Đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường thì việc tăng cường công tác quản Lý

Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, thu ngân sách luôn đứng trong top 5 địa phương đứng đầu cả nước, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển kinh tế, các tác động tiêu cực tới môi trường ngày càng trở nên rõ nét như: Sự suy giảm chất lượng nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải từ hoạt động khai thác than, những chất gây ô nhiễm không khí thải ra từ các nhà máy nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng… Nhận thức rõ những nguy cơ này, Quảng Ninh đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý Nhà nước về môi trường, nhất là việc lồng ghép các yêu cầu BVMT trên địa bàn tỉnh trong các chiến lược phát triển, quy hoạch KT-XH, quy hoạch ngành, trong các chương trình, dự án... đã được tỉnh hết sức quan tâm. Hầu hết quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản... trên địa bàn tỉnh đều tuân thủ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về BVMT. Các nhiệm vụ, dự án được triển khai đều phải phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và bảo đảm quy hoạch về BVMT.

Nhằm đẩy mạnh kiểm soát ô nhiễm môi trường, Quảng Ninh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý nước thải

Công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng được các cấp, ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm. Hiện nay, các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đều thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết, kế hoạch BVMT trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là cơ sở để xem xét cấp phép đầu tư và thực hiện việc giao và thuê đất. Nhằm đẩy mạnh kiểm soát ô nhiễm môi trường, tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý nước thải, tăng cường thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đô thị, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và phương tiện tàu thuyền hoạt động trên biển.

Ngoài ra, Quảng Ninh đã đầu tư 26 trạm quan trắc môi trường tự động cố định có khả năng cập nhật, đồng bộ dữ liệu với trạm quan trắc môi trường quốc gia. Cùng với đó là tập trung đầu tư xây dựng hệ thống đê sông, đê biển, đập dâng, hồ chứa, bảo vệ rừng ven biển ngập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quỹ BVMT Quảng Ninh đi vào hoạt động, đến nay đã có 111 đơn vị ký quỹ với tổng số tiền là 833 tỷ đồng.

Ngành Than đang tập trung củng cố lại hồ lắng tại các bãi thải, đảm bảo môi trường tại khu vực

Một trong những vấn đề quan trọng nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về BVMT là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh. Theo đồng chí Trịnh Ngọc Quyên, Phó Giám đốc Công an tỉnh, từ đầu năm 2016 đến nay, Công an tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng phát hiện, xử lý 131 vụ vi phạm về môi trường. Trong đó có 7 vụ vi phạm về tài nguyên khoáng sản như khai thác trái phép than, cát, đất sét, 9 vụ hủy hoại nguồn lợi thủy sản, 4 vụ kinh doanh xăng dầu trên biển có nguy cơ gây tràn dầu, xử phạt hành chính đối với một số cơ sở kinh doanh, khu công nghiệp vi phạm về việc xả thải quá quy định, quy chuẩn cho phép. Đồng thời phát hiện, thu giữ và xử lý nhiều vụ thức ăn chăn nuôi có chất cấm, chất tạo nạc; phối hợp xử lý những hoạt động vi phạm trong lĩnh vực chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản không đảm bảo.  

Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh [Trong ảnh: kiểm tra việc BVMT tại Công ty nhiệt điện Mông Dương]

Mặt khác, UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh; thông qua đó lập danh sách cơ sở ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đề xuất phương hướng giải quyết kịp thời. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp sau khi được kiểm tra, nhắc nhở đã nắm rõ hơn các quy định của pháp luật về BVMT và triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với việc BVMT.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cũng luôn được đơn vị quan tâm chú trọng. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương, đoàn thể trong tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về môi trường, các cuộc thi về BVMT, xây dựng mô hình cộng đồng tham gia BVMT. Nhiều chiến dịch truyền thông về môi trường được tổ chức như Ngày Môi trường thế giới; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Ngày đa dạng sinh học… thông qua hoạt động mít tinh, lễ ra quân dọn vệ sinh, trồng cây…

Các ban, ngành, đoàn thể cùng phối hợp trong việc giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp

Với mục tiêu đến năm 2020 đưa Quảng Ninh thành tỉnh dẫn đầu thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh; Luật BVMT 2014… Cùng với đó là chấm dứt hoạt động Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng ra khỏi trung tâm TP Hạ Long, chấm dứt khai thác than lộ thiên tại TP Hạ Long vào năm 2018; tập trung triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc tự động tại các doanh nghiệp, đơn vị có nguồn thải lớn; xây dựng, ban hành bộ quy chuẩn môi trường địa phương để thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn môi trường của các nước tiên tiến sau năm 2020…/.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 11

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 11

Trả lời:

   – Môi trường nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

      + Nguồn nước, không khí và đất đã bị ô nhiễm ở khắp nơi, nhiều vấn đề vệ sinh môi trường đã phát sinh ở cả thành thị và nông thôn.

      + Môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do khai thác dầu, các sự cố tràn dầu, người dân xả rác sinh hoạt các cả các công ty đổ, xả rác công nghiệp.

      + Các sự cố môi trường diễn ra nhiều hơn và diễn biến phức tạp, khó dự đoán: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn…

   – Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính.

Trả lời:

   – Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

   – Phương hướng:

      + Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương.

      + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.

      + Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tham gia các chương trình hợp tác để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường chung với các quốc gia có liên quan.

      + Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

      + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

      + Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi, tiếng ồn, nhất là ở các thành phố lớn.

   Theo em tình huống trên nên xử lí như thế nào?

Trả lời:

   – Cần báo ngay cho cơ quan địa phương có trách nhiệm, sơ tán mọi người khỏi nơi nguy hiểm.

   – Cơ quan chức năng khống chế, bắn thuốc mê và chở chúng về rừng, bảo vệ đàn voi một cách nghiêm ngặt, tránh việc giết và làm bị thương đàn voi.

Trả lời:

    – Không trèo cây,chặt phá cây, không xả rác bừa bãi ra môi trường.

    – Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.

    – Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và ở nơi mình sinh sống, thậm chí ngay trong gia đình mình.

    – Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trả lời:

   – Hành động:

      + Tham gia vệ sinh khu dân cư mình sinh sống.

      + Tham gia chương trình Giờ trái đất.

      + Tham gia tuyên truyền, vẽ tranh, đóng kịch về chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,…

   – Khi tham gia những hoạt động này, em đã góp phần sức của mình vào việc bảo vệ môi trường, vì sự phát triển chung của đất nước và nhân loại.

Video liên quan

Chủ Đề