Đoàn tù chính trị đầu tiên bị thực dân pháp đưa lên kon tum có bao nhiêu người? *

Nhảy đến nội dung

Kỷ niệm 90 năm cuộc đấu tranh lưu huyết tại Nhà ngục Kon Tum

Chủ Nhật, 14:19, 12/12/2021

Sáng nay [12/12], tròn 90 năm ngày diễn ra cuộc đấu tranh lưu huyết của những người tù cộng sản tại Nhà ngục Kon Tum gây chấn động không chỉ ở Kon Tum, ở Việt Nam mà trên toàn cõi Đông Dương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm nhằm ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc; tri ân sự quả cảm, hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cộng sản trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai tại Nhà ngục Kon Tum.

Lễ kỷ niệm 90 năm cuộc đấu tranh lưu huyết tại Nhà ngục Kon Tum diễn ra trang trọng trong không khí thành kính tại Di tích lịch sử Quốc gia Ngục Kon Tum.

Đại biểu dự Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sỹ.

Đúng ngày này cách đây 90 năm, vào sáng 12/12/1931, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Binh và người tù cộng sản kiên trung Trương Quang Trọng, những người tù chính trị bị thực dân Pháp giam giữ ở Ngục Kon Tum đứng lên đấu tranh phản đối chính sách cai trị hà khắc, nhất là việc đưa tù chính trị lên Đăk Pek, Đăk Glei lần 2 làm đường 14.

Đàn áp cuộc đấu tranh này, các cai ngục người Pháp đã xả súng vào những người tù chính trị tay không tấc sắt khiến 8 người hy sinh tại chỗ và 8 người bị thương.

Không run sợ trước súng đạn, sự dã man của kẻ thù, những người tù còn lại tiếp tục đấu tranh tuyệt thực để phản đối áp bức, bất công và 5 ngày sau cai ngục người Pháp lại một lần nữa xả súng khiến 7 người chết và 7 người bị thương.

Trong diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang bày tỏ xúc động và nhấn mạnh, cuộc đấu tranh lưu huyết và tuyệt thực của các chiến sỹ cộng sản tại nhà lao Kon Tum đã góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam và sống mãi trong các thế hệ mai sau.

“90 năm đã trôi qua, hình ảnh những người tù chính trị tại Ngục Kon Tum ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lý tưởng cao đẹp vẫn sống mãi trong triệu triệu trái tim của bao thế hệ hôm nay và mãi mãi mai sau. Nhìn lại quá khứ hào hùng, sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ cách mạng tại ngục Kon Tum, với niềm căm phẫn trước sự tàn ác của giặc ngoại xâm; cảm nhận và tri ân sâu sắc trước những mất mát đau thương mà kẻ thù đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân Kon Tum càng hun đúc thêm truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường” - ông Dương Văn Trang nhấn mạnh.

Quang cảnh Lễ kỷ niệm 90 năm cuộc đấu tranh lưu huyết tại Nhà ngục Kon Tum.

Nhà ngục Kon Tum do thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1915-1917, là nơi giam giữ tù chính trị được lập sớm nhất ở khu vực Tây Nguyên. Từ năm 1929, thực dân Pháp bắt đầu đưa tù chính trị từ nơi khác về giam giữ tại Nhà ngục Kon Tum. Có thời gian Ngục Kon Tum giam giữ hơn 500 tù chính trị. Người tù chính trị đầu tiên là ông Ngô Đức Đệ, người lập ra Chi bộ Binh- Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Kon Tum.

Tù chính trị ở Ngục Kon Tum là nguồn cung cấp nhân công làm đường 14 của thực dân Pháp. Lao động nặng nhọc trong điều kiện rừng thiêng nước độc, đói rét lại bị đánh đập, hành hạ dã man, khiến 150 người bị chết trong số 295 người đi Đăk Pek, Đăk Glai làm đường. Nhà cầm quyền Pháp đã biến đường 14 thành “con đường máu”, là “mồ chôn tù chính trị”.

Sức lan tỏa của cuộc đấu tranh lưu huyết và tuyệt thực tại Ngục Kon Tum vào tháng 12/1931 buộc thực dân Pháp phải thay đổi chế độ cai trị hà khắc, chấp nhận nhượng bộ theo yêu sách của các tù chính trị đưa ra, từ bỏ việc xây dựng đường 14; đặc biệt đến năm 1934 thực dân Pháp phải giải tán bộ máy Nhà ngục Kon Tum, bỏ hẳn Nhà lao Kon Tum../.

