Fdi vào việt nam 2023

Tạp chí điện tử Tài chính
Giấy phép số 552/GP-BTTTT ngày 27/8/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính
Tổng biên tập: Phạm Văn Hoành
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Tài chính

Website được phát triển bởi Hemera Media

Tòa soạn: Tầng 4, Tòa nhà dự án, số 4, ngõ Hàng Chuối 1,
quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Tel: 024.39330038, 028.39300434.
Hotline: 0987 828 585 Email:
Email nhận bài tạp chí in:

Tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 18,7 tỷ USD. Trong đó, vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng lần lượt là 29,9% và 1,9%.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 9 tháng, có 1.355 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký với tổng vốn 7,12 tỷ USD, tăng 11,8% về số dự án so với cùng kỳ. Điểm tích cực là số dự án đầu tư mới đang tăng lên theo từng tháng kể từ đầu năm. Cụ thể, số dự án đầu tư mới trong tháng 9/2022 tăng 6,8% so với tháng 8 và 46,2% so với tháng 7/2022.

Cơ cấu FDI 9 tháng đầu năm

9 tháng qua, có 769 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với 8,3 tỷ USD, tăng 13,4% về số lượt dự án và tăng 29,9% về số vốn; 2.697 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với 3,28 tỷ USD, giảm 4,7% về số lượt, nhưng tăng 1,9% về số vốn.

Trong 9 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 12,1 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, bán buôn và bán lẻ với vốn đăng ký đạt lần lượt 676,9 triệu USD và 617,9 triệu USD.

Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25,7% và 15,9% tổng số dự án.

Về đối tác đầu tư, trong 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,75 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư vào nước ta. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 3,8 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,9 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,96 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2021.Tiếp đến là Bình Dương với tổng vốn đầu tư trên 2,7 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn, tăng trên 58% so với cùng kỳ. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,78 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn và tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Tính lũy kế đến ngày 20/9/2022, cả nước có 35.725 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên trên 431,5 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 267 tỷ USD, bằng 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

VMN


Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù bối cảnh thế giới vẫn còn bất ổn, song triển vọng của Việt Nam khá tích cực. Bên cạnh đó việc Việt Nam đang tham gia tích cực vào nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đó chính là lực hút các nhà đầu tư đến với Việt Nam. Minh chứng rõ nét nhất là một loạt các dự án FDI tên tuổi được triển khai ở Việt Nam, như: LEGO đang đầu tư 1 tỷ USD xây dựng nhà máy tại Bình Dương. Đây sẽ là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam, nhà máy thứ hai ở châu Á của LEGO.

Pegatron - nhà cung cấp của Apple - cũng có kế hoạch đầu tư tới 1 tỷ USD vào Việt Nam. Foxconn đã cam kết rót 300 triệu USD để nâng cấp cơ sở sản xuất ở Bắc Giang. Samsung sẽ bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam từ năm 2023, trong khi Apple dự định sẽ sản xuất đồng hồ Apple Watch tại đây.

Việt Nam liên tục thu hút FDI hàng đầu thế giới xét về tỷ trọng với GDP, chỉ đứng sau Malaysia trong nhóm các nền kinh tế ASEAN.

Hạ tầng giao thông phát triển là một trong những yếu tố thu hút nhà đầu tư

Bên cạnh đó, chỉ số quản lý nhà mua hàng [PMI] - thước đo sức khỏe ngành sản xuất trong nền kinh tế Việt Nam liên tục duy trì ở mức trên 52 điểm, chứng tỏ sự cải thiện vững vàng của khu vực sản xuất.

Ông Tim Evans - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho biết, Việt Nam được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt qua cả Đức và Anh. Việt Nam đang rất nỗ lực trở thành một quốc gia tăng trưởng GDP cao trong khu vực Đông Nam Á và dự kiến tầng lớp trung lưu sẽ tăng trung bình 17% vào năm 2030.

Theo dự báo Dịch vụ Toàn cầu [GSF] của hãng Airbus kỳ vọng thị trường dịch vụ sẽ phục hồi về mức trước đại dịch vào năm 2023 và sẽ tăng gấp đôi giá trị trong vòng 20 năm tới - từ 95 tỷ USD hiện nay lên hơn 230 tỷ USD vào năm 2041. Do đó, số lượng nhân sự làm việc trong các ngành dịch vụ hàng không hỗ trợ các máy bay vận hành hàng ngày trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng thêm hai triệu người.

Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham lý giải, sở dĩ các công ty đa quốc gia tìm cách mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong thời gian gần đây, một phần do chiến lược China+1 và một phần 15 hiệp định tự do thương mại [FTA] Việt Nam đã tham gia. Do đó, để thu hút các nhà đầu tư tận dụng cơ hội của các FTA, kích thích đầu tư tư nhân và đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế vững mạnh hơn, Chính phủ cần tạo điều kiện hơn cho hoạt động thu hút đầu tư, nhất là khuyến khích các nhà đầu tư chuyển đổi theo xu hướng xanh hóa.

Tuy nhiên, phát triển xanh đòi hỏi nguồn lực vốn xanh lớn với chi phí cao. Ông Alain Cany cho rằng, khó khăn lớn nhất trong hoạt động này hiện nay là cơ chế pháp lý, tình trạng quan liêu và cơ sở hạ tầng mạng lưới chưa đủ đáp ứng. Do đó Việt Nam cần cải thiện để thu hút thêm FDI vào phát triển cơ sở hạ tầng.

Chính phủ dự kiến sử dụng ngân sách nhà nước để đáp ứng 2/3 nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phần còn lại kỳ vọng đến từ đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư [PPP] có hiệu lực vào đầu năm 2021, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức PPP trên thực tế lại giảm dần. Trong năm 2021 và 2022, hầu như không có nguồn vốn tư nhân rót vào cơ sở hạ tầng công. Nguyên do là hiện nay, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ.

Đơn cử, quy định hiện hành không đủ để điều chỉnh nhiều vấn đề lớn liên quan đến phương thức PPP. Do đó các chuyên gia khuyến nghị, Chính phủ cần tiếp tục khai thông thủ tục hành chính và xây dựng khung pháp lý toàn diện để các công ty FDI có thể đóng góp nhiều hơn.

Một vấn đề khác là Việt Nam có những tham vọng rất lớn đối với phát triển kinh tế số và đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số đóng góp 30% vào GDP. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư tư nhân vào tiến trình số hóa của Việt Nam để tăng cường đầu tư phát triển số và lồng ghép số hóa trong mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, muốn thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này, Nhà nước, Chính phủ phải khuyến khích đổi mới, số hóa các thủ tục và điều chỉnh các quy định cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Chủ Đề