Ghẻ bỏng là gì

Ghẻ phỏng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em, nhất là vào mùa hè với khí hậu nóng ẩm. Bệnh nếu không được chữa khỏi dứt điểm có thể trở thành dịch và thậm chí gây ra viêm cầu thận cấp. Vậy trẻ em bị ghẻ phỏng do đâu? Nhận biết và cách điều trị như thế nào?

Mục lục

  • Thế nào là bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em?
  • Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em phổ biến nhất
    • Trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn
    • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
    • Tiếp xúc với vật dụng, đồ chơi không sạch sẽ
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị ghẻ phỏng thường gặp nhất
    • Trên da nổi các vệt đỏ hoặc nổi mề đay mẩn đỏ
    • Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bệnh
  • Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ có nguy hiểm không?
  • Cách điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em hiệu quả nhất hiện nay
    • Điều trị trẻ em bị ghẻ phỏng bằng thuốc Tây
    • Điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em bằng cách dân gian
    • Trị ghẻ phỏng bằng lá mướp
  • Trẻ bị ghẻ phỏng nên kiêng ăn những gì?
    • Kiêng ăn hải sản
    • Kiêng ăn thịt gà
    • Kiêng đồ nếp khi trẻ em bị ghẻ phỏng
    • Kiêng một số loại quả
  • Trẻ bị ghẻ phỏng nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?
  • Cách phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Thế nào là bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em?

Ghẻ là bệnh lý ngoài da rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh xuất hiện khi ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei tấn công vào cơ thể. Tuy nhiên, khác với ghẻ ngứa thì ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng ngoài da. Trong đó, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hình cầu.

Bệnh ghẻ phỏng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em. Đồng thời, ghẻ phỏng có thể lan ra nhiều vùng da khác trên cơ thể khiến toàn thân mắc bệnh. Bên cạnh đó, trẻ phỏng ở trẻ em còn có thể lây lan từ người này sang người khác nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc với độ vật chứa mầm bệnh.

Thực tế cho thấy, trẻ em bị ghẻ phỏng thường gặp ở mùa nóng khi khí hậu ẩm ướt. Trong môi trường này vi khuẩn hình cầu sẽ dễ dàng phát triển và xâm nhập gây tổn thương ngoài da.

Thế nào là bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em?

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em phổ biến nhất

Nguyên nhân chính khiến trẻ em bị ghẻ phỏng là do vi khuẩn hình cầu xâm nhập. Bên cạnh đó, bệnh còn hình thành do các yếu tố dưới đây:

Trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn

Thông thường, những trẻ em tiếp xúc thường xuyên với đất, cát, bùn lầy. Hoặc trẻ có móng tay dài, bẩn, thường xuyên cào cấu tạo thành vết xước… Với những trường hợp này vi khuẩn hình cầu dễ dàng bám lên da và gây bệnh.

Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh ghẻ phỏng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt trong môi trường đông đúc như trường học, nhà trẻ, người thân…

Tiếp xúc với vật dụng, đồ chơi không sạch sẽ

Trẻ em bị ghẻ phỏng còn do thường xuyên tiếp xúc với vật dụng hoặc đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ. Từ đó, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào da và gây bệnh. Hơn thế, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh ghẻ lây lan sang nhiều người khác.

Trẻ chơi cùng đồ chơi không sạch sẽ

Tham khảo: Nguyên nhân trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị ghẻ phỏng thường gặp nhất

Trẻ em bị ghẻ phỏng biểu hiện với nhiều dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất.

Trên da nổi các vệt đỏ hoặc nổi mề đay mẩn đỏ

Là tình trạng các mụn nước mọc thành chùm hoặc mọc đơn độc trên nền da đỏ với nhiều kích thước khác nhau. Đồng thời, bên trong những mụn nước này chứa dịch. Không những thế, trên vùng da bệnh còn xuất hiện các vết phồng rộp, biểu hiện của chúng khá giống như bị phỏng da.

Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bệnh

Dịch trong nốt ghẻ phỏng sẽ chảy ra ngoài khi mụn nước vỡ ra. Từ đó, chúng hình thành nên các mảng da khô màu vàng. Cùng với tình trạng này là cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng cho trẻ. Đồng thời, nếu dùng tay gãi thì lớp da này có thể bong tróc. Khi này, lượng dịch từ mụn mủ chảy ra ngoài sang các vùng da khác sẽ khiến vi khuẩn lây bệnh.

