Đường kết nối Internet với các nước trên thế giới được gọi là gì

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, phát triển toàn diện là nhu cầu của mỗi người. Một yếu tố không thể thiếu đó là Internet. Chính vì vai trò quan trọng như vậy vì thế nhu cầu ngày càng được tăng lên. Nhưng có một vấn đề đó là có khá nhiều người gà mờ về những thông số liên quan. Một câu hỏi khá phổ biến mà mọi người vẫn luôn thắc mắc đó là băng thông quốc tế là gì, băng thông như thế nào là chuẩn? Tất cả sẽ được chúng tôi trả lời trong bài viết này, vì vậy đừng bỏ qua bạn nhé!

Băng thông quốc tế được định nghĩa là tốc độ đường truyền mạng Internet đi nước ngoài, tức là từ Việt Nam đi được tất cả các nước trên thế giới.

  • 1 MB tương ứng với 1 Megabyte
  • 1 Mb tương ứng với 1 Megabit
  • Liên hệ giữa hai đại lượng MB và Mb được giải thích như sau:
  • 1MB = 2 mũ 10 KB [Kilobyte]
  • 1KB = 2 mũ 10 Byte
  • 1 Byte = 8 bit

==> 1 megabyte/s [1MBps] = 1024 Kilobytes/s [1024 KBps] = 1024*1024 Bytes/s = 1024*1024*8 bits/s

Để kiểm tra tốc độ đường truyền băng thông quốc tế và trong nước đơn giản có thể sử dụng 1 vài cách như đo đường truyền bằng các phần mềm Speedtest, hay là tải thử 1 file nhạc trên sever nước ngoài bằng phần mềm IDM để test tốc độ đường truyền từ nước ngoài tải về là bao nhiêu

Bạn có từng thắc mắc băng thông quốc tế khác gì so với băng thông trong nước không? Nó có thật sự quan trọng?

  • Băng thông trong nước là của các nhà mạng viễn thông trong nước cung cấp, cho phép người sử dụng được hổ trợ tốc độ load tối đa khi truy cập vào các trang web, sever trong nước.
  • Băng thông quốc tế là khi đi nước ngoài thường không cao do nhà mạng trong nước phải đi thuê lại của các tập đoàn viễn thông lớn quốc tế, chi phí rất cao. Thường tốc độ đường truyền quốc tế hay bị nghẽn thậm chí đứt khi tuyến cáp quang biển AGG từ Việt Nam đi quốc tế bị đứt giữa biển. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng những ứng dụng, những trang Web, sever của nước ngoài thì hãy tìm chọn cho mình 01 nhà mạng có đường truyền băng thông quốc tế cao nhé!

Đối với việc sử dụng của hộ gia đình thường cung cấp băng thông tối thiểu của cáp quang từ 0,3 Mbps đến 1Mbps. Sử dụng đối với hộ gia đình các nhà mạng không cam kết về băng thông tối đa và tối thiểu mà chỉ áp dụng cam kết băng thông quốc tế đối với doanh nghiệp và công ty mà thôi.

Có một số gói cước dành cho mạng cáp quang quốc tế đối với hộ gia đình. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể lựa chọn gói cước phù hợp.

Nếu đối tương này muốn dùng băng thông quốc tế khá dễ dàng. Các nhà mạng cũng cam kết băng thông tương ứng với tưng gói với doanh nghiệp và công ty. Với một cơ chế ưu đãi đối với gói băng thông quốc tế đối với khách hàng doanh nghiệp nữa.

Hiện tại, Việt Nam có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang khác nhau, tuy nhiên nỏi bật nhất vẫn là FPT, Viettel, VNPT. Điều quan trọng tiếp theo cả tất cả các nhà mạng Việt Nam đều khai thác một phần, một vài tuyến thậm chí các tuyến cáp hiện nay tại Việt Nam, và Việt Nam đang có 6 tuyến cáp quang chính. Vậy 6 tuyến cáp quang này là gì thì cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

AAG là tuyến cáp chủ lực của Việt Nam nói chung , hầu như các nhà cung cấp dịch vụ đều sử dụng chung tuyến cáp quang AAG và đây là tuyến cáp quang quốc gia

Sơ đồ tuyến cáp quang AAG

Là tuyến cáp quang chung chuyển giữa châu Á [ Asia ] và Mỹ [ America ] với tên đầy đủ là Asia-America Gateway được bàn thảo vào năm 2007 và chính thức khai thác vào năm 2009 với tổng dung lượng lên đến 2.88 Terabit/s có tổng số vốn là 560 triệu USD. Tuyến cáp này cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu.

