Đọc sách Dinh Dưỡng học bị that Truyền

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ Tác giả: Tiến sĩ - Bác sĩ VƯƠNG ĐÀO Tiến sĩ Đông Tây y kết hợp, chuyên ngành Nam khoa tại Đại học Y khoa Hà Bắc, Trung Quốc Tiến sĩ Bệnh lý học, chuyên ngành Ung thư phổi tại Đại học Tokyo, Nhật Bản Giảng viên & Bác sĩ chẩn đoán tại Bệnh viện Đại học Y khoa Hà Bắc, Trung Quốc Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 2 MỤC LỤC TIẾN SĨ Y KHOA Ở NHẬT VÀ “CUỐN SÁCH CÓ SỰ SỐNG” LỜI TỰA 4 11 PHẦN 1: TỒNG LUẬN CHƢƠNG 1: DÙNG KIẾN THỨC ĐỂ ĐỊNH HƢỚNG CUỘC SỐNG 13 CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ “GIẢ KHỎE MẠNH” 14 CHƢƠNG 3: SỨC KHỎE TRONG TẦM TAY CHÚNG TA 20 CHƢƠNG 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ MỘT SỨC KHỎE TỐT? 22 CHƢƠNG 5: THỰC PHẨM NGÀY NAY CÓ THỂ CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ VÀ CÂN BẰNG NGUỒN DINH DƢỠNG CHO CHÚNG TA? 39 CHƢƠNG 6: CHẤT DINH DƢỠNG VÀ CÁC ĐỒ BỔ CAO CẤP KHÁC 44 CHƢƠNG 7: DINH DƢỠNG HỌC VÀ ĐÔNG Y 46 PHẦN 2: CÁC LUẬN CHƢƠNG 8: GAN – VỊ ĐẠI TỔNG QUẢN CỦA SỨC KHỎE 51 CHƢƠNG 9: NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VIRUT [CẢM CÚM, VIÊM GAN...] 78 CHƢƠNG 10: MỐI QUAN HỆ GIỮA BỆNH VIÊM MAN TÍNH VÀ UNG THƢ 81 CHƢƠNG 11: DINH DƢỠNG CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CHO CÁC BỆNH VỀ MẠCH MÁU HAY KHÔNG? 91 CHƢƠNG 12: CHÚNG TA PHẢI CHẤP NHẬN CHUNG THÂN VỚI BỆNH TỰ MIỄN? 94 CHƢƠNG 13: BỆNH LÝ VỀ CƠ TRƠN [MỎI CƠ, ĐAU ĐẦU, ĐAU BỤNG KINH] 96 CHƢƠNG 14: CON NGƢỜI CÓ BỊ DỊ ỨNG KHÔNG [DỊ ỨNG DA, HEN SUYỄN, VIÊM MŨI DỊ ỨNG]? 98 CHƢƠNG 15: BỆNH XƢƠNG KHỚP [VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, GAI XƢƠNG, THOÁI HÓA CỘT SỐNG] 102 CHƢƠNG 16: VIÊM THẬN MÃN TÍNH CÓ CHỮA KHỎI ĐƢỢC KHÔNG? 108 CHƢƠNG 17: HIỆN TƢỢNG VÔI HÓA VÀ XƠ HÓA CÓ THỂ GIẢI QUYẾT TỚI MỨC ĐỘ NÀO? 109 CHƢƠNG 18: MẤT NGỦ VÀ NGỦ MÊ MỆT 112 CHƢƠNG 19: BỆNH VỀ THẦN KINH KHÔNG KHÓ CHỮATRỊ 114 CHƢƠNG 20: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI SINH LÝ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ 119 CHƢƠNG 21: SINH SẢN TỐI ƢU 122 CHƢƠNG 22: DINH DƢỠNG TRẺ NHỎ - TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ CỦA TRẺ NHỎ ĐỀU BẮT NGUỒN TỪ SỰ THIẾU HIỂU BIẾT CỦA CHA MẸ 125 CHƢƠNG 23: BÍ QUYẾT TRƢỜNG SINH BẤT LÃO 131 Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 3 TIẾN SĨ Y KHOA Ở NHẬT VÀ “CUỐN SÁCH CÓ SỰ SỐNG” Hồi ký về Tiến sĩ y khoa Nhật Bản - Vƣơng Đào và tác phẩm “Dinh dƣỡng học bị thất truyền – đẩy lùi bệnh tật” của ông. Ngô Điện Bân [*] Có một đoạn hội thoại mà khi nghe tôi thấy rất thú vị: “Bữa ăn có chữa đƣợc bệnh không?” “Đƣợc chứ!” “Thế bữa ăn có chữa đƣợc bệnh nan y không?” “Đƣợc” “Không nói ngoa đấy chứ?” “Không!” “Đây không phải là chuyện hài đấy chứ?” “Thật mà!” “Quả thực là nhƣ vậy!”. Tôi còn phải nói với bạn rằng đây không phải là cuốn tiểu thuyết mà là cuốn sách gửi gắm những thông tin tốt nhất về sức khỏe con ngƣời với thông điệp: Con người có thể không “uống thuốc” mà thay bằng “bữa ăn” để chữa bệnh cho chính bản thân mình. Điều không ngờ tới thì thật sự là vậy. Điều vốn tƣởng không thể thì lại có thể! “Bởi lẽ con ngƣời sinh ra vốn đâu có cần thuốc uống!” Đây quả thực là một phát hiện vĩ đại, và phát hiện này sẽ thay đổi lịch sử nền chăm sóc sức khỏe của cả nhân loại. Hơn 10 loại căn bệnh đƣợc giới y học hiện đại đánh giá là sống chung với nó cả đời nhƣ bệnh mạch vành, tuần hoàn máu não, huyết áp cao, tiểu đƣờng, gout... đƣợc khẳng