Giá mủ cao su tại bình phước hôm nay

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản và Trung Quốc hôm nay 29/4 hồi phục trở lại từ mức thấp gần 6 tuần trong phiên giao dịch trước đó, sau khi sản lượng của nhà máy và doanh số bán lẻ tăng lên trong tháng 3/2022 hỗ trợ phần nào nền kinh tế vốn đang yếu.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo [TOCOM], giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 247,0 yen/kg, tăng 0,08% [tương đương 0,2 yen/kg] tại thời điểm khảo sát vào lúc 16h18 [giờ Việt Nam].

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải [SHFE], giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều tăng mạnh lên mức 12.660 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,81% [tương đương 225 nhân dân tệ] so với giao dịch trước đó.

Giá cao su hôm nay 29/4 tăng mạnh tại các sàn trọng điểm châu Á.

Cập nhật lúc: 29/04/2022 lúc 16:18:01

Cập nhật lúc: 29/04/2022 lúc 16:18:01

Trong tháng 3/2022, sản lượng cao su của các nhà máy tại Nhật Bản đã tăng tháng thứ hai liên tiếp do nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ.

Còn giá cao su tại Thượng Hải tăng mạnh do được hỗ trợ bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm trong phiên trước. Chứng khoán Trung Quốc đã hồi phục mạnh từ mức thấp nhất trong hai năm do kỳ vọng nước này sẽ ưu tiên tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh các chính sách chống virus nghiêm ngặt của mình.

Theo Cục Xuất Nhập khẩu [Bộ Công Thương], giá xuất khẩu cao su dự báo sẽ thuận lợi trong năm 2022, đặc biệt là ở 6 tháng cuối năm do nhu cầu nguyên liệu trên toàn cầu tăng cao và sản lượng cao su trên thế giới đang giảm bởi nhiều yếu tố.

Trong đó tác động nhiều nhất là tình hình biến đổi khí hậu khiến diện tích cao su trên thế giới sụt giảm, đi ngược lại với nhu cầu tăng của các nước sản xuất công nghiệp.

Hiệp hội Cao su Việt Nam [VRA] dự báo, trong giai đoạn 2022-2024, cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh do nguồn cung đang giảm dần. Vì thế xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi về giá, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2022 có thể vượt mốc 3,5 tỷ USD.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, ngoài việc xuất khẩu ổn định sang thị trường số 1 là Trung Quốc, xuất khẩu cao su trong năm 2022 dự báo tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu [EU], Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 3/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 112,44 nghìn tấn, trị giá 202,57 triệu USD, tăng 10,6% về lượng và tăng 11,5% về trị giá so với tháng 2/2022; so với tháng 3/2021 tăng 0,3% về lượng và tăng 3,1% về trị giá. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 406,8 nghìn tấn, trị giá 715,39 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 4/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long thu mua ở mức từ 330-340 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 360 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC.

Nguyễn Phương

Giá cao su hôm nay 26/4 tiếp tục lao dốc, nhuộm đỏ toàn sàn giao dịch Nhật Bản và Thượng Hải [Trung Quốc], dấu hiệu phục hồi giá cao su được cho là khá yếu ớt...

Giá cao su hôm nay 26/4: Giá cao su đỏ sàn, "sốc" toàn bộ thị trường

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo [TOCOM], giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2022 ghi nhận mức 250,1 yen/kg, giảm 0,36% [tương đương 0,9 yen/kg] tại thời điểm khảo sát vào lúc 16h24 [giờ Việt Nam].

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải [SHFE], giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh xuống mức 12.430 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,97% [tương đương 250 nhân dân tệ] so với giao dịch trước đó.

Cập nhật lúc: 26/04/2022 lúc 16:24:01

Cập nhật lúc: 26/04/2022 lúc 16:24:01

Giá cao su Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tuần, theo xu hướng chứng khoán Tokyo giảm và thị trường Thượng Hải suy yếu.

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đóng cửa giảm 1,9%, giảm mạnh nhất trong hơn 6 tuần.

Giá cao su giảm còn do thị trường lo lắng về tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và dịch Covid-19.

Trong nước, hiện giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long thu mua ở mức từ 330-340 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 360 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC.

Việt Nam trở thành nhà cung cấp cao su lớn nhất cho Ấn Độ

Theo Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 2 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu cao su từ Việt Nam đạt 26,16 nghìn tấn, trị giá 52,09 triệu USD, tăng 45,4% về lượng và tăng 59% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 13,2% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ, tăng mạnh so với mức 8,9% của cùng kỳ năm 2021. Và với thị phần như trên, Việt Nam đang là thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Ấn Độ.

Năm 2021, Việt Nam là thị trường lớn thứ 3 về cung cấp cao su cho Ấn Độ [tính về lượng] sau Indonesia và Hàn Quốc.

Ở chủng loại cao su tự nhiên, Việt Nam cũng là thị trường cung cấp lớn nhất cho Ấn Độ trong 2 tháng đầu năm 2022 với 26,06 nghìn tấn, trị giá 51,89 triệu USD, tăng 46,9% về lượng và tăng 61,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ chiếm 26,9%, tăng mạnh so với mức 23,5% của cùng kỳ năm 2021.

