Gãy tay bao lâu tháo bột

Your browser does not support the audio element.

Những lưu ý đối với bệnh nhân sau bó bột điều trị gãy xương, chấn thương phần mềm

12/01/2021

Bột là một vật liệu rắn, có vai trò bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, thúc đẩy quá trình liền xương [nếu gãy xương]; bảo vệ và giúp phần mền chóng hồi phục [nếu tổn thương phần mềm]. Ngoài ra bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương. Trong một số trường hợp, bó bột nhằm bất động tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.

Các loại bột

  • Bột làm từ thạch cao [bột thông thường, thấm nước]
  • Bột làm từ nhựa, sợi thủy tinh [bột nhẹ, không thấm nước]
  • Bột rạch dọc [giai đoạn còn sưng nề]
  • Bột tròn kín [hết giai đoạn sưng nề]
  • Nẹp bột [nếu sưng nề nhiều]

Lưu ý sau bó bột

Trong thời gian 24-72 giờ đầu do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại, người bệnh cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột. Nếu không được nới bột kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chèn ép bột.

Do vậy, giảm sưng nề trong 24-72 giời đầu rất quan trọng. Các biện pháp giúp giảm sưng nề:

  • Kê cao chi trong 24-72 giờ đầu để máu trở về tim được dễ dàng. Chi bó bột kê cao hơn mức tim.

Hình 1. Kê cao chân

  • Tập vận động lên cơ, gồng cơ trong bột, tập vận động đầu chi phần không bó bột
  • Chườm đá. Cho đá vào túi nilon hoặc túi chườm lạnh đặt lên trên bột tại vị trí tổn thương.

Lưu ý các dấu hiệu của chèn ép bột

       Khi tình trạng sưng nề tăng lên làm tăng áp lực trong bột, sẽ gây nên tình trạng chèn ép bột. Nếu người bệnh thấy các biểu hiện sau đây thì đến bệnh viện khám ngay:

  • Đau tăng và cảm giác bột bó chặt lấy chi
  • Tê bì hoặc căng tức ở bàn ngón tay hoặc bàn ngón chân [đầu chi]
  • Đau rát bỏng hoặc như kim châm
  • Đầu chi sưng nhiều
  • Mất vận động chủ động đầu chi

Chăm sóc bột​

  • Trong những ngày đầu cần chú ý:
  • Giữ cho bột khô ráo. Nếu để bột ẩm hoặc thấm nước, nước có thể thấm vào lớp vải hoặc giấy lót trên da, gây kích ứng da
  • Đi lại trên bột. Trong trường hợp được phép đi lại trên bột, không đi ngay sau khi bó bột mà phải chờ ít nhất 1 giờ đối với bột thủy tinh và 2-3 ngày đối với bột thạch cao. Nếu đi lại sớm [khi bột chưa cứng chắc] sẽ làm hỏng bột.
  • Giữ cho bột sạch sẽ. Lau sạch da đầu chi phần không bột.
  • Đi lại với bột. Nếu bột ở chân, chỉ đi lại sau khi bột đã khô và cứng. Đối với bột thạch cao thời gian bột khô và cứng khoảng 2-3 ngày. Bột bằng sợi thủy tinh thời gian khô và cứng là 1 giờ
  • Ngứa. Không được dùng các vật dụng như que để luồn dưới bột gãi ngứa, nếu làm vậy dễ gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm da.
  • Cắt bột. Bệnh nhân không được tự ý cắt ngắn bột hoặc cắt xén mép bột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
  • Để ý màu sắc da. Quan sát màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy da tấy đỏ hoặc trầy xước thì tái khám bác sĩ
  • Để ý tình trạng bột. Nếu thấy bột gãy, vỡ hoặc lỏng cần tái khám bác sĩ
  • Tháo bột: Tháo bột cần có dụng cụ chuyên dụng, do nhân viên y tế thực hiện, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tháo bột. Nếu tự ý tháo bột có thể gây tổn thương da, hoặc xương không liền nếu chưa đủ thời gian bó bột.

Hình 2. Cắt bột

Xương gãy cần nhiều tuần, nhiều tháng để liền xương. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện thời gian đầu, trước khi xương liền một thời gian rất dài. Do vậy hết đau chưa phải là xương đã liền chắc. Chỉ tháo bột khi xương đã liền vững chắc. Đối với chấn thương phần mêm đơn thuần, thời gian bó bột thường là 3 tuần. Đối với gãy xương có thể 3, 6, 8 tuần hoặc lâu hơn tùy loại xương gãy.

Tập luyện: Khi tháo bột, sẽ xuất hiện tình trạng teo cơ cứng khớp. Tập phục hồi chức năng sau tháo bột rất quan trọng, nhằm nhanh chóng phục hồi lại sức mạnh của cơ, biên độ vận động của khớp./.

ĐD. Trần Trung Hiệp - Khoa Khám bệnh.

