Doanh nghiệp dệt may mặc lỗi c o năm 2024

Khi Covid-19 được kiểm soát, nhiều người liên tưởng tới một viễn cảnh tươi sáng cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, hiện đã là những tháng cuối của năm 2023, nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn điêu đứng vì lợi nhuận giảm.

Bức tranh duy nhất một gam màu

Trong quý III/2023, một gam màu xám ảm đạm đang bao trùm lên toàn ngành dệt may của Việt Nam. Điều này được phản ánh rõ thông qua các con số đáng quên trong những bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, với Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ, doanh thu thuần trong quý III/2023 rơi vào khoảng 1.270 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, công ty lãi ròng 59 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022.

Tương tự, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công cũng có kết quả doanh thu và lợi nhuận mang “sắc đỏ”.

Cụ thể, 919,3 tỷ đồng là toàn bộ doanh thu thuần mà công ty có được trong quý III/2023, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng của doanh nghiệp cũng chỉ vỏn vẹn 54 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước.

Một cái tên khác trong ngành dệt may là CTCP Sợi Thế Kỷ cũng đang lao đao không kém. Trong đó, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt chỉ là 378 tỷ đồng và 17 tỷ đồng, giảm 27% và 67% so với cùng kỳ năm 2022.

Thậm chí, một “ông lớn” ngành dệt may tại miền Trung là CTCP Dệt may Huế còn chứng kiến lãi ròng trong quý III/2023 “bốc hơi” tới 70% so với cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của đơn vị này chỉ ở mức 15,8 tỷ đồng. Trong khi vào cùng kỳ năm ngoái, con số này lên tới 52,9 tỷ đồng.

Ngay cả Tập đoàn Dệt May Việt Nam [Vinatex], một trong những doanh nghiệp dệt may lớn nhất, cũng khó thoát khỏi tình trạng ảm đạm chung của thị trường.

Tổng kết 9 tháng trong năm 2023, tập đoàn dự kiến doanh thu đạt 71% nhưng lợi nhuận chỉ dừng ở mức 40% kế hoạch đề ra. Qua đó, ước tính doanh thu sẽ khoảng 12.425 tỷ đồng và lãi trước thuế là 244 tỷ đồng, giảm lần lượt 13% và 79% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước tình hình trên, doanh nghiệp đã phải trình cổ đông phương án giảm mục tiêu doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận trong năm nay.

Tình hình sẽ ra sao trong năm 2024?

Theo ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex, dự báo sang quý IV/2023, ngành dệt, nhuộm sẽ không có nhiều thay đổi so với 9 tháng qua. Trong khi đó, thị trường trong năm 2024 dự kiến vẫn ngập chìm trong khó khăn.

Các yếu tố vĩ mô như đà suy giảm của kinh tế thế giới, khủng hoảng địa chính trị lan rộng, hành vi người tiêu dùng thay đổi, sự cạnh tranh về giá từ các đối thủ… sẽ là những chướng ngại cản bước doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm lại thời “hoàng kim”.

Các biến cố trên trường quốc tế đang cản trở đà hồi phục của thị trường. Ảnh: Quang Định

“Cầu hàng hóa dệt may năm 2024 nhiều khả năng sẽ cải thiện hơn năm 2023. Tuy nhiên, mức độ cải thiện vẫn nhỏ. Tổng cầu năm 2024 dự kiến thấp hơn năm 2022 khoảng 5-7%", ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết.

Xét trong 9 tháng vừa qua, Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thu về hơn 25,09 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc đều chứng kiến đà giảm, chỉ duy nhất Nhật Bản ghi nhận tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Với một góc nhìn tích cực hơn, Công ty Chứng khoán SSI Research cho rằng, số lượng đơn đặt hàng đối với ngành dệt may Việt Nam có thể sẽ cải thiện dần từ quý IV/2023.

Dẫu vậy, đơn vị này dự báo giá bán của hàng may mặc xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn khoảng 20% so với mức bình quân trong nửa đầu năm 2022 và chỉ cải thiện nhẹ đối với đơn hàng FOB [giá tại cửa khẩu bên nước của người bán].

Do đó, biên lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất sẽ tiếp tục bị thu hẹp, mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào đang dần cải thiện. Kết lại, SSI Research cho rằng biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sẽ khó quay trở lại mức đỉnh trong năm 2019.

Tương tự, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cũng có một cái nhìn có phần lạc quan hơn về thị trường. Đơn vị này cho rằng, nhu cầu đối với các mặt hàng ngành dệt may sẽ có xu hướng tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ tết.

Ngoài ra, chỉ số giá đầu vào đối với các nhà sản xuất sợi ở Trung Quốc đã tăng lên trong tháng 5 và tháng 6. Điều này cho thấy sức cầu đang phục hồi. VNDIRECT kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ cho thấy các tín hiệu khởi sắc rõ ràng hơn vào quý IV/2023 - quý I/2024.