định có thể chữa trị rất đơn giản. Phƣơng pháp đơn giản đó chính là “Bữa ăn”. Bạn tin không? Không tin?! Nhƣng đây lại là sự thật! [**] Buổi tối cuối tháng 4 năm 2008, bỗng nhiên tôi nhận đƣợc cú điện thoại. Tổng biên tập tờ tạp chí: “Nền kinh tế mới Trung Quốc” ông Lý Trung Vƣợng có nhờ tôi xem hộ một bài viết: Tôi gặp ông Lý trong Chƣơng trình từ thiện của Cuộc thi Giọng Nói Vàng dành cho phát thanh viên đài truyền hình toàn quốc tổ chức vào năm ngoái. Tôi và ông cùng trong tổ ban giám khảo cuộc thi, vì nói chuyện thấy hợp nên kết giao bạn bè. Tôi nghĩ nếu ông đã nhờ tôi xem hộ nội dung thì chắc không phải bài viết bình thƣờng. Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 4 Đến chiều ngày thứ 3, tôi gặp tác giả bài viết đó tại phòng đón tiếp trong tòa soạn báo. Ông ấy cao tầm thƣớc, khoảng 40 tuổi, khuôn mặt dài, đôi mắt to toát nên vẻ tự tin pha chút nghi ngờ, ăn nói lích sự, giọng nói cao nhƣng rất trầm ấm. Ông nói đó là cuốc sách viết về đề tài y học. Sách ƣ? Ông nói có mang theo USB. Tôi nói, vậy ông gửi vào email cho tôi. Ngày hôm sau, tôi nhận đƣợc tin nhắn ngắn gọn nói là đã gửi nội dung cuốn sách vào email của tôi rồi. [***] Rất khó có thể đánh giá giá trị của cuốn sách. Tôi đã bị cuốn hút ngay từ những trang đầu. Chiều sâu trong tƣ duy của tác giả quả thực ngoài sức tƣờng tƣợng của tôi, quan điểm mới mẻ, tƣ duy logic chặt chẽ, ngôn từ rõ ràng mạch lạc, văn viết cô đọng súc tích, vấn đề nổi bật và cách lập luận săc sảo, thấu tình đạt lý. Chính vì vậy, đề tài y học vốn rất khô khan nhƣng dƣới ngòi bút tài năng của tác giả, ông đã biến cuốn sách y học trở thành cuốn tiểu thuyết hấp dẫn rất nhiều độc giả. Tôi dẫn chứng một đoạn viết không cần đến các con số thống kê mà tác giả vẫn diễn đạt đƣợc ngụ ý đầy phong cách của mình: “Điều khiến ý học hiện đại ái ngại nhất cũng chính là điều này, bởi vì y học hiện đại có tiên tiến đến mấy thì vẫn còn rất nhiều bệnh lý nó không chữa trị được. Có bao nhiêu chuyên gia về điều trị tiểu đường chết vì bệnh tiểu đường, có bao nhiêu bác sĩ tim mạch chết vì nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não, bao nhiêu bác sĩ chuyên khoa thần kinh bị mất ngủ trường kỳ? Y học hiện đại làm sao vậy? Tại vì y học ngày nay xa rời nguyên lý đúng đắn, đó là thực phẩm và thuốc đều từ cùng một nguồn gốc. Y học hiện đại quá tự hào về thành tựu của mình, cho rằng mình là vạn năng, cuối cùng chình mình lại tự hại mình”. Cuốn sách này nội dung viết về quan điểm y học hiện đại nhƣng nội dung rất gần gũi, dễ hiểu. Tác phẩm nhƣ một cuốn sách giáo khoa có những luận điểm y học rõ ràng và đƣợc chứng minh cụ thể. Phƣơng pháp lập luận với những dẫn chứng sinh động, khéo léo khiến ngƣời đọc luôn trong trạng thái thực hƣ hƣ thực, quả thật rất tài tình! Cuốn sách nhƣ có men làm say lòng ngƣời, lại giống hƣơng trà xanh thơm mát ngọt dịu phảng phất không thôi. Vì thế tôi làm một hơi, đọc hết cuốn sách. Tôi sợ đọc liền một mạch nhƣ vậy không cảm nhận hết đƣợc những tinh túy trong kho tàng kiến thức về y học nhân loại mà cuốn sách gửi gắm. Tôi lại nghiền ngẫm từng câu, từng đoạn và sau 3 ngày tôi mới đọc xong cuốn sách bảo bối này. Tôi kinh ngạc nhận ra một trí tuệ vĩ đại bị lãng quên từ trƣớc đến giờ: Khả năng phục hồi và tái tạo của cơ thể con ngƣời sao mà kỳ diệu và vĩ đại đến vậy. Đó mới chính là vị “bác sĩ” thực thụ để chữa trị tất cả các chứng bệnh. Vị “bác sĩ” này Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền | 5

