Em đi giữa biển vàng của tác giả nào năm 2024

Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, tên thật là Đặng Đức Ngao, sinh ngày 4-2-1931 tại Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ông bắt đầu tự sáng tác những bài hát khi công tác tuyên truyền văn nghệ trong vùng ở Hà Nam vào năm 1956. Bài hát Tiếng hát quê ta là bài hát đầu tiên của ông được công chúng biết đến. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội với bản giao hưởng thơ Mùa xuân Hồ Chí Minh-Mùa xuân thống nhất, Bùi Đình Thảo hoạt động sáng tác chuyên nghiệp đồng thời tham gia các công tác quản lý văn hóa, nghệ thuật tại địa phương.

Phong cách nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Bùi Đình Thảo sinh ra tại Hà Nam và suốt đời gắn bó với Hà Nam, nơi có truyền thống hát văn, hát chèo và hát dặm, nền âm nhạc của ông có giai điệu dung dị, đầm ấm, mềm mại, mang âm hưởng âm nhạc dân gian và mang miêu tả con người và thiên nhiên quê hương và trong nhiều đề tài khác, không chỉ trong ca khúc mà trong nhiều thể loại khác như nhạc sân khấu chèo, múa rối, kịch nói, ca cảnh và tổ khúc hát múa. Nhạc cho múa của Bùi Đình Thảo có nhiều tác phẩm đoạt giải trong đó có Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Khuyến,

Các sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là các sáng tác của Bùi Đình Thảo:

  • Giao hưởng thơ Mùa xuân Hồ Chí Minh-Mùa xuân thống nhất [1978]
  • Các ca khúc, nổi bật là:
  • Gửi người yêu dấu [1957]
  • Chuyện vợ chồng ông Ba [1958]
  • Em cấy khác xưa [1959]
  • Theo Đảng ta đi [1960]
  • Đi học [1970, phổ thơ Minh Chính]
  • Em đi giữa biển vàng [1975]
  • Bàn tay mẹ [1976]
  • Đời con tung cánh [1976]
  • Sách bút thân yêu ơi [1977]
  • Bà thương em [1978]
  • Chúng em làm chị Tấm [1979]
  • Tay thơm tay ngoan [1980]
  • Thư biên giới [1981]
  • Tiếng hát vào ca [1981]
  • Lúa uốn câu [1982]
  • Cây lúa tình em [1983]
  • Xôn xao Cúc Phương [1983]
  • Lời ca từ biên cương phía Bắc [1984]
  • Bác còn sống mãi [1985]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo mất ngày 22-12-1997 tại nhà riêng ở phường Đồng Văn sau một thời gian dài bị bệnh viêm phổi năng, hưởng thọ 66 tuổi.

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng tên thật là Nguyễn Đăng Khoa, sinh ngày 1/9/1941 tại xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Khi ông bắt đầu sáng tác thì nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nổi danh thần đồng, nên ông cố ý lấy bút danh là Nguyễn Khoa Đăng. Việc làm này được giới văn chương đánh giá là một sự tự trọng nghề nghiệp.

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã rời cõi tạm, hưởng thọ 82 tuổi. [Ảnh: Vanchuongmiennam.vn]

Trong 10 năm dạy học ở quê nhà [1961-1971], ông không chỉ có bài thơ Em đi giữa biển vàng được nhạc sỹ Bùi Đình Thảo phổ nhạc, mà còn xuất bản cuốn sách Cài hoa vào quá khứ. Đây là tác phẩm được tái bản nhiều lần nhất trong sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng.

Từ năm 1971 đến năm 1977, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng công tác tại Hội Văn nghệ Thái Bình. Sau đó, ông chuyển vào công tác tại Hội Văn nghệ tỉnh Kiên Giang. Năm 1993, nhà văn nghỉ hưu và định cư ở TPHCM.

Ông có thời gian dài làm cộng tác viên thân thiết của báo Nông nghiệp Việt Nam, phụ trách chuyên mục tư vấn tâm lý và pháp luật cho bạn đọc.

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng viết được nhiều thể loại. Về truyện ngắn, ông có các tập Khói đốt đồng ,Vẽ lại chân dung cụ Tổ; về tiểu thuyết, ông có Ngõ tre trì rào ,Mây chiều bảng lảng; về mảng sách thiếu nhi, ông có tập thơ Đội nón cho cây và truyện dài Chim mặt người; về kịch bản phim, ông có Giai điệu xanh ,Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc...

Theo thông tin từ nhà thơ Lê Thiếu Nhơn [Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM], linh cữu nhà văn Nguyễn Khoa Đăng được quàn tại tư gia 19/39 đường Thống Nhất, phường 16, quận Gò Vấp, TPHCM. Lễ viếng bắt đầu từ 15h ngày 25/9. Lễ truy điệu lúc 6g ngày 28/9, an táng tại Nghĩa trang Củ Chi.

Chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé yêu âm nhạc ”. Một chàng pháo tay thật lớn để chào đón sự có mặt của 3 đội chơi: Đội chơi số 1, đội chơi số 2 và đội chơi số 3

- Và thành phần không thể thiếu của chương trình hôm nay đó là ban giám khảo: Xin trân trọng giới thiệu các cô BHG các trường mầm non trong huyện, các đội hãy nổ một chàng pháo tay thật to để chào mừng các cô.

- Đồng hành với chương trình là cô Thanh Hà.

- Tham dự chương trình các đội sẽ phải trải qua 3 phần thi đó là:

+ Phần 1: Tài năng

+ Phần 2: Thử tài nghệ sĩ

+ Phần 3: TCÂN “ Hát theo hình vẽ”.

- Các đội đã sẵn sàng để tham gia chương trình chưa?

- Xin mời các bé đến với phần thi đầu tiên được mang tên: “ Tài năng”.

- Các đội hãy lắng nghe xem điều bí mật của phần thi tài năng là gì nhé. [cho trẻ nghe nhạc đoán tên bài hát]

HĐ2. VĐTN “Ra chơi vườn hoa ” - Văn Tấn -

- Chúng mình vừa nghe nhạc bài hát gì?

- Cô cho trẻ hát + nhạc bài hát “ Ra chơi vườn hoa” một lần.

- Cho trẻ vận động theo nhạc:

+ Cả lớp cùng cô VĐTN 1 lần

+ Tổ thực hiện [ Mỗi tổ 1 lần]

+ Nhóm thực hiện 2 lần

+ Cá nhân thực hiện 1 lần

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ tham gia vận động.

HĐ3. Nghe hát “ Em đi giữa biển vàng” – Bùi Đình Thảo

- Các đội rất xuất sắc thể hiện tài năng của mình rồi, bây giờ xin mời các đội đến với phần 2 mang tên “ Thử tài nghệ sĩ”

- Cho trẻ chơi TC Trốn cô - Cô đưa ảnh cánh đồng lúa ra và hỏi đó là cái gì? Tranh vẽ em bé đi giữa cánh đồng lúa chín vàng rất đẹp, với cảm xúc đó đó nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã sáng tác bài hát “Em đi giữa biển vàng”. Sau đây cô sẽ hát tặng chúng mình nghe nhé.

- Cô hát lần 1: Không nhạc, kết hợp thể hiện cử chỉ, điệu bộ.

+ Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì? Nhạc và lời của ai?

- Cô hát lần 2: Hát + kết hợp nhạc.

* Giảng giải nội dung bài hát:

+ Các con vừa nghe cô hát bài hát gì? Nhạc và lời của ai? [ Em đi giữa biển vàng nhạc và lời Bùi Đình Thảo]

+ Hương lúa chín làm lay động những gì? [ Hàng cột điện, xáo động cả rặng cây]

+ Bông lúa chín được miêu tả như thế nào? [ Trĩu trong lòng tay]

+ Bông lúa chín trĩu nặng chứa đựng điều gì? [mồ hôi, công sức, trải qua bao nhiêu mưa nắng và vất vả của nhiều người]

- KQ: Bài hát nói về bạn nhỏ đi giữa cánh đồng lúa chín, có mùi hương lúa chín thoang thoảng làm lay động mọi cảnh vật xung quanh. Để có được cánh đồng lúa chín như thế cô bác nông dân phải đổ mồ hôi, công sức, trải qua bao nhiêu mưa nắng, vất vả.

- Giáo dục trẻ:

+ Vậy chúng mình sẽ làm gì để xứng với công sức của bác nông dân? [Yêu quý, trân trọng, nâng niu với công sức lao động của bác nông dân: Ăn hết xuất, không đánh rơi vãi cơm...]

- Lần 3: Cho trẻ nghe nhạc không lời + đánh đàn cho trẻ nghe

+ Giai điệu bài hát như thế nào?[ Giai điệu mượt mà, tình cảm]

- Lần 4: Cô hát + múa minh họa cho trẻ xem

- Lần 5: Trẻ hưởng ứng cùng cô.

HĐ4: TCÂN “ Hát theo hình vẽ”

- Cảm ơn các đội hưởng ứng cùng cô, xin mời các đội đến với phần 3 mang tên TCÂN “ Hát theo hình vẽ”

- Cách chơi như sau: Cô sẽ vẽ những hình vẽ khác nhau, nhiệm vụ của các con là đoán xem cô vẽ hình gì? Tìm ra bài hát tương ứng với hình vẽ đó.

- Cô vẽ trẻ đoán và hát [khoảng 3 lần vẽ] - Khuyến khích động viên các tổ sau mỗi lần chơi.

* Kết thúc:

- Trải qua 3 phần của chương trình BTC xin thông báo kết quả chương trình “ bé yêu âm nhạc” hôm nay cả 3 đội đều chiến thắng xin chúc mừng các con. Chương trình bé yêu âm nhạc đến đây là kết thúc, chân thành cảm ơn sự có mặt của ban giám khảo và sự cổ vũ nhiệt tình của gián giả. Xin chào và hẹn gặp lại.

Chủ Đề