Bên cạnh đó, công ty chứng khoán này cho rằng nhu cầu đối với các sản phẩm vải và may mặc tại Mỹ sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng, kể từ quý I/2024. Nguyên nhân xuất phát từ việc công cuộc kiểm soát lạm phát của xứ cờ hoa đang tiến triển tích cực.

7 tháng năm 2023, xuất khẩu [XK] dệt may khá thăng trầm khi các con số không mấy lạc quan. Các doanh nghiệp [DN] đang nỗ lực tối ưu hóa sản xuất, tích cực áp dụng công nghệ và chuyển sang sản xuất "xanh" để giữ các thị trường lớn.

Doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức do suy thoái kinh tế toàn cầu. Ảnh: ĐOÀN THẾ ĐẠT

Khó khăn bủa vây các doanh nghiệp ​dệt may​​​​​​

Trong bối cảnh thương mại quốc tế đang có nhiều biến động, mức tồn kho cao, nhu cầu hàng hóa nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Trong 7 tháng qua, các DN dệt may đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng, duy trì thị trường XK cũng như thị trường nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

Cụ thể, do suy thoái kinh tế, lạm phát cao tại Mỹ và châu Âu [EU], đơn hàng XK của Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công sang các nước EU giảm khá mạnh, khiến doanh thu giảm 27%, lãi sau thuế giảm 56% trong 6 tháng đầu năm 2023.

Mặc dù đã vận dụng mọi chính sách tiết kiệm, tận dụng triệt để tính ưu việt của số hóa trong quản trị, nhưng trong nửa đầu năm 2023, doanh thu của Công ty Cổ phần Sợi Thế kỷ cũng giảm 41% và lợi nhuận sau thuế giảm tới 73%.

“Các DN phản ánh là đơn hàng sụt giảm mạnh do suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tại EU, các chủ DN đang nỗ lực duy trì sản xuất, nhưng nhiều DN đã phải cắt giảm lao động, bố trí làm việc luân phiên để giảm chi phí nhằm vượt qua khủng hoảng” - ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam thông tin.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS - dự báo, ước tính kim ngạch XK dệt may Việt Nam đến hết tháng 7.2023 sẽ đạt khoảng 22,7 tỉ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù kim ngạch giảm, nhưng từ tháng 7.2023, tình hình đang được cải thiện, đà giảm đang từ 17% trong 6 tháng đầu năm đã thu hẹp lại còn 14% trong 7 tháng đầu năm 2023.

Mặc dù vậy, VITAS cũng đánh giá: Tình hình sản xuất, XK sẽ cải thiện dần nhưng khó khăn sẽ còn kéo dài đến hết năm 2023, thậm chí có thể kéo dài sang quý I/2024. Thực tế là đến thời điểm hiện nay, một số DN vẫn chưa đủ đơn hàng cho 2 quý còn lại của năm 2023.

Bên cạnh tình trạng “đói” đơn hàng, các DN dệt may đang bị thu hẹp lợi nhuận do đơn giá giảm sâu, có những đơn hàng phải ký các mặt hàng giảm đến một nửa so với trước. Đơn giá giảm, nhưng để duy trì sản xuất, giữ được mối làm ăn, các DN vẫn phải chấp nhận dù hàng sản xuất ra không mang về lợi nhuận.

Theo phân tích của các tổ chức trong nước và quốc tế, do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, người tiêu dùng sẽ "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm những chi tiêu không thiết yếu. Do đó, nhu cầu dệt may trên thế giới trong năm 2023 sẽ giảm khoảng 6-10%, giảm từ 757 tỉ USD xuống còn 712 tỉ USD, thậm chí còn 687 tỉ USD. Điều này cho thấy, DN ngành dệt may sẽ tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.

“Các đơn hàng có thể được cải thiện, nhưng không kỳ vọng khả quan, các DN khó có thể “lội ngược dòng” để mang về các đơn hàng XK giá trị lớn như năm trước để bù vào số lượng XK sụt giảm trong nửa đầu của năm. Hơn nữa, tình hình kinh tế khó khăn, thì lợi thế nhân công giá rẻ của các DN dệt may Banglades cũng có thể khiến các đơn hàng đổ về quốc gia này nhiều hơn, gây bất lợi cho các DN Việt”- ông Vũ Tuấn Anh nhận định.

Doanh nghiệp phải phát triển theo chiều sâu để "vượt bão"

Nhận định tình hình XK của ngành dệt may còn tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, thách thức trong các tháng còn lại của năm nay, bà Phan Thị Thắng - Thứ trưởng Bộ Công Thương - nhấn mạnh: Để tăng uy tín trên thị trường quốc tế, thu hút các đơn hàng, đảm bảo XK bền vững, các DN dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, chứ không đơn thuần chủ yếu gia công như hiện nay.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS - cũng nhấn mạnh rằng, “xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu, để gia tăng XK vào các thị trường lớn, các DN Việt Nam bắt buộc phải triển khai mới đủ sức cạnh tranh và XK bền vững.

Theo đó, VITAS đặt mục tiêu “xanh hóa” với kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam, đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế.

Chủ Đề