nguon tai.lieu . vn

Hồi ký về Tiến sỹ y khoa Nhật Bản – Vương Đào và tác phẩm “Dinh dưỡng học bị thất truyền – đẩy lùi bệnh tật” của ông.

Ngô Điện Bân

[1]

Có một đoạn hội thoại mà khi nghe tôi thấy rất thú vị:

“ Bữa ăn có chữa được bệnh không?

“Được chứ!”

“Thế bữa ăn có chữa được bệnh nan y không?”

“Được”

“Không nói ngoa đấy chứ?”

“Không!”

“Đây không phải là chuyện hài đấy chứ?”

“Thật mà!”

“Quả thực là như vậy!”. Tôi còn phải nói với bạn rằng đây không phải là cuốn tiểu thuyết mà là cuốn sách gửi gắm những thông tin tốt nhất về sức khỏe con người với thông điệp: con người có thể không “uống thuốc” mà thay bằng “ bữa ăn ” để chữa bệnh cho chính bản thân mình.

Điều không ngờ tới thì thật sự là vậy. Điều vốn tưởng không thể thì lại có thể!

“Bởi lẽ con người sinh ra vốn đâu có cần uống thuốc!”

Đây quả thực là một phát hiện vĩ đại, và phát hiện này sẽ thay đổi lịch sử nền chăm sóc sức khỏe của cả nhân loại.

