Chúng ta đang sống trong một môi trường như thế nào Đọc hiểu

Bởi Thuy Tuyet Ton

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Thuy Tuyet Ton

Giới thiệu về cuốn sách này

Phần 1: Đọc- hiểu 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:

Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

[ Nguồn, internet]

Câu 1 : Đoạn trích trên sử dụng PTBĐ chính nào?

Câu 2 : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3: Chỉ ra một BPTT và phân tích tác dụng của BPTT đó trong câu văn sau:

“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”

Câu 4 Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích trên.

Các câu hỏi tương tự

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA[1]Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nênviệc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáodục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay,ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng rất phổ biến.Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây làgây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.[2]Hàng ngày, ta có thể nhìn thấy rác vứt bừa bãi ở khắp mọi nơi. Ăn xongmột que kem, uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, người ta vứtngay tại chỗ mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tépkẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá vàcứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành,sạch đẹp, giúp con người thư giãn, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũngkhông tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác.Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải xây dựng đemđổ khắp nơi và cả trên đường phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mangxác súc vật, gia cầm chết ném xuống hồ, ao, sông, rạch và ra đường. Ở một sốhàng, quán bán trên vỉa hè, người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, rác xuống cốngkhiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Trong trường học, học sinhcũng ngang nhiên xả rác ra hộc bàn, góc lớp, hành lang… Nguy hiểm hơn cả làtình trạng bệnh viện chôn rác xuống lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư. Hay mớiđây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã xả nước thải công nghiệp xuống dòng sôngThị Vải hàng chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết…[3] Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi như hiện nay không phải nhỏ. Trướctiên là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngàycàng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường khôngkhí… Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinhhoạt xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này, hay sốnggần những bãi rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đaumắt hột… Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấpdo nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế, ngành chịu ảnh hưởngnhiều nhất là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cátôm bị bệnh hoặc chết nhiều gây tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, đến thunhập của người dân và tốn kém tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Còn ráctrong lớp học, sân trường vừa thể hiện sự ô nhiễm môi trường, vừa thể hiện lốisống thiếu văn minh của học sinh ngày nay. Lối sống ấy sẽ ảnh hưởng đến toànbộ thế hệ trẻ, tương lai của đất nước sau này. Việt Nam liệu có thể trở thành mộtđất nước xanh – sạch – đẹp như khát vọng của mọi người với một môi trườngnhư thế, với những con người như thế không?[4]Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Nguyênnhân đầu tiên là do: lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợicá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu:“Của mình thì giữ bo bo / Của ngườithì thả cho bò nó ăn”Những nơi công cộng không phải là của mình, việc gì màphải mất công gìn giữ. Cứ ném rác ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cáchnghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hiểm làm sao! Nguyên nhân tiếp theo là dothói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới khôngxả rác bừa bãi. Nhưng mọi người đều bận rộn với công việc của mình và khôngmột ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, conngười ta lại quay về với thói quen trước kia. Mặt khác, việc giáo dục ý thức giữgìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức. Dù trên các phươngtiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình giáo dục bảo vệ môi trườngnhưng chúng còn quá ít ỏi. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấpdẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một lý dokhác là sự quản lí, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệuquả,.. chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị vi phạm, haynói cách khác là biết mà làm ngơ.[5]Để trả lời câu hỏi ấy, tất cả chúng ta phải cùng nhau thực hiện những giảipháp bảo vệ môi trường. Hãy tuyên truyền để mọi người dân có thể hiểu đượcnhững thông điệp về bảo vệ môi trường, về những tác hại mà chúng ta đang gâyra với chính cuộc sống. Kêu gọi toàn dân thực hiện lối sống xanh, sống sạch. Đưara các chính sách phạt thật nặng đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến môitrường. Ngoài ra, để một thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống trong lành, sạchđẹp, chính phủ nên đưa ra những chương trình giáo dục về môi trường nhằm mụcđích thay đổi lối sống và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từbậc tiểu học. “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc!”[6]Tôi nhớ đến một câu nói của nhà thơ Chế Lan Viên: “Hãy yêu, hãy yêu vàbảo vệ”. Môi trường này là cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn yêu cuộc sống này,yêu đất nước dải chữ S này thì hãy biến tình yêu ấy thành sự thật bằng bằng cáchbảo vệ nó – tức là bảo vệ môi trường. Hãy chung tay vì một ngày mai tươi sáng –vì một Việt Nam xanh-sạch-đẹp!Câu hỏi:a. Bài viết này viết về hiện tượng gì? Viết về hiện tượng đó để làm gì?- Viết về hiện tượng…………..- Viết để……b. Đọc đoạn 1 và cho biết câu nào nêu lên hiện tượng cần bàn?-c. Đọc đoạn 2,3,4,5 và xác định trong mỗi đoạn câu nào là câu nêu luận điểm?- Câu nêu luận điểm của đoạn 2:- Câu nêu luận điểm của đoạn 3:- Câu nêu luận điểm của đoạn 4:- Câu nêu luận điểm của đoạn 5:d. Đọc đoạn 2 và cho biết để làm sáng tỏ luận điểm, người viết đã đưa ranhững luận cứ nào?- Luận cứ……..