Trẻ em bị ghẻ phỏng ngứa ngáy ở vùng da bệnh

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trẻ em bị ghẻ phỏng thường khá nhẹ và không gây nguy hiểm. Thông thường, bệnh sẽ gây ra các tổn thương ngoài da nên có thể kiểm soát dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh sớm và đúng cách sẽ khiến chúng lan rộng ra nhiều vị trí khác trên cơ thể. Từ đó, gây ra các tổn thương nặng nề, sẹo thâm và nguy cơ tái phát rất cao.

Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu ghẻ phỏng ở trẻ em và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

Cách điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em khác nhau. Trong đó có cách Tây y và dân gian là chính. Cụ thể:

Điều trị trẻ em bị ghẻ phỏng bằng thuốc Tây

Đây thường là các loại thuốc điều trị tại chỗ dưới dạng kem hoặc chất lỏng bôi ngoài da. Tác dụng của các loại thuốc này là điều trị ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng. Một số còn có tác dụng tiêu diệt cũng như loại bỏ ghẻ.

Bên cạnh đó, còn có một số loại thuốc kháng sinh uống nếu trường hợp ghẻ đã nhiễm trùng. Tuy nhiên, với thuốc Tây không được tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị ghẻ phỏng bằng thuốc tây

Điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em bằng cách dân gian

Trẻ em bị ghẻ phỏng còn được nhiều ba mẹ lựa chọn cách điều trị bằng dân gian. Những cách này thường sử dụng các cây nhà lá vườn nên hiệu quả khá tốt và lành tính. Dưới đây là một số cách mà ba mẹ có thể tham khảo:

Sử dụng lá bạch đàn

Lá bạch đàn chứa nhiều tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy, trẻ em bị ghẻ phỏng thường dùng loại lá này để điều trị rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi chọn lá lưu ý là loại lá bạch đàn kim lá nhỏ. Bởi chúng chứa nhiều tinh dầu trị ghẻ phỏng hơn so với lá to.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Dùng lá bạch đàn kim tươi hoặc khô mang đi nấu nước rồi tắm cho bé. Thực hiện liên tục như vậy vài ngày sẽ thấy lặn dần các nốt phỏng. Đồng tời, tình trạng ngứa rát cũng sẽ giảm dần.

Trị ghẻ phỏng cho bé bằng lá mơ

Tác dụng của lá mơ là chữa lành vết thương, chống viêm loét và chữa ghẻ phỏng đặc biệt hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản bằng cách dùng lá mơ lông rửa sạch rồi vò nát hoặc giã vắt lấy nước. Tiếp đó, dùng tăm bông thấm nước mơ lông và chấm lên vùng da bị ghẻ. Kiên trì thực hiện sẽ giúp giảm bệnh hiệu quả.

Điều trị ghẻ phỏng bằng lá mơ

Trẻ bị ghẻ phỏng trị bằng lá trầu không

Lá trầu không là một loại kháng sinh tự nhiên với tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt cho vùng da bị xước hoặc tiêu diệt ghẻ. Cách thực hiện đơn giản như sau: Dùng lá trầu không đun sôi với nước tắm cho trẻ. Thực hiện như vậy khoảng 1 tuần sẽ giúp hết ghẻ hiệu quả.

Trị ghẻ phỏng bằng lá mướp

Kẻ thù lớn nhất của ghẻ phỏng chính là lá mướp. Trong loại lá này chứa nhiều thành phần có khả năng sát trùng và tiêu diệt ký sinh trùng, vi khuẩn. Thực hiện đơn giản bằng cách lấy 1 nắm lá mướp rồi rửa sạch và giã nhuyễn cùng 1 thìa muối hạt. Tiếp đó, lấy phần lá đó thoa nhẹ lên vùng da ghẻ của trẻ và để khoảng 30 phút. Sau đó, rửa sạch lại da với nước, kiên trì 2 lần/ngày sẽ thấy nhanh chóng khỏi bệnh.

Trẻ bị ghẻ phỏng nên kiêng ăn những gì?

