Bi cúm ủ bệnh bao lâu

  • 04:00 09/06/2021
  • Xếp hạng 4.81/5 với 20369 phiếu bầu

Virus cúm A H1N1 gây bệnh đường hô hấp thường có các biểu hiện sốt, sổ mũi, đau đầu, ho... Bệnh cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong 2-7 ngày. Ở một số đối tượng nguy cơ như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch... virus cúm A H1N1 có thể gây biến chứng nặng và tử vong.

Virus cúm A H1N1 cũng như các chủng virus cúm A khác như A/H2N2, A/H3N2 có thời gian ủ bệnh trong vòng 1 đến 3 ngày, trung bình là 2 ngày.

Thời gian lây bệnh khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau có xuất hiện triệu chứng lâm sàng.

Bệnh thường kéo dài 7-10 ngày, sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng như sổ mũi, đau đầu... thường biến mất nhưng ho và mệt mỏi có thể kéo dài. Tất cả các triệu chứng cúm A sẽ biến mất sau 1 - 2 tuần mà không cần dùng thuốc điều trị.

Bản chất của virus cúm A H1N1 là lipoprotein - virus cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi tia tử ngoại, bức xạ mặt trời, có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C hoặc các chất hòa tan lipit như ether, beta-propiolacton, formol, chloramine, cresyl, cồn... Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, virus cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh. Ở nhiệt độ 0 độ C đến 4 độ C, virus cúm có thể sống được vài tuần, với điều kiện nhiệt độ -20 độ C và đông khô, virus cúm có thể sống được hàng năm.

Virus cúm A H1N1


GS.TS.Bác sĩ Phạm Nhật An chia sẻ cách phòng tránh lây cúm từ người bệnh

Chủ động phòng bệnh từ sớm có thể giúp tránh khỏi các rủi ro trong mùa dịch, đặc biệt với nhóm đối tượng nguy cơ như: trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh lý mãn tính...

Dưới đây là 10 nguyên tắc phòng chống cúm A H1N1 được các chuyên gia y tế khuyến cáo:

  1. Bệnh nguy hiểm hơn nếu người mắc cúm đã có bệnh mãn tính: Hiện các chủng cúm lưu hành trên thế giới là cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B. Thông thường, người mắc cúm thường khỏi sau một tuần điều trị. Một tỉ lệ nhỏ các trường hợp [thường ở người có sức đề kháng kém, người có bệnh mãn tính, người già, trẻ em, phụ nữ có thai...] bệnh có thể diễn biến thành viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
  2. Có thể ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc-xin. Cúm A/H1N1 hiện đã là một thành phần trong vắc-xin phòng bệnh cúm mùa. Người có nhu cầu, đặc biệt là ngừa có nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, nên tiêm ngừa cúm.
  3. Giữ khoảng cách với người bệnh. Lưu ý phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám và chữa bệnh. Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1m nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
  4. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo, hoặc dùng khăn giấy, sau đó bỏ vào thùng rác. Nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm tránh lây nhiễm sang vật dụng khác. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
  5. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
  6. Tự theo dõi sức khỏe hằng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng... thì thông báo cho trường học, cơ quan... nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương.
  7. Những người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc người nghi ngờ mắc bệnh.
  8. Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu, mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  9. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm.
  10. Tự cách ly, đeo khẩu trang nếu được xác định mắc cúm.

Người bị cúm A nên đeo khẩu trang để cách ly

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng cúm mùa. Những ưu điểm khi tiêm phòng tại Vinmec bao gồm:

  • Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng;
  • Vinmec bảo quản vắc-xin bằng dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP với hệ thống kho lạnh hiện đại, cho phép các loại vắc-xin luôn được bảo quản trong điều kiện tốt nhất;
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, có thể tư vấn và xử lý các tình huống tiêm chủng phức tạp;
  • Quy trình chặt chẽ: Trước khi tiêm phòng, tất cả trẻ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc-xin phòng bệnh tốt nhất, phù hợp với từng lứa tuổi theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin;
  • Với lợi thế đa chuyên khoa, Vinmec có thể theo dõi và xử trí hiệu quả các vấn đề sau tiêm chủng [nếu có];
  • Cơ sở vật chất hiện đại: Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; Đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Phòng tiêm chủng thoáng mát, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Đăng kí tiêm chủng vắc-xin tại Vinmec

Cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả – Không hại sữa

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách trị nhanh

Các loại thuốc trị cảm lạnh tốt nhất – Hết hắt hơi sổ mũi

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều – Điều cha mẹ cần làm ngay

9 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị

10 cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà hiệu quả nhanh

10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm lạnh và cúm

Dựa trên các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và các Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh, vắc xin cúm được sửa đổi hàng năm để bao gồm các dòng phổ biến nhất [thường là 2 dòng cúm A và 1 hoặc 2 chủng cúm B]. Đôi khi các loại vắc xin khác nhau được sử dụng ở bán cầu bắc và nam.

Khi vắc xin có cùng HA và NA là các chủng trong cộng đồng, việc chủng ngừa sẽ làm giảm 70 đến 90% số trường hợp nhiễm bệnh ở người lớn khỏe mạnh. Trên những người cao tuổi trong các viện dưỡng lão, vắc xin ít hiệu quả trong việc phòng ngừa nhưng giảm tỷ lệ bị viêm phổi và tử vong từ 60 đến 80%. Một công thức vắc xin liều cao hơn được khuyến nghị cho người lớn > 65 tuổi.

Miễn dịch do vắc xin tạo ra bị giảm do lệch cấu trúc kháng nguyên và không có nếu có thay đổi kháng nguyên.

Có 2 loại vắc xin cúm Vắc-xin cúm cơ bản:

  • Vắc xin cúm bất hoạt [IIV]

  • Vắc xin cúm sống giảm độc lực [LAIV]

IIV được tiêm bắp. Vắc xin hóa trị ba đã được thay thế ở Hoa Kỳ bằng vắc xin hóa trị bốn bao gồm một chủng vi rút B bổ sung. Có một loại vắc xin hóa trị ba liều cao cho bệnh nhân ≥ 65 tuổi và một loại thuốc hóa trị bốn liều cao gần đây đã được FDA phê chuẩn và dự kiến sẽ có cho mùa cúm 2020-2021.

LAIV được cho dùng trong mũi ở mức liều 0,1 mL cho mỗi lỗ mũi [tổng liều là 0,2 mL]. Vắc xin này có thể được dùng cho những người khỏe mạnh từ 2 đến 49 tuổi. Vắc xin này không được khuyến nghị cho các trường hợp sau:

  • Tiếp xúc trong gia đình với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng [ví dụ: có cấy ghép tế bào gốc tạo máu]

  • Trẻ em đang điều trị bằng aspirin lâu dài

Ngoài ra, không nên dùng trong vòng 48 giờ sau khi ngừng điều trị cúm bằng thuốc.

Tác dụng phụ liên quan đến vắc xin là nhẹ; chảy nước mũi là phổ biến nhất và khò khè nhẹ có thể xảy ra. LAIV không nên dùng cho trẻ em

Chủ Đề