Xương bàn tay bị gãy có khả năng lành trong 4-6 tuần và phục hồi chức năng trong vài tháng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể rút ngắn giai đoạn trên bằng cách chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời khi bị gãy xương bàn tay.

Vậy, làm thế nào để phát hiện gãy xương bàn tay ngay từ đầu? Đâu là cách điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Gãy xương bàn tay là gì?

Gãy xương bàn tay đề cập đến tình trạng xương ở cổ tay và bàn tay có dấu hiệu rạn nứt hoặc thậm chí là gãy hoàn toàn. Đây là loại chấn thương phổ biến nhất ở chi trên, thường là hệ quả của việc duỗi thẳng tay để giữ thăng bằng cơ thể khi bị ngã. Ở những trường hợp nghiêm trọng, dây chằng, dây thần kinh và thậm chí là mao mạch ở bàn tay cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Nếu không sớm được điều trị, các đoạn xương bị gãy có nguy cơ không liền lại thẳng hàng như cũ. Điều này có thể trực tiếp tác động đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của một người, chẳng hạn như viết hoặc cài nút áo. Bên cạnh đó, điều trị sớm cũng sẽ giúp giảm thiểu đau nhức và cứng khớp.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương bàn tay là gì?

Hầu hết người bị gãy xương bàn tay đều có dấu hiệu rõ ràng. Chúng có thể bao gồm:

  • Bàn tay bị sưng, bầm tím và đau
  • Đau dữ dội, đặc biệt khi nắm chặt tay hoặc di chuyển cổ tay, bàn tay
  • Mất khả năng phối hợp các ngón tay, cụ thể hơn là gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật
  • Giảm phạm vi chuyển động của các ngón tay
  • Biến dạng xương, chẳng hạn như cổ tay bị cong hoặc ngón tay bị vẹo
  • Tê bàn tay hoặc ngón tay
  • Cứng hoặc không có khả năng cử động cổ tay, ngón tay

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bàn tay là trung tâm của mọi hoạt động, do đó bạn nên đảm bảo không có tổn thương vĩnh viễn nào cho tay. Nếu nghi ngờ mình bị gãy xương bàn tay, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt nếu bị tê, sưng hoặc khó cử động các ngón tay. Chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể khiến vết thương kém lành, giảm phạm vi chuyển động và giảm lực cầm nắm ngay cả sau khi đã điều trị khỏi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây gãy xương bàn tay?

Những nguyên nhân khiến xương bàn tay bị rạn nứt hoặc gãy có thể kể đến như:

  • Gãy xương khuỷu tay di lệch.
  • Gãy xương hở [các mảnh xương đã làm thủng da ra ngoài].

Do nguy cơ nhiễm trùng cao nên các vết thương gãy xương hở cần được phẫu thuật sớm nhất có thể, thường là trong vòng vài giờ sau khi chẩn đoán. Lúc này, bệnh nhân có thể được tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch và mũi tiêm phòng uốn ván. Việc phẫu thuật bao gồm làm sạch các vết cắt do xương gãy, bề mặt xương; đặt các mảnh xương gãy trở lại vị trí, ngăn chúng không bị xê dịch cho đến khi lành lại.

Phục hồi chức năng

Dù điều trị phẫu thuật hay không thì việc phục hồi chức năng là cần thiết. Vì kể cả khi điều trị bảo tồn, tình trạng cứng khớp khuỷu tay sau khi bó bột xảy ra rất phổ biến. Bệnh nhân cần tập luyện để lấy lại chức năng vận động như bình thường.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập đặc biệt giúp cải thiện phạm vi chuyển động, giảm độ cứng của xương khớp, tăng cường sức mạnh của cơ bắp trong khuỷu tay.

Trong vài tuần, bệnh nhân tuyệt đối không dùng tay bị thương để nâng, đẩy hoặc kéo bất kỳ vật gì.

2. Gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ chấn thương và phương pháp điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, người bị gãy xương khuỷu tay phải nẹp cố định hay bó bột ít nhất từ 3-6 tuần. Sau đó, người bệnh được vận động nhẹ nhàng. Nhiều người có thể phục hồi lại chức năng vận động và sinh hoạt thường ngày sau khoảng 4 tháng. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành hoàn toàn thì có thể mất thời gian từ 1 năm hoặc hơn.

Một số trường hợp hình ảnh X-quang cho thấy xương khuỷu tay của bệnh nhân đã lành lại hoàn toàn nhưng chức năng chuyển động ở khuỷu tay vẫn còn hạn chế. Đừng quá lo lắng vì tình trạng này sẽ được cải thiện theo thời gian.

Thay vì quá lo lắng trong trường hợp của mình, gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành, bạn nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiên trì thực hiện bài tập vật lý trị liệu mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm: Người bị gãy xương nên ăn gì để hồi phục nhanh hơn

Video liên quan

Chủ Đề