Gia công xuất khẩu hàng may mặc là gì năm 2024

Báo Hải quan nhận được câu hỏi của bạn đọc hỏi như sau: “Tôi thành lập công ty TNHH và muốn đứng ra làm thủ tục nhập/ xuất khẩu hàng gia công may mặc. Vậy, các điều kiện cần của DN là gì để thực hiện được việc đó?”.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc. Ảnh: T.Trang.

Liên quan đến câu hỏi trên của bạn đọc, Tổ tư vấn Báo Hải quan xin trả lời như sau:

Về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

“1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài [dưới đây gọi tắt là thương nhân]: Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó”.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công Thương quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan”.

Đồng thời, Khoản 3 Điều 11 của Thông tư này quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, điều chỉnh nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh [theo đề nghị của doanh nghiệp]”.

Như vậy, tùy thuộc là thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, Công ty đối chiếu các quy định nêu trên để thực hiện.

Về thủ tục hải quan, tại Khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan năm 2014 quy định khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

  1. Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
  1. Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
  1. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về nguyên tắc, Công ty căn cứ vào các quy định của Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thực hiện.

Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai [gửi kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan] để được hướng dẫn cụ thể.

Theo đó, có thể hiểu gia công xuất khẩu là hoạt động sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của nước ngoài, sử dụng nguyên liệu, vật tư do bên nước ngoài cung cấp hoặc do bên nhận gia công tự mua theo ủy quyền của bên nước ngoài. Hoạt động này có đặc điểm như sau:

- Doanh nghiệp nhận gia công không chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp hơn so với sản xuất xuất khẩu.

- Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, vật tư do bên nước ngoài cung cấp.

Ngược lại sản xuất xuất khẩu là hoạt động sản xuất hàng hóa nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đặc điểm bao gồm:

- Doanh nghiệp tự chủ trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Giá trị gia tăng trong sản phẩm cao hơn so với gia công xuất khẩu.

- Tự chủ về nguồn nguyên liệu, vật tư và quy trình sản xuất.

Sự khác nhau giữa gia công và sản xuất xuất khẩu được thể hiện qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Gia công xuất khẩu

Sản xuất xuất khẩu

Nguyên liệu

Do bên nước ngoài cung cấp hoặc do bên nhận gia công mua theo ủy quyền

Doanh nghiệp tự mua

Thị trường

Do bên nước ngoài

Doanh nghiệp tự tìm kiếm

Giá trị gia tăng

Thấp

Cao

Rủi ro

Thấp

Cao

Quyền chủ động

Thấp

Cao

Gia công xuất khẩu là gì? Sản xuất xuất khẩu là gì? Sự khác nhau giữa gia công và sản xuất xuất khẩu [Hình từ Internet]

Tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm như thế nào?

Theo quy định tại Điều 60 Luật Hải quan 2014, tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có trách nhiệm như sau:

- Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải quan.

- Sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng thì phải làm thủ tục hải quan theo quy định Luật Hải quan 2014

- Lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nguyên liệu, vật tư sử dụng để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong khu vực sản xuất; trường hợp lưu giữ ngoài khu vực sản xuất phải được sự đồng ý của cơ quan hải quan.

- Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra cơ sở gia công, sản xuất; xuất trình sổ sách, chứng từ, hàng hóa khi cơ quan hải quan kiểm tra.

- Thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 59 Luật Hải quan 2014, hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng.

Xác định xuất xứ hàng hóa đới với xuất khẩu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 27 Luật Hải quan 2014 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa như sau:

Xác định xuất xứ hàng hóa
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:
a] Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;
b] Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
.....

Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hóa đới với xuất khẩu sẽ do cơ quan hải quan thực hiện dựa trên các cơ sở sau:

- Nội dung khai của người khai hải quan.

- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

- Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa

Bên cạnh đó, ơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Chủ Đề