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”.

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”.

VOV.VN - Sáng 5/11, nhân dịp kỷ niệm 104 năm Cách mạng Tháng Mười Nga [7/11/1917 - 7/11/2021], Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN Thành phố Hà Nội đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin [quận Ba Đình, Hà Nội].

VOV.VN - Sáng 5/11, nhân dịp kỷ niệm 104 năm Cách mạng Tháng Mười Nga [7/11/1917 - 7/11/2021], Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN Thành phố Hà Nội đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin [quận Ba Đình, Hà Nội].

VOV.VN - Là người gắn bó và có công lao to lớn đối với công tác tổ chức, xây dựng Đảng, đồng chí Lê Đức Thọ góp phần quan trọng vào việc tổ chức thành công các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3,4,5 và 6.

VOV.VN - Là người gắn bó và có công lao to lớn đối với công tác tổ chức, xây dựng Đảng, đồng chí Lê Đức Thọ góp phần quan trọng vào việc tổ chức thành công các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3,4,5 và 6.

12/12/2021 06:20

Ở Kon Tum, có nhiều câu chuyện được người trước kể lại cho người sau, không chỉ để biết, mà còn để trân trọng lịch sử, để trách nhiệm hơn với những gì mình đang có. Khí tiết, sự hy sinh của những chiến sĩ cộng sản ở Ngục Kon Tum là một trong số đó.

Toàn cảnh Khu di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia Ngục Kon Tum. Ảnh: Nguyễn Ban

Mỗi lần viếng Ngục Kon Tum, là một lần tôi rưng rưng khi thắp nén nhang thơm trước tượng đài bất khuất; thổn thức khi nghiêng mình trước hai ngôi mộ chung, nơi những chiến sĩ cộng sản đã gửi máu xương lại với gió núi, mây ngàn.

Ngày 9/12, trời hừng lên rực rỡ, nắng trải rộng trên những cánh đồng, nhuộm vàng dòng Đăk Bla đang êm ả trôi, dù mới hôm qua, trời chợt âm u.

Nhiều năm qua, di tích lịch sử cách mạng Ngục Kon Tum là niềm tự hào của đất và người Kon Tum, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho bao thế hệ. Những ngày này của các năm trước, khách thập phương, các đoàn khách, nhất là các em học sinh, đến thăm viếng tấp nập. Nhưng năm nay, do dịch bệnh Covid-19 nên vắng vẻ.

Mình tôi lặng lẽ dạo bước dưới tán lá mát rượi. Gió từ sông Đăk Bla quấn quýt trên những tầng cây, hát mãi khúc tráng ca bất diệt về khí tiết người cộng sản.

Trong tiếng lá rì rào, tôi như nghe đâu đây tiếng hô tranh đấu vì đất nước, vì giống nòi của những người Cộng sản “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”, người này chết người kia xông lên trước hòn tên mũi đạn. 

Ngược dòng thời gian, theo các cứ liệu lịch sử, thì Ngục Kon Tum đã được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1915 để nhốt tù thường phạm [gọi là Lao trong]. Sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh [1930-1931], tháng 3/1931, thực dân Pháp xây thêm nhà lao [gọi là Lao ngoài] để lưu đày tù chính trị.

Có thời gian, Ngục Kon Tum giam giữ hơn 500 tù chính trị. Trong đó có những chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, như Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Đệ, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Trương Quang Trọng, Lê Viết Lượng... mà đến nay tên tuổi của các bậc tiền bối cách mạng ấy vẫn gắn bó với Kon Tum qua những tên đường.

Thời ấy, Ngục Kon Tum có nhiều cái “nhất”: Là nơi đày ải, giam giữ tù chính trị được lập sớm nhất ở khu vực Tây Nguyên; là nơi giam giữ những người tù chính trị mà thực dân Pháp xem là nguy hiểm nhất; số lượng tù cũng nhiều nhất ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Với chính sách khổ sai, đàn áp, chỉ trong 3 năm [từ năm 1930-1933] đã có hơn 300 tù chính trị ngã xuống nơi "rừng thiêng nước độc" khi bị thực dân Pháp đưa đi mở cung đường 14 [đoạn Đăk Sút, Đăk Tao, Đăk Pao, Đăk Pét]. Theo "Ngục Kon Tum" của cụ Lê Văn Hiến, trong số 295 người đi Ðăk Pék đợt một thì đã có 215 người chết.

