Đước là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "cây đước", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ cây đước, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ cây đước trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. London mọc đầy cây đước.

2. Họ cũng trồng nhiều cây đước trong khu trồng trọt.

3. Đầm phá được bao quanh bởi cây cọ bạn có thể thấy, một vài cây đước.

4. Hàng trăm đảo lớn, nhỏ với những cây đước có thể thấy ở miền duyên hải

5. Có rất nhiều cá trong những vùng biển nội địa này, và dọc theo bờ là rừng cây đước.

6. Những cây đước bị chặt bỏ; ảnh hưởng đến những thứ như sóng thần đang dần tồi tệ.

7. Cây đước mang lại lá để nó có thể ăn và không có thú săn mồi làm nó lo ngại.

8. Phần đông nam từng có các cánh đồng lúa và cây đước, song hiện hoàn toàn bị biến đổi thành các khu đô thị và công nghiệp.

9. Vườn quốc gia Khao Sam Roi Yot được lập năm 1966 để bảo vệ vùng đầm lầy nước ngọt lơn nhất Thái Lan, nơi có nhiều cây đước, sú, vẹt.

10. Đây là một bức ảnh của một con cá mập Chanh, và nó cho thấy loài cá này sống trong vùng có các cây đước bảo vệ trong vòng 2 đến 3 năm đầu đời

11. Cây đước có thể lai với cây đâng [Rhizophora stylosa], tạo thành cây lai Rhizophora x lamarckii,, được các nhà khoa học Philippines phát hiện vào tháng 4 năm 2008 tại Masinloc, Zambales.

12. Chắc là trong những phút cuối cùng ổng thắc mắc tại sao đã điên rồ tới mức này rồi mà còn phải điên rồ chi thêm nữa bằng cách lang thang trong những cái đầm cây đước.

13. Có ít nhất 85 loài đặc hữu trong vùng, 13 loại khác nhau của rừng nhiệt đới ưa mưa và 29 loài cây đước, nhiều hơn bất cứ nơi nào trong nước. ^ a ă â Reid, Greg [2004].

14. Và cây đước sẽ cung cấp gỗ mật ong, và lá cây cho động vật, để chúng có thể cho sữa và những thứ linh tinh khác, giống như cái chúng tôi làm ở Biosphere 2.

Cây đước sống ở rừng ngập mặn, tập trung chủ yếu từ Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nhất là tại Cà Mau. Cây đước là loại cây phòng hộ quan trọng bảo vệ vùng đồng bằng ven biển của nước ta.

Đặc điểm của cây đước ở nước ta

Cây đước có tên khoa học là Rhizophora apiculata Blume, thuộc họ Rhizophoraceae. Sống chủ yếu ở vùng nước ngập mặn phía nam của nước ta.  

Đước là cây thân gỗ, cao từ 20 đến 35m, đường kính thân từ 30 đến 45 cm. Thân cây đước tròn, mọc thẳng, vỏ cây dày màu nâu xám đến nâu đen. Trên thân có nhiều vết nứt dạng ô vuông.

Lá cây có đặc tính phân cành cao và tán lá cây đước có hình dù lúc nhỏ. Biến đổi thành hình trụ lúc cây từ 6 tuổi trở đi, cành cây thường nhỏ, có khả năng tỉa cành tự nhiên.

Lá đơn, mọc đối từng đôi một, phiến lá hình thuôn dài, đầu lá nhọn. Gốc lá hình nêm, gân lá nổi rõ ở mặt dưới.

Cụm hoa của cây đước hình tán, mỗi cặp có hai hoa mọc từ nách lá, hoa không cuống, màu đỏ lợt.

Quả đước hình trái lê, phình to ở phía dưới. Cây thường ra hoa vào tháng tư và tháng năm, chín vào tháng bảy đến tháng mười. Nhưng cuối mùa rất dễ bị sâu, mọt đục quả.

Quá trình sinh trưởng và phát triển

Cây đước từ khi ra hoa đến lúc quả đước chín cần đến 6 tháng. Quả đước khi già sẽ nảy mầm ngay từ lúc còn đang lơ lửng trên cây. Khi rụng xuống quả đước trôi theo dòng nước biển đi khắp vùng đến khi gặp nơi bùn lầy. Quả được đã mọc mầm được giữ lại và bắt đầu mọc rễ để phát triển. Sau khoảng 20 đến 25 ngày phát triển rễ trong đất. Mầm đước sẽ có búp non màu đỏ và hai chiếc lá xanh đầu tiên. Từ đó cây đước tiếp tục phát triển, lớn lên và lan rộng thành rừng.

Cây đước sống ở đâu?

Cây đước thích hợp vùng đất bùn mịn, có thủy triều lên xuống đều đặn, định kỳ, vùng nước mặn hoặc lợ, khí hậu ấm áp quanh năm. Cây đước phân bố tập trung ở các vùng ven biển các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thích hợp ở vùng thấp, thoáng khí, giàu chất hữu cơ. Thành phần cơ giới đất chủ yếu là sét, mùn và ít cát. Thường gần các cửa sông ven biển.