Là tuyến cáp quang quan trọng bậc nhất và có thể bạn chưa biết là vào trước năm 2009 thì Việt Nam đi quốc tế bằng tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3 với dung lượng lần lượt là 560Mbps và 320Gbps

  • Dung lượng: 2.88 Terabit/s
  • Chiều dài: 20.000 km
  • Kết nối: Đông Nam Á với Mỹ.
Cáp quang biển Việt Nam AAG

Tuyến cáp quang AAG [tên đầy đủ là Asia-America Gateway] được đưa vào sử dụng tháng 11/2009, với tổng chiều dài là 20.000 km, tổng dung lượng lên đến 2 terabit/s và có tổng vốn đầu tư 560 triệu USD. AAG cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu, nằm trong đoạn S1 và có chiều dài là 314 Km.

Trước năm 2009, Internet Việt Nam kết nối quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào hai tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3 với lưu lượng khá hạn hẹp. TVH có lưu lượng thiết kế mỗi hướng chỉ 560Mbps, SMW3 lên đến 320Gbps, còn lại kết nối qua các tuyến cáp đất liền.

Ngay trong thời điểm hiện tại, lưu lượng Internet Việt Nam đi quốc tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tuyến cáp quang này .Đặc biệt là Viettel, VNPT, FPT, CMC sử dụng chủ yếu lưu lượng trên tuyến cáp quang AAG.

Tuyến cáp quang AAG có chiều dài là 20000km với băng thông cáp quang siêu lớn , trung chuyển dữ liệu giữa Đông Nam Á và Mỹ

APG là dự án mà trong đó là sự kết hợp của nhiều công ty quốc tế [ trong đó có Việt Nam ] .

  • Dung lượng: 54.8 Terabit/s
  • Chiều dài: 10.400 km
  • Kết nối: Trung Quốc, Hồng Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài loan, Thái Lan, Việt Nam, Singapore.

Tuyến cáp quang biển APG [ Asia Pacific Gatewway ] được đưa vào sử dụng năm 2016, có chiều dài là 10.400km, là tuyến cáp quang chủ yếu tại chung châu Á với tổng dung lượng là 54.8 Terabit mỗi giây va đây cũng là cổng Internet lớn nhất tại Việt Nam.

Tuyến cáp quang biển Việt Nam APG

Thêm thông tin thú vị, đó là tuyến cáp này có sự góp mặt của Facebook, và theo thông tin mình được biết là Facebook muốn hỗ trợ để các khu vực sử dụng Facebook nhanh hơn và APG là sự hợp tác của 12 công ty quốc tế . Việt Nam có góp mặt 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là FPT, Viettel, VNPT cùng tham gia.

Kể từ thời điểm APG được đưa vào khai thác, thì mình nhận thấy internet Việt Nam được cải thiện đáng kế, đặc biệt là nếu AAG bị đứt cáp quang biển thì APG có thể thế chỗ và gánh lưu lượng cho AAG trong quá trình xử lý. Tuy nhiên thỉnh thoảng thì cả APG và AAG đều trục trặc. Nhưng hơn hết, APG có tốc độ cực lớn và đã cải thiện rất lớn tình trạng internet tại Việt Nam.

Có lẽ, chính điều này cũng tác động đến việc FPT Telecom tăng băng thông gói cước và giảm giá cước trong khi chất lượng tốt hơn nhiều so với trước kia.

Bật mí tiếp theo: FPT Telecom đã sử dụng APG chủ yếu thay thế cho các tuyến cáp nhỏ đất liền trước đây. Để đảm bảo internet luôn ổn định nhất [ kể khi đứt cáp ] thì luôn có cáp quang dự phòng ở biên giới phía Bắc. Vì vậy cơ bản thì ngay cả khi đứt cáp quang biển toàn quốc thì cáp quang FPT vẫn hoạt động khá ổn [không quá nhanh như bình thường]. Nhưng chắc chắn nếu bạn biết cáp quang biển đứt thì có thể hài lòng hoặc hơi khó để nhận biết được.

Như đã nói ở phần 1 thì trước khi có AAG vào Việt Nam thì SMW3 là tuyến cáp quang biển chính tại Việt nam, tốc dộ đạt 320 Gbp/s.

  • Dung lượng: 320 Gbp/s
  • Chiều dài: 39.000 km
  • Kết nối: Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.

