Gia đình là gì của xã hội

Chào mừng Ngày gia đình Việt Nam 28/6 "Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì của tổ quốc"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Người khẳng định: Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt.

Thực hiện tâm nguyện của Người, ngày 04/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về Ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Sở Thông tin và Truyền thông chăm lo cho chị em phụ nữ

Gia đình là một nhân tố không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Cùng với làng, nước [Quốc gia], gia đình tạo thành cái trục bền vững của cộng đồng Việt Nam. Khi nói đến gia đình, chúng ta thường liên tưởng gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội. Nhưng khi nói đến vị trí, vai trò của gia đình đối với xã hội, ta phải xem xét ở các khía cạnh cụ thể như sau:

Thứ nhất, gia đình là tế bào của xã hội.

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi thực hiện đồng thời hai loại tái sản xuất: tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra bản thân con người, làm cho xã hội tồn tại và phát triển lâu dài. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Bởi vì, trong gia đình, mọi thành viên được chăm sóc chu đáo với trách nhiệm và tình yêu thương. Gia đình là nơi sinh đẻ và nuôi dạy con cái, góp phần quyết định vào sự trường tồn của gia đình và xã hội, có con người thì có gia đình, còn tồn tại gia đình thì còn con người, xã hội càng phát triển cao thì gia đình càng phát triển theo. Ngoài ra, gia đình cũng là đơn vị tiêu dùng mà những yêu cầu đa dạng, phong phú của nó thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển.

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực và giá trị rất tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mỗi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong quá trình dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển, mặc dù cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ hai, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước.

Gia đình không chỉ giữ vai trònền tảng,tế bào của xã hội, mà cònlà môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách. Gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia. Gia đình không chỉ dừng lại ở việc duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn gia đình phải trở thành môi trường tốt, đầu tiên đểgiáo dục nếp sống, hình thành nhân cách cho con người. Một gia đình no ấm, bố mẹ thuận hòa, hạnh phúc là điều kiện, môi trường quan trọng, trực tiếp tạo nên các thế hệ sau có chất lượng cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn lực con người có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.

Thứ ba, gia đình có vai trò giữ gìn, lưu truyền, phát triển văn hóa dân tộc.

Gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, qua các câu ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tính cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất

Năm 2018, kỷ niệm 17 năm Ngày Gia đình Việt Nam với chủ đề Gia đình điểm tựa yêu thương, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của gia đình đối với xã hội nói chung và đối với từng thành viên trong gia đình nói riêng, và chúng ta phải ghi nhớ gia đình là tế bào của xã hội, thành trì của Tổ quốc. Đây là thông điệp gửi đến tất cả mọi người, nhắn nhủ mỗi gia đình phải thường xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm của mình hơn nữa, để xây dựng gia đình thực sự là nơi gửi gắm tình yêu thương và niềm tin giữa các thế hệ, góp phần làm cho xã hội Việt Nam ngày thêm lớn mạnh.

Qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của gia đình với tư cách là tế bào vững chắc của xã hội, là môi trường lành mạnh để xây dựng nguồn lực con người. Thiết nghĩ, trong thời gian tới vị trí, vai trò của gia đình ngày càng được khẳng định và các gia đình Việt Nam ngày càng khỏe mạnh hơn để giữ vững nền tảng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đà cho Việt Nam cất cánh nhanh và bền vững./.

Video liên quan

Chủ Đề