Hơn 10 loại căn bệnh được giới y học hiện đại đánh giá là sống chung với nó cả đời như bệnh mạch vành, tuần hoàn máu não, huyết áp cao, tiểu đường, gout…được khẳng định có thể chữa trị rất đơn giản. Phương pháp đơn giản đó chính là “ Bữa ăn ”

Bạn tin không? Không tin?!

Nhưng đây lại là sự thật!

[2]

Một buổi tối cuối tháng 4 năm 2008, bỗng nhiên tôi nhận được một cú điện thoại.

Tổng biên tập tờ tạp chí:”Nền kinh tế mới Trung Quốc” ông Lý Trung Vượng có nhờ tôi xem hộ một bài viết. Tôi gặp ông Lý trong chương trình từ thiện của cuộc thi giọng nói vàng dành cho phát thanh viên đài truyền hình toàn quốc tổ chức vào năm ngoái. Tôi và ông cùng trong tổ ban giám khảo cuộc thi, vì nói chuyện thấy rất hợp ý nên kết giao bạn bè. Tôi nghĩ nếu ông đã nhờ tôi xem hộ nội dung thì chắc không phải là bài viết bình thường.

Đến chiều ngày thứ 3, tôi gặp tác giả bài viết đó tại phòng đón tiếp trong tòa soạn báo.

Ông ấy cao tầm thước, khoảng 40 tuổi, khuôn mặt dài, đôi mắt to toát nên vẻ tự tin pha chút nghi ngờ, ăn nói lịch sự, giọng nói cao nhưng rất trầm ấm. Ông nói đó là cuốn sách viết về đề tài y học.

Sách ư?

Ông nói có mang theo usb.

Tôi nói, vậy ông gửi vào email cho tôi.

Ngày hôm sau, tôi nhận được tin nhắn ngắn gọn nói là đã gửi nội dung cuốn sách vào email của tôi rồi.

[3]

Rất khó có thể đánh giá giá trị của cuốn sách.

Tôi đã bị cuốn hút ngay từ những trang đầu. Chiều sâu trong tư duy của tác giả quả thực ngoài sức tưởng tượng của tôi, quan điểm mới mẻ, tư duy logic chặt chẽ, ngôn từ rõ ràng mạch lạc, văn viết cô đọng xúc tích, vấn đề nổi bật và cách lập luận sắc sảo, thấu tình đạt lý. Chính vì vậy với đề tài y học vốn rất khô khan nhưng dưới ngòi bút tài năng của tác giả, ông đã biến cuốn sách y học trở thành cuốn tiểu thuyết hấp dẫn rất nhiều độc giả.

Tôi dẫn chứng một đoạn viết không cần đến các con số thống kê mà tác giả vẫn diễn đạt được ngụ ý đầy phong cách của mình:

“Điều khiến y học hiện đại ái ngại nhất cũng chính là điều này, bởi vì y học hiện đại có tiên tiến đến mấy thì vẫn còn rất nhiều bệnh lý nó không chữa trị được. Có bao nhiêu chuyên gia về điều trị bệnh tiểu đường chết vì bệnh tiểu đường, bao nhiêu chuyên gia bác sỹ tim mạch chết vì nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não, bao nhiêu bác sỹ chuyên khoa thần kinh bị mất ngủ trường kỳ? Y học hiện đại làm sao vậy? Tại vì y học ngày nay xa rời nguyên lý đúng đắn, đó là thực phẩm và thuốc đều từ cùng một nguồn gốc. Y học hiện đại quá tự hào về thành tựu của mình, cho rằng mình là vạn năng, cuối cùng chính mình lại tự hại mình”

Cuốn sách này nội dung viết về quan điểm y học hiện đại nhưng nội dung rất gần gũi dễ hiểu. Tác phẩm như một cuốn sách giáo khoa có những luận điểm y học rõ ràng và được chứng minh cụ thể. Phương pháp lập luận với những dẫn chứng sinh động khéo léo khiến người đọc luôn trong trạng thái thực hư hư thực, quả thật rất tài tình!

Cuốn sách như có men làm say lòng người, lại giống hương trà xanh thơm mát ngọt dịu phảng phất không thôi. Vì thế tôi làm một hơi, đọc hết cuốn sách.

