Giải bài tập bài 24 hóa 11 nâng cao năm 2024

Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 24 Luyện tập Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo giúp các em học sinh năm chắc phần Khái niệm, phân loại, đồng đẳng, đồng phân, liên kết trong phân tử. Rèn kĩ năng giải bài toán xác định CTPT, viết CTCT của một số chất hữu cơ đơn giản, nhận dạng một vài loại phản ứng của các chất hữu cơ đơn giản.

  • Bài tập 1 trang 107 SGK Hóa học 11 Chất nào sau đây là hiđrocacbon? Là dẫn xuất của hiđrocacbon?
  • CH2O b]C2H5Br
  • CH2O2
  • C6H5Br
  • C6H6
  • CH3COOH.
  • Bài tập 2 trang 107 SGK Hóa học 11 Từ ơogenol [trong tinh dầu hương nhu] điều chế được metylơgenol [M = 178 g/mol] là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol.
  • Bài tập 3 trang 107 SGK Hóa học 11 Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: CH2Cl2 [một chất], C2H4O2 [ba chất], C2H4Cl2 [hai chất]?
  • Bài tập 4 trang 107 SGK Hóa học 11 Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X?
  • C3H5O2
  • C6H10O4
  • C3H10O2
  • C12H20O8
  • Bài tập 5 trang 107 SGK Hóa học 11 Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của các đồng đẳng của ancol etylic có công thức phân tử C3H8O và C4H10O.
  • Bài tập 6 trang 107 SGK Hóa học 11 Cho các chất sau: C3H7-OH, C4H9-OH, CH3-O-C2H5, C2H5-O-C2H5. Những cặp chất nào có thể là đồng đẳng hoặc đổng phân của nhau?
  • Bài tập 7 trang 107 SGK Hóa học 11 Các phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng nào [phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách]?
  • C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl
  • C4H8 + H2O → C4H10O
  • C2H5Cl → C2H4 + HCl
  • 2C2H5OH → C2H5OC2H5 + H2O
  • Bài tập 8 trang 107 SGK Hóa học 11 Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào [phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách].
  • Etilen tác dụng với hiđro có Ni làm xúc tác và đun nóng.
  • Đun nóng axetilen ở 600°C với bột than làm xúc tác thu được benzen.
  • Dung dịch ancol etylic để lâu ngoài không khí chuyển thành dung dịch axit axetic [giấm ăn].
  • Bài tập 24.1 trang 34 SBT Hóa học 11 Cho dãy chất: CH4; C6H6; C6H5-OH; C2H5ZnI; C2H5PH2. Nhận xét nào đưới đây đúng ?
  • Các chất trong dãy đều là hiđrocacbon.
  • Các chất trong dãy đều là dẫn xuất của hiđrocacbon.
  • Các chất trong dãy đều là hợp chất hữu cơ.
  • Trong dãy có cả chất vô cơ và hữu cơ nhưng đều là hợp chất của cacbon.
  • Bài tập 24.2 trang 35 SBT Hóa học 11 Người ta lần lượt lấy mẫu thử của một trong bốn chất X, Y, Z, T và làm thí nghiệm như sau : Cho mẫu thử qua CuO đốt nóng [để đốt cháy hoàn toàn] rồi dẫn sản phẩm cháy qua CuSO4 khan sau đó qua dung dịch Ca[OH]2. Kết quả thí nghiệm cho thấy, mẫu X chỉ làm cho CuSO4 chuyển qua màu xanh, mẫu Y chỉ tạo kết tủa trắng ở bình chứa nước vôi, mẫu Z tạo hiện tượng như trên ở cả hai bình; còn mẫu T không tạo hiện tượng gì. Kết luận nào đúng cho các thí nghiệm này là :
  • X chỉ chứa nguyên tố hiđro.
  • Y chỉ chứa nguyên tố cacbon
  • Z là một hiđrocacbon.
  • T là chất vô cơ.
  • Bài tập 24.3 trang 35 SBT Hóa học 11 Trong số các chất sau đây, chất nào là đồng đẳng của
  • HCOO-CH3
  • CH3-COO-CH3
  • HO-CO-CH2-CH3
  • H-COO-CH2-CH3
  • Bài tập 24.4 trang 35 SBT Hóa học 11 Phenol có công thức cấu tạo là .png] Trong các chất dưới đây, chất nào không là đồng đẳng của phenol?
  • .png]
  • .png]
  • .png]
  • .png]