Được đưa vào sử dụng từ tháng 9/1999 hoàn thiện năm 2000, được xây dựng bởi France telecom và china Telecom do Sing Tel quản lý. Đây là tuyến cáp duy nhất đi từ chiều từ Châu Á sang Ấn Độ. Vào châu Âu và đây cũng là tuyến cáp quang dài nhất thế giới.

Có thể so với AAG và APG thì dung lượng cực kỳ thấp, nhưng bạn cần biết thời điểm 2000 thì tốc độ internet chung thế giới còn ít nữa là Việt Nam thì mới phổ cập máy tính.

Tuyến cáp quang sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang có dung lượng hệ thống là 320Gbps nối Việt Nam với 39 nước trên thế giới. Tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển này cập bờ tại Đà Nẵng.

Thời đầu tiên, thì cáp quang biển Việt Nam sử dụng tuyến cáp 320Gps/s .

  • Dung lượng: 320 Gbp/s
  • Chiều dài: 6.700 Km
  • Kết nối: Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông.

Đây là tuyến cáp quang Liên Á TGN – IA  [với tên đầy đủ là Tata TGN-Intra Asia]. Có chiều dài là 6700 Km, kết nối Singapore, Việt Nam,Philippines, Hồng Kông. Tuyến cáp quang này cập bến Việt Nam là tại Vũng Tàu.

Đây là tuyến cáp quang quan trọng trong việc trung chuyển dữ liệu Việt Nam đến châu Mỹ và Châu Âu.

  • Dung lượng: 40Tbps
  • Chiều dài: 23.000 km
  • Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Myanmar, Pakistan, Ấn Độ, Oman, UAE, Qatar, Yemen, Arab Saudi, Djibouti, Ai Cập, Hy Lạp, Ý, Pháp.

Tuyến cáp quang AAE-1 [  Asia Africa Europe-1 ] là tuyến cáp biển đầu tiên kết nối toàn bộ khu vực Châu Á , Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu với nau. Sử dụng những trung tâm dữ liệu – Data Center khổng lồ và lớn nhất thế giới: Telecom House của Hong Kong, Equinix and Global Switch của Singapore và  Pháp góp mặt với Interxion Marseille – MRS1 và MRS2].

Với chiều dài 23,000Km, có các điểm rẽ nhánh cập bờ tại Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Myanmar, Pakistan, Ấn Độ, Oman, UAE, Qatar, Yemen, Arab Saudi, Djibouti, Ai Cập, Hy Lạp, Ý, Pháp.

AAE-1 sử dụng công nghệ ghép bước sóng mật độ cao DWDM [ 100G/1 bước sóng ] với dung lượng thấp nhất là 40Tbps. Ngoài ra, tuyến cáp này có thể nâng cấp lên công nghệ bước sóng mới nhất trong tương lai.

Tuyến AAE-1 kết nối từ Việt Nam đi quốc tế. Nhưng theo hướng khác so với các tuyến APG, AAG hay IA tổng. Khi AAE-1 nối từ Việt Nam qua Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, châu Âu, châu Phi thì APG, AAG và AI lại nối từ Việt Nam qua Hồng Kông, Đài Loan, Philippines đi Mỹ. Do đó, ngay cả khi tuyến cáp quang biển APG, AAG hay IA đều tê liệt như xảy ra động đất tại Đài Loan cách đây vài năm thì AAE-1 vẫn có thể hoạt động bình thường.

Cap-quang-bien-TVH
  • Dung lượng: 565 Mbit/s
  • Chiều dài: 3.367 km
  • Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Thái Lan.

Tuyến cáp này có chiều dài chỉ 3.367 km, dung lượng là 565Mbit/s kết nối Việt Nam – Hong Kong – Thái Lan. Được khai thác từ năm 1995 và cập bến tại Vũng Tàu, năm 2007, tuyến cáp này còn nổi tiếng là do bị cắt trộm 11 Km, tuy nhiên cần phải nói là 2007, đây là tuyến cáp trọng yếu quốc gia, việc truyền dẫn tín hiệu chủ yếu là SMW3 và TVH. Việc TVH bị đứt đồng nghĩa với việc toàn bộ lưu lượng đổ về SMW3.

Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về băng thông quốc tế và tất cả những vấn đề liên quan đến nó. Lựa chọn cho mình một nhà mạng với gói cước phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình mình nhé!

HÃY LIÊN HỆ NGAY HOTLINE TƯ VẤN: 0907.79.6600

CAM KẾT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TỐT NHẤT 

Video liên quan

Chủ Đề