Tôi sợ đọc liền một mạch như vậy không cảm nhận hết được những tinh túy trong kho tàng kiến thức về y học nhân loại mà cuốn sách gửi gắm.

Tôi lại nghiền ngẫm từng câu từng đoạn, và sau 3 ngày tôi mới đọc xong cuốn sách bảo bối này. Tôi kinh ngạc nhận ra một trí tuệ vĩ đại bị lãng quên từ trước đến giờ: Khả năng phục hồi và tái tạo của cơ thể con người sao mà kỳ diệu và vĩ đại đến vậy. Đó mới chính là vị “bác sỹ” thực thụ để chữa trị tất cả các chứng bệnh. Vị “bác sỹ” này vốn là một thiên tài, không cần dùng đến bất kỳ một thiết bị máy móc tinh vi nào cũng có thể giúp con người biết chỗ nào có bệnh, bị bệnh gì, điều trị thế nào là tốt nhất. Những thứ mà vị bác sỹ này dùng để trị bệnh rất đơn giản, không phải là những gì khác mà chính là nguồn nguyên liệu duy nhất cơ thể cần: CHẤT DINH DƯỠNG!

Để có được nguồn dinh dưỡng quả thật vô cùng đơn giản, đó là “ Bữa ăn” .

Có rất nhiều người chỉ biết rằng bữa ăn giúp cơ thể tồn tại, giúp cơ thể hưởng thụ chứ họ không biết rằng ý nghĩa thực sự của các bữa ăn là hấp thu chất dinh dưỡng. Con người thiếu sự nhận biết đích thực về sức khỏe của chính họ.

Bởi lẽ chỉ khi thu nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì mới bù lại được năng lượng cơ thể đã tiêu hao đi, đồng thời dinh dưỡng giúp cơ thể phục hồi các tế bào bị tổn thương. Nếu ví cơ thể người như một tòa nhà, thì dinh dưỡng chính là những viên gạch xây nên tòa nhà đó. Hôm nay thiếu một ít, tức là tòa nhà cơ thể thiếu một viên gạch, ngày mai thiếu một ít, tòa nhà cơ thể lại thiếu đi hai viên gạch. Cứ như vậy thiếu hụt liên tục đến mức độ nào đó khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể sẽ trở nên khó khăn, bệnh tật bắt đầu xuất hiện. Khi dinh dưỡng thiếu hụt trầm trọng cơ thể không còn khả năng tự phục hồi nữa thì nhà đổ, người đi.

Trong cuộc sống, đại đa số mọi người biết thiếu dinh dưỡng sẽ dễ bị bệnh,nhưng lại không biết dinh dưỡng có vai trò quan trọng đến vậy, lại càng không biết rằng khi đã mắc bệnh có thể dùng dinh dưỡng để trị bệnh. Dinh dưỡng không chỉ điều trị khỏi các bệnh lý liên quan đến suy dinh dưỡng mà còn có khả năng phục hồi cho các bệnh lý nghiêm trọng hơn như tiểu đường, huyết áp, tim mạch…,thậm chí cả bệnh nan y như ung thư, không dùng đến thuốc, chỉ dùng dinh dưỡng vẫn có thể điều trị, thậm chí điều trị triệt để tận gốc .

Đông Y vẫn nói thực phẩm và thuốc cùng một nguồn gốc, câu nói này hàm ý từ khi loài người biết há miệng và cơm là lúc dinh dưỡng học ra đời, không còn nghi ngờ gì nữa, y học cũng từ thời khắc đó mà có. Bởi lẽ, thực phẩm cũng chính là dược phẩm.

Nguyên lý rất đơn giản, tạo hóa cho cơ thể con người khả năng tự phục hồi rất kỳ diệu. Chỉ cần cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng thì bất kể bệnh tật gì phát sinh cơ thể đều có khả năng tự điều chỉnh phục hồi và chữa trị.

Đây là quy luật tự nhiên, nhưng lại quá ít người đầu tư thời gian để nghiên cứu nó!