  • Bài tập 24.5 trang 35 SBT Hóa học 11 Trong số các chất dưới đây, chất nào không là đồng phân của
  • CH3-COO-CH3
  • H-COO-CH2-CH3
  • H-CO-CH2-CH2-OH
  • H-COO-CH2-CH2-CH3
  • Bài tập 24.6 trang 36 SBT Hóa học 11 1. Trong số các chất hữu cơ đã được học ở lớp 9, hãy kể ra 2 cặp chất có công thức phân tử khác nhau nhưng có cùng công thức đơn giản nhất. 2. Viết công thức cấu tạo của 2 chất có cùng công thức phân tử C4H10 và của 2 chất có cùng công thức phân tử C2H6O.
  • Bài tập 24.7 trang 36 SBT Hóa học 11 Hợp chất hữu cơ A có thành phần khối lượng của các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%. 1. Xác định công thức đơn giản nhất của A. 2. Xác định công thức phân tử của A biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2,25. 3. Dựa vào thuyết cấu tạo hoá học, hãy viết các công thức cấu tạo mà chất A có thể có ở dạng khai triển và dạng thu gọn.
  • Bài tập 24.8 trang 36 SBT Hóa học 11 Hỗn hợp M chứa hai chất hữu cơ thuộc cùng dãy đồng đẳng và hơn kém nhau 2 nguyên tử cacbon. Nếu làm bay hơi 7,28 g M thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 2,94 g khí N2 ở cùng điều kiện. Để đốt cháy hoàn toàn 5,20 g hỗn hợp M cần dùng vừa hết 5,04 lít O2 [đktc]. Sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và hơi nước với thể tích bằng nhau. Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.
  • Bài tập 1 trang 121 SGK Hóa học 11 nâng cao Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
  • Chưng cất dựa trên sự khác nhau về thành phần của hỗn hợp lỏng so với … tạo thành khi … hỗn hợp đó lỏng.
  • Hỗn hợp rắn
  • Hỗn hợp hơi
  • đun nóng
  • đun sôi
  • Người ta thường sử dụng Phương pháp chưng cất đối với các chất có … khác nhau. Chiết dựa vào sự khác nhau về … của các chất.
  • Độ tan
  • nhiệt độ nóng chảy
  • nhiệt độ sôi
  • thành phần
  • Người ta thường sử dụng Phương pháp chiết tách các chất lỏng … hoặc tách chất … ra khỏi chất rắn …
  • Độ tan
  • không tan
  • bay hơi
  • không trộn lẫn vào nhau
  • Tinh chế chất rắn bằng cách kết tinh trong dung môi dựa vào … theo nhiệt độ.
  • Sự thay đổi tỉ khối
  • sự kết tinh
  • sự thăng hoa
  • sự thay đổi độ tan.
  • Bài tập 2 trang 121 SGK Hóa học 11 nâng cao Hãy thiết lập công thức phân tử của các hợp chất A và B ứng với các số liệu thực nghiệm sau [không ghi %O].
  • C: 49,40%; H: 9,8%; N:19,10%; dA/kk \= 2,52
  • C: 54,54%; H: 9,09%; dB/CO2 \= 2,00
  • Bài tập 3 trang 121 SGK Hóa học 11 nâng cao Một hợp chất A chứa 54,8%C; 4,8%H, 9,3%N còn lại là O cho biết phân tử khối của nó là 153. Xác định công thức phân tử của hợp chất. vì sao phân tử khối của các hợp chất chứa C, H, O là số chẵn mà phân tử khối của A là lại là số lẻ [không kể phần thập phân]?
  • Bài tập 4 trang 121 SGK Hóa học 11 nâng cao Phân tích nguyên tố một hợp chất hữu cơ A cho kết quả: 7097%, 10,15%H còn lại là O. Cho biết khối lượng mol phân tử của A là 340 g/mol. Xác định công thức phân tử của A. Hãy giải thích bài trên bằng hai cách dưới đây rút ra kết luận.
  • Qua công thức đơn giản nhất
  • Không qua công thức đơn giản nhất.

Bài tập 5 trang 121 SGK Hóa học 11 nâng cao

Trước kia, “phẩm đỏ” dùng để nhuộm áo choàng cho Hồng y giáo chủ được tách chiết từ một loài ốc biển. đó là hợp chất có thành phần nguyên tố như sau: C: 45,7%; H: 1,9%; O: 7,6%; Br: 38,1%

  1. Hãy xác định công thức đơn giản nhất của phẩm đỏ.
  1. Phương pháp phổ khối lượng cho biết trong phân tử “phẩm đó” có chứa hai nguyên tử Brom. Hãy xác định công thức phân tử đó.

Chủ Đề