Thực tế, thời gian lành bệnh ghẻ phỏng ở trẻ còn bị tác động bởi thói quen ăn uống hàng ngày. Theo đó, để trẻ bị ghẻ phỏng kiêng ăn gì nhanh khỏi thì cần lưu ý một số đồ ăn dưới đây:

Kiêng ăn hải sản

Tôm, cua, ghẹ, cá ngừ, ốc, sò… đều là những thực phẩm rất giàu protein và dưỡng chất. Mặc dù chúng tốt cho cơ thể nhưng có thể gây kích ứng đến hệ miễn dịch. Từ đó, giải phóng nhiều histamin dưới da khiến tình trạng ngứa ngáy dưới da nặng hơn. Đồng thời, chúng còn kích thích mụn nước nổi lên nhiều hơn. Do đó, trẻ em bị ghẻ phỏng cần tránh ăn những đồ ăn này cho tới khi lành hẳn bệnh.

Kiêng ăn thịt gà

Thịt gà có tính nóng nên sẽ khiến mụn nước nổi nhiều hơn và sưng đỏ, ra nhiều dịch. Vì vậy, bị ghẻ phỏng ăn thịt gà sẽ không tốt mà thậm chí còn lây lan sang vùng da khác. Hơn thế, ăn thịt gà cũng như hải sản dễ gây ngứa.

Kiêng không cho trẻ ăn thịt gà

Kiêng đồ nếp khi trẻ em bị ghẻ phỏng

Gạo nếp có tính ôn ấm nên sẽ nóng trong nếu ăn quá nhiều. Từ đó, khiến quá trình hồi phục vết thương trên da lâu hơn và khiến tạo mủ ở mụn nước. Thậm chí, tình trạng này còn để lại sẹo xấu trên da của trẻ. Vì vậy, khi bị ghẻ phỏng thường được khuyên không nên ăn đồ làm từ nếp.

Kiêng một số loại quả

Cam, quýt, thảo quả, mận, ngân hạnh, hạt dẻ… là những loại quả không nên ăn vì có thể làm kích ứng vết thương.

Trẻ bị ghẻ phỏng nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị thì một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp bệnh ghẻ phỏng khỏi nhanh chóng. Cụ thể:

  • Luôn giữ cơ thể của trẻ sạch sẽ, nhất là vùng da bị bệnh ghẻ.
  • Nên làm sạch da cho trẻ bằng các loại xà phòng dịu nhẹ hoặc nước ấm để giảm kích ứng cho vùng da bệnh.
  • Ở vùng da bệnh không được dùng tay gãi hoặc kỳ cọ mạnh. Bởi thói quen này có thể khiến mụn nước vỡ ra và tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan và gây tổn thương da.
  • Hàng ngày cần tắm rửa và giặt giũ cần thận quần áo của trẻ. Đồng thời, nên phơi quần áo của trẻ bị ghẻ phỏng ở nơi có nắng to để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên giặt giũ chăn màn, khăn tắm, vỏ gối… của người bệnh.
  • Không tiếp xúc da hoặc dùng chung vật dụng, ngủ cùng với người bệnh. Như vậy sẽ tránh vi khuẩn ghẻ phỏng lây lan cho người xung quanh.
  • Trẻ em bị ghẻ phỏng cần ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ để cơ thể được thoải mái.
  • Không để da của trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất.
Tắm rửa cho trẻ hàng ngày

Cách phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Trẻ em bị ghẻ phỏng mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy. Thậm chí một số trường hợp còn để lại sẹo xấu do không điều trị đúng cách và kịp thời. Do vậy, để tránh trẻ mắc bệnh cũng như tái phát ba mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Hàng ngày cần tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt sau khi trẻ chơi cùng đất, bùn cát, đồ chơi…
  • Mặc quần áo thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
  • Những người bị nghi là nhiễm bệnh thì không cho trẻ tiếp xúc gần.
  • Vệ sinh cá nhân, đồ chơi, quần áo, chăn màn, gối, nệm… cho trẻ thường xuyên. Đồng thời, nên phơi đồ ở những nơi có ánh nắng mặt trời.
  • Thường xuyên cắt gọn móng tay, móng chân để loại bỏ vi khuẩn.
  • Bổ sung chế độ ăn uống nhiều vitamin, khoáng chất, axit béo omega 3 như: Củ quả, trái cây, rau xanh… cho trẻ để nâng cao đề kháng.

Hi vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã biết trẻ em bị ghẻ phỏng do đâu, nhận biết và cách điều trị. Đồng thời qua đó biết được cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ. Từ đó, ngăn chặn bệnh có thể gặp ở trẻ hoặc tái phát khiến trẻ ngứa rát, khó chịu.

Chủ Đề