Có một số ít người đã biết về quy luật này, cũng có một vài bài nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở phương pháp quy nạp chứng minh của y học thực nghiệm chứ rất ít người dùng phương pháp diễn giải đi từ lý thuyết để lập luận chứng minh cơ chế vận hành của quy luật này. Cho đến hiện tại vẫn chưa thấy một ai coi dinh dưỡng là cái gốc của sự sống!

Chỉ có Vương Đào là người làm một việc mà trước đây chưa ai làm được, đó là viết một “cuốn sách có sự sống”.

[4]

Sau này, tôi trở thành người bạn thân thiết của tác giả.

Tác giả khiến tôi trở thành một con người hoàn toàn mới chỉ sau hơn một tháng với việc sử dụng vi chất dinh dưỡng. Tất cả những dấu hiệu bệnh lý sau đợt kiểm tra sức khỏe tổng thể đã biến mất, tôi giảm được gần 10kg, quả thật giờ tôi trở thành một thanh niên trẻ khỏe. Ông ấy nói với tôi: “ gầy đi rồi, đây mới chỉ là phần quà khuyến mãi thêm cho sức khỏe thôi, quan trọng là cơ thể anh đã được phục hồi, tất cả các triệu chứng bệnh lý trước đây đều tốt lên rất nhiều”

Mấy ngày đầu dùng dinh dưỡng, chúng tôi vẫn thường ngồi uống trà nói chuyện cùng nhau, ông bảo tôi: “Đừng nghĩ rằng lúc này chúng ta đang rất nhàn rỗi, thực tế cơ thể bên trong chúng ta đang rất bận rộn, bận thay mới các mạch dẫn, từng cái từng cái, từng cặp từng cặp tế bào đang được thay mới. Hàng triệu triệu tế bào đang phục hồi khỏe mạnh, bận lắm chứ!”

Ông lấy tay xoa bụng tôi, tôi hỏi tại sao lại làm vậy, ông nói: “Cơ thể người rất kỳ diệu, nó biết chỗ nào khỏe chỗ nào đau. Xoa day là cách để báo cho cơ thể biết nó cần phục hồi chỗ xoa đó, và cơ thể ngay lập tức sẽ huy động đến đó làm việc. Nhưng nếu nguyên liệu dinh dưỡng để phục hồi không đủ, kể cả là cơ thể rất muốn phục hồi chỗ đó nhưng cũng đành bó tay.

Cơ thể con người diệu kỳ vậy đó! Ông nói đợi đến lúc tôi hiểu nguyên lý làm việc của cơ thể thì sẽ biết cơ thể người thú vị đến nhường nào!

Tác giả kể câu chuyện bản thân.

Có một người bạn vì tức giận mà dẫn đến đau dạ dày, đau quằn quại. Sau khi ông tìm hiểu nguyên nhân phát bệnh của người bạn đó, ông chỉ nói một câu là anh chỉ cần đến nghe lớp đào tạo của tôi là bệnh của anh sẽ khỏi. Người bạn đó đến dự khóa đào tạo buổi sáng, cười vỡ bụng, dạ dày cũng từ đó mà hết đau. Giờ nghỉ giải lao, lại cười tiếp, đúng là nghe giảng xong bệnh khỏi thật.

Một bé gái năm tuổi rưỡi, tính khí nóng nảy hay gắt gỏng. Ông dùng dinh dưỡng điều chỉnh sau 3 tháng khỏi.

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân ở trẻ em là bệnh lý rất phức tạp khó chữa, có một vị bác sỹ khoa Nhi quyết tâm phải tìm cách trị khỏi căn bệnh này trong suốt năm tháng sự nghiệp thầy thuốc của mình. Tác giả cười và nói: “việc này dễ thôi!”, kiến nghị cháu bé dùng dinh dưỡng để điều trị, kết quả từ một bé trai với 5 chỉ số bất thường liên quan đến cơ tim chỉ sau một tuần điều trị các chỉ số đều trở lại bình thường.

