Giai đoạn cuối của thai kỳ, các chức năng của nhau thai giảm khi thai nhi càng trưởng thành. Lão hóa thai có thấy chức năng của thai nhi bị giảm một cách đáng kể, điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi. Nếu như thai nhi đã trưởng thành thì bạn cần phải sinh ngay.

Lão hóa nhau thai đề cập tới khả năng suy giảm chức năng nhau thai. Từ đó khiến cho thai bị thiếu oxy trầm trọng, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí nguy hiểm hơn là thai chết lưu, ngạt thở,…

Cùng nhiều hệ quả khôn lường khác như chết, não không phát triển, trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ. Sự lão hóa của nhau thai diễn ra theo một quy trình, tăng trưởng, phát triển tới trưởng thành.

Tới cấp độ 3, nhiều người cho rằng nhau thai đã già rồi, nhưng thực tế từ tuần 35 trở đi, chỉ cần đảm bảo sự trưởng thành của nhau thai tốt, chứ không phải là già, chức năng tốt hay xấu dựa vào rất nhiều yếu tố, cần kiểm tra kỹ càng.

Chẳng hạn như: lượng ối lượng là bao nhiêu, nhịp tim hay, một số xét nghiệm sinh hóa cần thiết, chức năng của nhau thai có tốt hay là không?

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Muốn thụ thai nhanh phải làm sao

Thường nhau thau thai trưởng thành ở cấp độ 1 hay cấp độ 2 thì bạn có thể sinh nở tự nhiên rồi. Ở cấp độ về cơ bản cho thấy nhau đã trưởng thành, và cấp độ 2 đã trưởng thành thực sự. Lúc này việc sinh nở là điều bình thường.

Nhưng, nếu thau thai ở cấp độ 3, nghĩa là bắt đầu già hóa, nó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Lúc này sản phụ cần chú ý tuân thủ đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để có các biện pháp phù hợp.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu đúng về độ trưởng thành của thai nhi. Mọi băn khoăn cần các chuyên gia y tế sản phụ khoa đầu ngành tư vấn và giải đáp, bạn hãy trao đổi trực tiếp TẠI ĐÂY.

Tuy nhiên hầu hết các thai phụ khi đọc kết quả siêu âm thấy mình bị canxi hóa bánh nhau thì rất lo lắng, hoang mang, không biết như vậy có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các thai phụ hiểu rõ và đúng hơn về canxi hóa bánh nhau để tránh những lo lắng, hoang mang không cần thiết ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Canxi hoá bánh nhau là gì?

Canxi hóa bánh nhau hay còn gọi là vôi hóa bánh rau liên quan đến sự tích tụ canxi ở bánh nhau. Thông thường sự tích tụ canxi sẽ tăng dần theo tuổi thai và khi thai trưởng thành [≥38 tuần] thì vôi hóa bánh nhau thai.

Canxi hóa bánh nhau được chia làm các cấp độ sau:

  • Độ 0: tuổi thai khoảng 31 ± 1 tuần;
  • Độ 1: tuổi thai 34 ± 3,2 tuần;
  • Độ 2: tuổi thai 37,6 ± 2,7 tuần;
  • Độ 3: tuổi thai 38,4 ± 2,2 tuần – Đây là độ trưởng thành cao nhất của bánh nhau.

Khi canxi hóa bánh nhau độ 3 cho thấy, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện, em bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường. Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của rau thai càng cao, nhưng ở mỗi người biểu hiện lại khác nhau, tùy mỗi người mà quá trình canxi hóa bánh nhau diễn ra nhanh hay chậm.

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm?

Canxi hóa bánh nhau còn được ghi trên kết quả siêu âm là “xơ hóa bánh nhau”. Đây là hiện tượng lắng đọng canxi giữa bánh nhau và cơ tử cung. Phần lớn trường hợp đó là dấu hiệu trưởng thành của thai chứ không phải thai bị thoái hóa. Tuổi thai càng lớn thì các đám canxi hóa càng nhiều.

Nhưng trong một số trường hợp, sự tích tụ canxi hóa bánh nhau nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:

  • Tích tụ canxi vùng nào sẽ gây xơ hóa nhau vùng đó và gây tắc nghẽn một vài mạch máu trong bánh nhau.
  • Nếu bánh rau canxi hóa độ 3 xảy ra từ những tuần thai sớm sẽ khiến việc truyền dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ kém, thai nhi trong bụng hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn, dẫn đến gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
  • Những thai quá ngày sinh và bánh nhau bị vôi hóa nhiều có nguy cơ bị suy thai cao hơn do tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Các thai này cũng sẽ có tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với các thai nhi khác.
  • Nếu thai dưới 33 tuần tuổi mà bị vôi hóa cấp độ 2 hoặc 3 thì thai phụ cần đi khám thai thường xuyên. Khoảng 78% tình trạng suy dinh dưỡng bào thai xảy ra nếu bánh rau bị canxi hóa cấp độ 3 trước tuần 37 tránh hiện tượng để thai quá lâu.
  • Nếu kéo dài đến tuần 42, vôi hóa bánh rau sẽ còn diễn ra nhanh hơn. Máu tập trung ở bánh nhau sẽ giảm xuống, khiến việc trao đổi oxy diễn ra khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến suy thai, thai chết trong quá trình chuyển dạ hoặc chết ngay sau khi sinh chỉ vài tiếng hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do não bị thiếu oxy.

Vì thế, với tất cả các thai phụ, kể cả chẩn đoán có bị canxi hóa bánh nhau hay không cũng cần đi khám theo đúng chỉ định, đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi thai nhi đủ ngày đủ tháng [qua đánh giá siêu âm về lượng nước ối, độ vôi hóa rau thai...] mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu trở dạ, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp kịp thời để tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.

Nguyên nhân gây canxi hóa bánh nhau sớm

Nguyên nhân chủ yếu là do bà bầu bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu canxi trong thai kỳ. Mặc dù việc bổ sung canxi khi mang thai là cần thiết nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ khiến canxi lắng đọng trong bánh nhau. Có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, gây ra tình trạng thóp kín quá sớm, xương hàm rộng và nhô ra hoặc động mạch chủ bị thu hẹp..., gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu canxi hóa bánh nhau

Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu sau đây, thai phụ cần đi khám vì có thể là dấu hiệu của tình trạng canxi hóa bánh nhau:

  • Thai phụ có cảm giác khô miệng thường xuyên.
  • Thai phụ hay cảm thấy đau đầu và hay quên.
  • Thai phụ có cảm giác các cơ hơi bị co cứng.
  • Thai phụ tiểu tiện, táo bón nhiều lần trong ngày.

Phòng ngừa canxi hóa bánh nhau sớm

Khi mang thai, thai phụ cần đều đặn đến khám tư vấn ở các bác sĩ sản khoa trong suốt thời kỳ mang thai, đó là cách để theo dõi và kiểm soát tốt nhất.

Sự lạm dụng canxi ở một số thai phụ sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau, gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau. Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm nhô ra và rộng, động mạch chủ bị thu hẹp. Do vậy, cần bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kỳ:

  • Từ 0 - 12 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 50 mg canxi/ ngày [tương đương 1 - 2 cốc sữa]
  • Từ 13-26 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 1200mg canxi, không nên bổ sung chậm quá 20 tuần. Càng về sau càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn.
  • Từ 27-38 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp đủ 150 - 450 mg canxi để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.
  • Sau sinh: Mẹ cần lưu ý bổ sung canxi đầy đủ để cơ thể được hồi phục và cải thiện chất lượng sữa mẹ cho con.

Đỗ Hương

Admin Sở Y Tế

Video liên quan

Chủ Đề