e. Xác định cách lập luận của bài văn

Gấp lắm ròi:  Ngữ Văn: Tìm câu ghép trong đoạn sau:

 Ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn nạn ở một nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Con người đang phải đối mặt với những hậu quả do chính mình tạo ra. Bảo vệ môi trường giờ đây là công việc quan trọng và được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo, duy trì cuộc sống tốt đẹp của con người. Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Không chỉ với những nơi công cộng , ở một số khu phố , con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan , rác rưởi ngập đầy khắp lối đi , mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày. Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn. Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh, giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chắc ít ai để ý rằng chỉ vì thói quen vứt rác bừa bãi, sử dụng điện năng một cách vô điều độ, đi xe thì thỏa sức nhấn ga nhả khói đen xì khét lẹt, … mà họ đã vô tình làm cho khí hậu nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra, nước biển dâng lên xóa sổ nhiều phần đất liền trù phú. Bão lũ xảy ra thường xuyên khiến đời sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn. Bảo vệ môi trường không là trách nhiệm của riêng ai. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường bằng những việc làm hữu ích như : trồng cây gây rừng, khuyên bảo bạn bè người thân không được xả rác bừa bãi, tích cực tham gia vào các chiến dịch ngày, giờ Trái đất. Hãy cùng hành động vì môi trường- vì cuộc sống tốt đẹp của chúng ta

Câu 1: Cho 2 đoạn văn bản sau:

a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộccũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩmcung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡngdẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoáihóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngàycàng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng , gia đình, cánhân sẽ càng giảm sútb. Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rấtnguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy củacải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa:chất thải công nghiệp đang làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ônhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vàocác dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽdâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân pháhoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh củachúng ta.-Câu văn nào nêu luận điềm? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?Câu 2: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:a.Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trântrọng, nâng niu những cuốn sách.b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm,thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của phụ nữ nông dân Việt NamCâu 3: Xác định luận điểm và những phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn vănnghị luận sau:Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đìnhriêng cho mình, nhưng cà đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng nhưthơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Người không con mà có triều con”. Từ miền Bắc tời miềnNam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảmthật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biếnthành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của ngườiCha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.Câu 4: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu tác hại của việc học đối phó trong

học sinh hiện nay [trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn]

Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

        Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.

        Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ ra câu văn nêu luận điểm có trong phần trích.

Câu 2: Tìm phép tu từ trong câu: Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng.

Câu 3: Tìm 01 trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?

Câu 4: Đưa ra ý kiến, suy nghĩ về câu nói : “Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”

Video liên quan

Chủ Đề