Mẹ của ông kiểm tra sức khỏe phát hiện tiểu đường, bà cho rằng dù sao thì thế giới cũng chưa có cách nào chữa khỏi bệnh này, nên cứ ở nhà tự điều trị cho xong. Nhưng chữa mãi đường huyết không giảm mà còn tăng thêm. Ông quyết định đưa bà đến nơi ông làm việc và dùng dinh dưỡng để chữa trị cho bà, chỉ sau nửa tháng, đường huyết trở về bình thường. Sau một tháng, bà giảm được hơn 10kg, sức khỏe cải thiện đáng kể. Bà trước đây vốn là nhà giáo ưu tú, nói chuyện rất hài hước: “bụng nhỏ lại rồi, trước đi bộ phải đỡ bụng mới đi được, giờ đi lại nhẹ như bay.” Ông nói với bà nửa đùa nửa thật: “con đảm bảo mẹ sống thọ 120 tuổi, đến lúc đó muốn chết cũng khó!”

Rất nhiều người nghĩ rằng dinh dưỡng không có tác dụng nhiều với việc chữa trị bệnh tật, nhưng qua bàn tay khối óc của ông, dinh dưỡng đã trở nên kỳ diệu như vậy.!

Cho đến bây giờ vẫn còn rất nhiều người không hiểu dinh dưỡng là gì, thế nên chúng ta vẫn cần phải thảo luận tìm hiểu xem dinh dưỡng bao gồm những gì.

“Đầu tiên là NƯỚC.”

Nước là nguyên tố dinh dưỡng số một, rồi đến chất đạm [protein], chất béo, đường, vitamin, chất khoáng…Tất cả những dưỡng chất này đều có trong thực phẩm chúng ta ăn và uống vào cơ thể hàng ngày. Chính những dưỡng chất này giúp con người chữa bệnh, bạn tin không?

Thực tế là thước đo chân lý duy nhất.

Người bệnh cám ơn ông, ông trả lời hài hước rằng không phải cám ơn tôi, hãy cám ơn cơ thể của chính bạn, nó mới là bác sỹ thực thụ của bạn.

[5]

Ông tên là Vương Đào.

Ông tốt nghiệp tiến sỹ y khoa tại trường đại họcTokyo Nhật Bản.Ông người Hán, sinh tháng 4 năm 1968, đã kết hôn, ông sống ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc Trung Quốc.

Lý lịch của ông từ sau tốt nghiệp thạc sỹ như sau:

1993: học thạc sỹ y khoa tại khoa điều trị lâm sàng trường đại học y khoa Hà Bắc. Chuyên ngành ông chọn học là nam khoa. Học tiến sỹ chuyên ngành nam khoa về Đông Tây y kết hợp tại trường đại học Y học cổ truyền Bắc Kinh. Ông công tác tại trường đại học Y khoa Hà Bắc, tiếp tục công tác chuyên môn nghiên cứu bệnh lý học.

2002, ông sang nghiên cứu sau tiến sỹ về bệnh lý học tại trường đại học Y khoa Tokyo Nhật Bản, chuyên ngành ung thư phổi.

Từ năm 2004, ông làm giảng viên bệnh lý học tại trường đại học y khoa Hà Bắc và làm bác sỹ chẩn đoán tại bệnh viện này. Thời gian này ông đảm nhận chức phó khoa nghiên cứu giảng dạy.

Từ tháng 10 năm 2005 đến nay, ông có một sự nghiệp y khoa của riêng mình: “câu lạc bộ sức khỏe Lục Châu”.

Ông từng được mời tới dự các diễn đàn sức khỏe trên khắp Trung Quốc, đâu đâu ông cũng được hoan nghênh chào đón. Ông đã giúp cho hàng ngàn người kiểm tra sức khỏe, quản lý sức khỏe và điều trị bệnh tật. Ông cũng là diễn giả chính và đã đào tạo nên rất nhiều nhà dinh dưỡng học cao cấp.

Đầu thu năm 2007, khi lá cây ở thành phố ông ở vẫn còn xanh, ông đi tàu hỏa từ Bắc Kinh đến đây để tĩnh dưỡng . Khi những bông tuyết đầu mùa rơi xuống, trong tay ông đã có bản thảo đầu tiên của cuốn sách “Dinh dưỡng học bị thất truyền”.