Ở nước ta cây đước phân bố từ ven biển miền Trung đến Cà Mau, Kiên Giang… Nhiều nhất là tại Cà Mau. Ngoài những rừng đước phát triển tự nhiên, nước ta luôn chú trọng trồng thêm nhiều rừng đước mới tại các vùng ngập mặn ven biển.

Đước có thể phân bố thành các quần thụ tập trung có diện tích rộng lớn, tạo kiểu rừng thuần loài, chủ yếu ở Cà Mau, Cần Giờ, Bến Tre… Cũng có thể kết hợp với một số loài cây rừng ngập mặn khác. Tạo ra các quần xã thực vật rất phong phú.

Cây đước ưa khí hậu nóng ẩm nên rất phù hợp với thời tiết nhiệt đới ẩm của nước ta. Đặc biệt tại các vùng ngập gần như quanh năm và có thủy triều lên xuống đều đặn. Các bãi bồi ven biển, vùng trũng nội địa có thời gian ngập mặn 300 ngày trong một năm. Là những nơi thích hợp để cây đước sinh trưởng và phát triển.

Cây đước thuộc loại rễ gì?

Sống tại vùng bùn lầy ngập mặn nên bộ rễ của cây đước phát triển rất đặc biệt. Rễ cây đước đặc trưng cho thực vật sống tại vùng ven biển, thủy triều lên xuống. Chịu tác động lớn của sóng biển, vùng đất chủ yếu là bùn lầy, kết cấu đất không ổn định. Cây đước có rễ cọc ít phát triển ngược lại hệ thống rễ chống vững chắc bao quanh cây lại đặc biệt phát triển. Mỗi cây đước có từ tám đến mười hai rễ chống. Các rễ chống của cây đước cùng góp phần tạo nên hình thái đặc biệt của loài thực vật này.

Các rễ chống bao quanh giúp cây đước đứng vững trong vùng nước ngập mặn, đầm lầy. Ngoài chức năng chống đỡ thân cây, rễ chống còn có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây. Ngoài ra cây đước còn có rễ thở mang chức năng hô hấp cho cây thường mọc trực tiếp ở trên thân cây, tại nơi ít ngập nước.

Cây đước có tác dụng gì?

Cây đước là loài thực vật quan trọng trong việc phục hồi các rừng ven biển ở nước ta. Gỗ từ thân cây đước phục vụ cho đời sống của dân cư quanh vùng, làm củi chất đốt nhờ tạo được nhiệt lượng cao. Than từ gỗ đước được người dân ưa thích sử dụng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Thường được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Gỗ từ cây đước còn xẻ làm ván, đóng đồ gia dụng như bàn ghế, giường tủ… Vỏ đước thường được dùng trong công nghiệp thuộc da, công nghệ in, nhuộm lưới…

Nơi cư trú

Đước thường mọc rộng thành rừng tạo nên hệ sinh thái thu hút các loài động vật đến sinh sống như chim, thú, lưỡng cư, bò sát… Rừng đước còn là nơi ở của các thủy sản có giá trị kinh tế cao của nước ta như cua, tôm, các loại cá, động vật đáy… Cây đước còn đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ của nước ta, bảo vệ bờ biển, chống xâm lấn, xói mòn các đồng bằng ven biển, cố định các bãi bồi ven biển, chống gió bão, sóng thần…

Rừng phòng hộ

Rừng cây đước phòng hộ cho các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển. Bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Cung cấp oxi, điều hòa khí hậu, có giá trị trong nghiên cứu khoa học. Ngày nay, rừng đước cùng là địa điểm thu hút du lịch nổi tiếng của nước ta. Nhờ hình thái đặc biệt, hệ sinh thái đa dạng nên được rất nhiều du khách yêu thích.

Cân bằng hệ sinh thái và môi trường

Cây đước là cây chủ lực của vùng ngập mặn ở nước ta. Gắn liền với đời sống sinh hoạt của bà con vùng đồng bằng ven biển miền Nam. Lại giữ vai trò quan trọng đối với môi trường và hệ sinh thái. Nên nước ta luôn đặc biệt chú trọng bảo vệ và tăng cường trồng mới các rừng đước. Mang giá trị lớn trong việc bảo vệ bờ biển nước ta. Nên đước cần được bảo vệ và biết cách khai thác hợp lý cũng như việc trồng mới rừng, phủ xanh vùng đầm lầy ngập mặn ven biển.


25 Tháng Một, 2019

25 Tháng Một, 2019

23 Tháng Một, 2019

22 Tháng Một, 2019

21 Tháng Một, 2019

21 Tháng Một, 2019

Video liên quan

Chủ Đề