Cũng tại đây, ngày 25/9/1930, chỉ ít lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời [ngày 3/2/1930], chi bộ cộng sản đầu tiên ở Kon Tum được thành lập. Đó là Chi bộ binh. Năm 2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII đã thống nhất lấy ngày 25/9/1930 là Ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh.

Tượng đài bất khuất ở Ngục Kon Tum. Ảnh: HL

Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum tập I [1930-1975], sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ngay trong năm 1930 là sự kiện có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ tiến trình phát triển của phong trào cách mạng ở Kon Tum; là kết quả của một quá trình vận động, phát triển tất yếu của phong trào cách mạng tỉnh Kon Tum, từ tự phát đến tự giác, từ chủ nghĩa yêu nước đến giác ngộ cách mạng, đi theo con đường của Đảng Cộng sản.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ binh, nhiều cuộc đấu tranh với những hình thức khác nhau đã liên tục nổ ra Ngục Kon Tum. Và đỉnh điểm là cuộc đấu tranh Lưu huyết ngày 12/12/1931, gây chấn động không chỉ ở Kon Tum, ở Việt Nam mà trên toàn cõi Đông Dương.

Trong “Ngục Kon Tum” của cụ Lê Văn Hiến viết, sáng 12/12/1931, tù chính trị tiếp tục đấu tranh quyết liệt phản đối việc lên Đăk Pék lần 2. Cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng dữ dội và khốc liệt. Tù chính trị "sắp hàng đứng trước cửa lao", thái độ người nào "cũng quả quyết, hăng hái không sợ chết". Tiếng hô khẩu hiệu vang lên trong lao.

Sau khi đồng chí Trương Quang Trọng ngã xuống vì viên đạn của tên đội Mu-léc, anh em “ở sau tiến lên, vừa tiến vừa hô khẩu hiệu phản đối” trong làn đạn của lính Pháp. “Một tiếng súng thứ hai vừa ra, người thứ hai ngã, người sau lại tiến lên, hô to mấy khẩu hiệu, dũng cảm đương đầu với súng đạn". Đã có tám người chết, tám người bị thương trong cuộc đấu tranh ngày 12/12.

Sử sách sau này gọi bằng cái tên bi tráng "Cuộc đấu tranh Lưu huyết", gắn liền với tên tuổi nhà cách mạng Trương Quang Trọng.

Súng đạn và máu không thể nào khuất phục được những chiến sĩ yêu nước kiên cường. Số tù nhân còn lại tiếp tục tuyệt thực để phản kháng sự áp bức, bất công.

Và một lần nữa, vào ngày 16/12/1931, thực dân Pháp lại xả đạn vào lao tù; bảy người đã chết và bảy người bị thương. Cuộc đấu tranh này được gọi là cuộc "đấu tranh Tuyệt thực".

Dù cả 2 cuộc đấu tranh đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhưng thực dân Pháp cũng phải nhượng bộ về chế độ lao dịch của tù, bãi bỏ đánh đập tù nhân, người tù ốm đau được nghỉ và có thuốc men… Cuối tháng 12/1931, bỏ hẳn việc đưa tù chính trị đi làm đường 14. Năm 1934, bỏ hẳn nhà đày Kon Tum.

54 năm sau, ngày 16/11/1988, di tích lịch sử Ngục Kon Tum được Bộ Văn hóa Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Với vai trò, ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng, thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước và tỉnh Kon Tum đã hết sức quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, tư liệu hóa, xây dựng; từng bước thực hiện các hạng mục tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích.

Gò đất- nơi những tù chính trị lao động khổ sai đắp nên trong mùa mưa năm 1931. Ảnh: HL

Tôi men theo những viên gạch phủ rêu để đến gần hơn gò đất cao, nơi thực dân Pháp bắt tù chính trị giam tại Ngục Kon Tum lao động khổ sai trong suốt mùa mưa năm 1931 [từ tháng 5 đến tháng 10] để đắp mố xây cầu qua sông Đăk Bla.

Trên gò đất, hoa vẫn nở quanh năm, dù mưa dầm hay nắng cháy. Những đóa hoa vươn lên rạng rỡ, như niềm tự hào không bao giờ tắt về khí tiết của những người chiến sĩ cộng sản năm xưa.

Thứ họ gửi lại, đâu chỉ là máu xương, mà còn là ý chí bất khuất của người cộng sản; là hạt giống đỏ nảy mầm xuân vươn tới hạnh phúc, ấm no.

Hồng Lam

Video liên quan

Chủ Đề