Trong 2 tháng đầu năm nay, Ấn Độ nhập khẩu 198,28 nghìn tấn cao su, trị giá 424,35 triệu USD, giảm 1,9% về lượng, nhưng tăng 14,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam, Mailaysia, Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Ấn Độ. Trừ Indonesia và Hàn Quốc thì nhập khẩu cao su từ các thị trường này đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, quý I/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 28,76 nghìn tấn, trị giá 52,54 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 41,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nguyễn Phương

06:44' - 07/06/2021

BNEWS Mùa thu hoạch cao su đã bắt đầu vào vụ, nhiều hộ dân ở Bình Phước phấn khởi vì giá mủ tăng mạnh sau thời gian dài xuống thấp kỷ lục.

Sau một thời gian dài mủ cao su rớt giá dưới 200 đồng/độ [đơn vị xác định hàm lượng mủ], nhiều hộ đã tính đến chuyện chặt phá cây cao su để trồng cây khác. Tuy nhiên, đầu vụ năm nay, giá cao su bắt đầu tăng trở lại đang mang niềm vui cho người trồng cao su yên tâm sản xuất. Theo nhiều hộ nông dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giá thu mua mủ nước vào thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 khoảng 382-385 đồng/độ. Năm nay giá thu mua mủ nước cao hơn 50 đồng/độ so với mặt bằng chung năm ngoái. Còn mủ chén [mủ đặc] giá thu mua hiện nay 17.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với năm trước.

Gia đình anh Lê Văn Hòa ở xã Đức Hạnh, huyện biên giới Bù Gia Mập, hơn 3 năm qua không mặn mà với cây được xem là “vàng trắng” ở vùng miền Đông đất đỏ. Giá cả “lao dốc”  khiến gia đình thất thu, thu không đủ bù chi.

Theo anh Hòa, giá cả cao su xuống thấp khiến chi tiêu và tái đầu tư của gia đình trong những năm qua gặp không ít khó khăn. Trước tình hình đó, trong năm 2019, gia đình anh đã thanh lý hàng nghìn cây cao su để trồng cây điều và trồng ít cây cao su mới.

Hiện nay, diện tích cây cao su còn lại của gia đình hơn 2 ha đang trong thời kỳ cạo mủ.
“Mấy năm gần đây, giá mủ cao su xuống thấp kỷ lục đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, đầu mùa năm nay, giá mua đã nhích lên và cao nhất từ khi rớt giá nên gia đình phấn khởi hơn khi vào vụ.

Chỉ mong giá không xuống nữa, trên 300 đồng/độ là người trồng có lãi, đồng thời có vốn để tái đầu tư chăm sóc cho cây phát triển tốt hơn”, anh Hòa vui mừng nói.
Cũng ở huyện biên giới Bù Gia Mập, anh Điểu Vinh ở xã Phú Nghĩa, khi mùa mưa đến sớm hơn mọi năm, vào đầu tháng 5, gia đình đã vào vườn để thổi lá, kiềng máng chê tô và cạo những dao đầu.

Anh Vinh cho biết, với diện tích cao su hơn 1 ha nếu giá cứ ổn định như bây giờ thì chi tiêu trong gia đình không phải lo lắng nhiều như trước. Hiện nay, dù mới bắt đầu lấy mủ nước, tuy nhiên trước đó gia đình đã lấy mủ chén bán với giá khoảng 17.000 đồng/kg cao hơn năm trước.
Anh Vinh cho biết: “Nhà tôi thu nhập trong những năm qua toàn nhờ vào cây cao su và cây điều. Giá cả cây trồng những năm qua bấp bênh nên cuộc sống sinh hoạt trong gia đình gặp khó khăn. Đầu năm nay, giá cao su cao hơn nên cũng vui.

Nếu giá cứ ổn định nhưng thế này thì người dân trồng cao su sẽ không lo lắng thiếu hụt như trước nữa; không nghĩ đến chuyện sẽ thanh lý cây cao su để trồng cây khác nữa”.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Lê Thị Ánh Tuyết cho biết, mấy năm qua, giá mủ cao su rớt giá thấp nên người dân lơ là, ít chăm sóc vườn cây dẫn đến suy yếu. Tuy nhiên, đầu mùa năm nay, giá mủ cao su có tăng trở lại cao hơn so với mấy năm trước đây.

“Trước tín hiệu mừng giá thu mua dần nhích lên, nông dân trồng cao su cần chăm sóc đúng theo chu kỳ. Về mùa mưa, người dân phải bón phân từ 2 đến 3 lần trong năm, thường xuyên thăm vườn, kiểm soát trừ bệnh như phấn trắng, nấm hồng… để cây cho năng suất, sản lượng tốt.

Người dân khai thác phải theo đúng kỹ thuật, không ép mủ bằng cách dùng các chất kích thích để đảm bảo tuổi thọ cây được lâu dài”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo.
Bình Phước là một trong những địa phương có diện tích cây cao su lớn nhất nước, với hơn 230.000 ha; trong đó hơn 60% diện tích thuộc các công ty nhà nước, còn lại hộ cá thể. Hiện nay, giá thu mua mủ cao su đã nhích lên như một luồng gió mới thổi đến người dân trồng cây “vàng trắng” yên tâm lao động, sản xuất hơn.

Theo nhiều hộ gia đình, nếu giá giữ ổn như hiện nay sẽ có nguồn thu nhập cao, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương./.

Video liên quan

Chủ Đề