2/11/2007, sau khi đã viết xong phần tựa của cuốn sách, ông đi dạo trên phố Paris Đông Phương, hình ảnh người người qua lại hối hả, âm thanh trầm bổng sâu lắng của bản nhạc ven đường vẳng lại, bỗng nhiên ông thấy ngất ngây lạ kỳ. Cứ như vậy từ lúc tới đây cho đến khi hoàn thành cuốn sách, thời gian vẻn vẹn có ba tháng. Một cảm giác thành tựu, tự hào trào dâng, lòng ông ngập tràn hoa sắc và hương vị của đam mê, đôi khi lại là cảm giác hùng vĩ như núi cao, rộng lượng như biển cả. Ông từ từ quay trở lại phần đầu cuốn sách …những tiếng gõ đều đều trên bàn phím, đoạn viết ông định dành cho phần kết của cuốn sách, giờ ông đặt vào phần tựa đầu sách:

“ Khi cuốn sách này được hoàn thành, trong lòng tôi trào dâng niềm biết ơn vô hạn, cảm ơn tất cả những người bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình viết sách, cảm ơn tất cả những người thầy người bạn đáng kính đã cho tôi sự khích lệ, định hướng và những quan tâm chân thành. Cảm ơn mẹ và người thân luôn là tổ ấm vỗ về và là điểm tựa tinh thần quý giá tiếp thêm nghị lực, dũng khí và ý chí quyết thắng cho tôi. “

Ông cho tôi xem bản thảo của cuốn sách này, khoảng 150 ngàn từ, quả thực là một cuốn “kỳ thư”.

Ông tự giới thiệu về bản thân rất tự tin và rõ ràng:

“ Do nghiên cứu rất sâu về các chuyên khoa lâm sàng của Tây y, lại có thêm những kiến giải sâu sắc về Đông Tây y và dinh dưỡng học, nên tôi có thể kết hợp y học với dinh dưỡng học để mở ra một hướng phát triển mới cho y học hiện đại – Y HỌC DINH DƯỠNG. Y học dinh dưỡng chỉ trong vài chục năm tới sẽ có đường đi riêng của nó, hơn nữa sẽ phát triển rực rỡ mà không thoái lui, sẽ thay đổi kết cấu bệnh viện hiện đại và thay đổi hình ảnh của y học ngày nay, sẽ là cuộc đại cách mạng về tư duy trí não cho các bác sỹ lâm sàng và đội ngũ chuyên viên nghiên cứu khoa học.”

Nếu thực sự điều đó xảy ra thì một phát hiện vĩ đại của y học sẽ ra đời với cuộc đại cách mạng thay đổi quan niệm về sức khỏe và sự sống.

Ông nói, sách của tôi là sách có sức sống.

Đúng vậy, chất dinh dưỡng vốn có sự sống của nó. Quá trình phát triển của sự sống đương nhiên sẽ gặp phải trắc trở gian nan, nhưng rồi sẽ có một ngày, lý luận y học dinh dưỡng của Vương Đào sẽ trở thành kiến thức phổ cập của mỗi con người.

Có thể trong tương lai, lịch sử y học loài người sẽ viết: năm 2008, tiến sỹ y khoa du học Nhật Bản – Vương Đào, đã dùng “Dinh dưỡng học bị thất truyền – Đẩy lùi bệnh tật” của mình để sang trang mới cho lịch sử sức khỏe nhân loại!

Có cơ duyên để đọc cuốn sách này, bạn thật là may mắn!

Tháng 6 năm 2008 tại Cảng Thành

[Tác giả bài viết này là phóng viên kỳ cựu, 1 trong 10 nhà tổng biên tập xuất sắc nhất Trung Quốc của báo Sự thật, là 1 trong 10 phóng viên ưu tú nhất của Tân Hoa Xã].

Kích chuột vào đây để tải về

Dinh dưỡng học bị thất truyền TS BS Vương Đào 2021

Sách nghe

Video liên quan

Chủ Đề