Em làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần [những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…] hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lời giải:

Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung…

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương…

A. Tìm hiểu truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

B. Không thích các kiểu trang phục dân tộc.

C. Tham gia các lễ hội truyền thống.

D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

E. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc.

G. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử – văn hoá.

H. Làm theo các tấm gương ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam.

G. Cho rằng trong thời đại công nghiệp hoá, lao động chân tay không còn quan trọng nữa.

K. Cúng bái, xem bói để biết trước sự việc sẽ xảy ra và tránh điểu xấu.

L. Thờ cúng tổ tiên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D, E, H, L

A. Lan không thích các kiểu trang phục dân tộc vì cho là đã lỗi thời.

B. Tâm rất thích tìm hiểu về các danh nhân văn hoá của dân tộc và kể cho các bạn nghe.

C. Bình không thích xem các loại hình nghệ thuật dân tộc.

D. Vân cho rằng Việt Nam không có truyền thống nào đáng tự hào, vì là đất nước nghèo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi?

1/ Hãy nêu cảm nghĩ của em trước việc sử dụng trang phục áo dài của một số bạn nữ.

2/ Nếu chứng kiến việc đó, em sẽ góp ý với các bạn như thế nào ?

Lời giải:

1/ Áo dài là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Vì vậy, cần phải được gìn giữ chứ không nên làm nó xấu đi trong hoàn cảnh trên.

2/ Nếu chứng kiến cảnh đó, em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy, vì sẽ làm xấu đi hình ảnh của áo dài.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào ?

3/ Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó, bởi vì đó là lối sống tiêu cực, không có tự tôn dân tộc.

2/ Em sẽ giải thích và giới thiệu cho accs bạn về nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Sau đó, khuyên các bạn nên tìm hiểu và phát huy.

3/ Tuổi trẻ là thế hệ tương lai của đất nước nên cần: tìm hiểu nền văn hóa, truyền thống dân tộc; không được bị dụ dỗ, lôi kéo vào các phản văn hóa…

Câu hỏi

Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không đồng tình với ý kiến trên. Theo em, đó là những hủ tục, gây hao phí, tốn tiền của của xã hội nên cần được chấm dứt.

Lời giải:

Những biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong học sinh: học thói ăn chơi, đua đòi, khinh thường những nét văn hóa của dân tộc, tiếp thu các phản văn hóa; quen lối sống hưởng thụ, cá nhân; ích kỉ.

Các bạn cần chăm tìm hiểu về truyền thống dân tộc, đọc sách, báo viết về thời oanh hùng. Bên cạnh đó, cần cảm thấy tự hào, bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc…

Lời giải:

Em hãy tìm hiểu về các truyền thống: yêu nước, dũng cảm, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam… và kể lại cho các bạn của em nghe.

Lời giải:

– Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

– Phấn đấu là con ngoan, trò giỏi.

– Hăng say lao động.

– Có tình yêu nước chân chính, không để bản thân sa ngã hay bị dụ dỗ, lôi kéo….

Trả lời câu hỏi trang 37 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

Câu chuyện trên nói về truyền thống gì của dân tộc Việt Nam? Truyền thống đó được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

Câu chuyện trên gợi nhớ về truyền thống ngày Tết, vừa là Tết về mặt xã hội vừa là Tết để tri ân thầy cô. Truyền thống đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay và rất được trân trọng. Vào các ngày tết, ngoài việc tết ông bà, bố mẹ, thì ngày tết cũng là ngày để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo của mình.

Trả lời câu hỏi trang 38 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Truyền thống hiếu học của dân tộc ta được thể hiện như thế nào trong thông tin trên ?

2/ Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta? Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta ?

Lời giải:

1/ Từ thời Vua Lý Thánh Tông [1023 – 1072] là người đã đặt quốc hiệu Đại Việt, thành lập Văn Miếu [1070] và là vị vua có công khai sáng, đặt nền móng cho nền giáo dục Nho học khoa cử Việt Nam. Thời kì này, Phật phái Thảo đường ra đời, là sự dung hoà đẹp đẽ giữa Nho giáo và Phật giáo. Vua Lý Nhân Tông [1066 – 1127] là người mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đó là khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075, đồng thời cũng là người sáng lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta. Và rồi truyền thống đó như một sợi dây chỉ đỏ nối dài đến thế hệ ngày nay.

2/ Để phát huy truyền thống hiếu học của đất nước, em cần:

– Cố gắng học thật tốt, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

– Biết ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó.

– Biết chăm tìm hiểu để tìm ra phương pháp học tập hiệu quả.

– Tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao kĩ năng, thêm hiểu biết về xã hội.

Câu hỏi: Trách nhiệm của học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Trả lời:

Mỗi cá nhân đều có trách nhiệmkế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nên học sinh cũng cần phải có những việc làm thể hiện sự giữ gìn dân tộc:

– Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ. Phấn đấu học tập tốt để có thể cùng nhau đưa đất nước ta trở thành một cường quốc về tri thức.

– Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, khoa học công nghệ để có thể theo kịp thời đại, tránh để đất nước bị tụt lại phía sau

– Am hiểm tốt lịch sử, hiểu được truyền thống để có thể hiểu rõ được trước đây ông cha ta đã dành độc lập như thế nào và sau này chúng ta cần gi gin ra sao.

– Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.

– Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.

– Làm theo lời Bác: 5 điều bác hồ dạy…

– kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta

– luôn luôn nổ lực không ngừng phấn đấu để xây dựng đất nước ngày càng phát triển và vững mạnh, phát triển đất nước để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trong sự nghiệp phát triển và hội nhập quốc tế.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức vềkế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hãy cũng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Khái niệmtruyền thống tốt đẹp của dân tộc

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần [những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…] hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Một số truyền thống tốt đẹp:

+ Truyền thống yêu nước;

+ Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Truyền thống đoàn kết;

+ Truyền thông nhân nghĩa;

+ Truyền thống cần cù lao động;

+ Truyền thống hiếu học;

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo;

+ Truyền thống hiếu thảo...

- Các truyền thông về văn hoá [các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam]

- Các truyền thông về nghệ thuật [nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..]

- Những nghề truyền thống [nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai.._]

3. Ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

- Để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Phải tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

5. Bài tập vận dụng

Câu 1: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em[phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc...]và giới thiệu để bạn bè cùng biết.

Giải chi tiết:

Quê hương em có truyền thống làm bánh phu thê. Đây là một trong những loại bánh không thể thiếu trong những đám hỏi, đám cưới.

Tương truyền, bánh phu thê gắn với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là bánh phu thê. Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn:

“Từ ngày chàng bước xuống ghe

Sóng bao nhiêu đợt bánh rầu bấy nhiêu”.

Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó, người ta truyền nhau rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng, và thường hay có mặt trong tiệc cưới như một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ.

Có thể nói, Bánh phu thê không chỉ là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam mà còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc.

Câu 2: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ?

a. Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá ;

b. Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;

c. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;

d. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;

đ. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa ;

e. Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Giải chi tiết:

Đáp án đúng: [a], [b], [c], [e]. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề