Giải bài tập giáo dục công dân lớp 9 bài 2

Bài 2 [trang 36 sgk GDCD 9]

Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh quan điểm :

- Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành tra để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh ni phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về nhũ năm tháng đã sống hoài, sống phí”.

[Lời Pa-ven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy

- Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.

a] Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên ? Vì sao ?

b] Mơ ước của em về tương lai là gì ? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước đó ?

Lời giải:

a] Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng dã sống hoài, sống phí”.

Vì đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện vì lí tưởng, hoài bão và ước mơ của người thanh niên trong thời đại mới.

- Việc cho răng học sinh THCS là tuổi ăn, tuổi chơi nên tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ, không lo học hành, làm việc, cống hiến là một quan điểm sai lầm.

Muốn có kiến thức để chuẩn bị hành trang bước vào đời phải học tập tốt, phấn đấu không ngừng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nên ở cấp THCS không lo học hành thì không có kiến thức để tiếp tục học lên, hành trang bước vào đời nghèo nàn sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được.

b] Ước mơ của em về tương lai mong nuôn trở thành một kĩ sư về công nghệ thông tin giỏi.

Để đạt được ước mơ đó, em đã và sẽ cố gắng chăm chỉ học hành, có kế hoạch và phương pháp học tập tốt. Rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng để đạt được ước mơ của mình.

Tham khảo toàn bộ: Giải bài tập GDCD 9

Câu 1. Em đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a] Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân

b] Không nên nóng nẩy, vội vàng trong hành động

c] Người tự chủ luôn hành động theo ý mình

d] Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau

đ] Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

e] Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác

Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ được VnDoc đăng tải, gồm lý thuyết và các bài tập về tự chủ, thông qua đó các em hiểu thế nào là tự chủ, biểu hiện của tính tự chủ là gì... từ đó áp dụng trả lời các câu hỏi bài 2 GDCD lớp 9. Chúc các em học tốt, dưới đây là nội dung chi tiết mời các em tham khảo nhé

Giáo dục công dân 9 bài 2: Tự chủ

  • A. Lý thuyết GDCD bài 2
    • 1.Thế nào là tự chủ?
    • 2. Biểu hiện của tính tự chủ
    • 3. Ý nghĩa của tính tự chủ
    • 4. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
    • BÀI TẬP
  • B. Trắc nghiệm GDCD bài 2

A. Lý thuyết GDCD bài 2

1.Thế nào là tự chủ?

- Tự chủ là làm chủ bản thân.

Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.

2. Biểu hiện của tính tự chủ

- Thái độ bình tĩnh tự tin. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.

3. Ý nghĩa của tính tự chủ

- Tự chủ là 1 đức tính quí giá.

- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.

- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.

4. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?

- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.

Xem xét thái độ, lời nói, hành/động,

việc làm của mình đúng hay sai.

- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.

BÀI TẬP

1. Em đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a] Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân

b] Không nên nóng nẩy, vội vàng trong hành động

c] Người tự chủ luôn hành động theo ý mình

d] Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau

đ] Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

e] Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác

Trả lời

- Em đồng tình với những ý kiến [a], [b], [d], [e]

Vì những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ, thể hiện sự quan tâm, suy nghĩ chín chắn

- Em không đồng tình với ý kiến [c] và [đ], vì người có tính tự chủ là người biết điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, không hành động một cách mù quáng theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý thích đó là không đúng, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội

2. Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích, em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui. Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?

Trả lời:

- Việc làm của Hằng biểu hiện của một người không có tính tự chủ, đúng ra Hằng chỉ nên chọn một bộ, đằng này bộ nào Hằng cũng thích, hành vi của Hằng đã làm mẹ bực mình.

- Em sẽ khuyên Hằng: bạn làm như vậy là không nên vì mẹ không thể chiều theo ý thích của Hằng để mua hết những bộ nào Hằng thích được. Làm như vậy chứng tỏ Hằng không suy nghĩ chín chắn, hành vi của Hằng là sai, bạn cần phải biết rút kinh nghiệm

3. Hãy tự nhận xét bản thân em đã có tính tự chủ chưa? [Trước những khó khăn, xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hoà, lễ độ không? Khi bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, em có theo họ không? ....]. Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp [ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng] và dự kiến cách ứng xử phù hợp.

Trả lời:

- Tự nhận xét:

+ Bản thân em là người có tính tự chủ

+ Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em không theo họ mà luôn giữ vững lập trường của mình, chăm lo học hành và tham gia các hoạt động xã hội

- Một số tình huống đòi hỏi em có tính tự chủ:

+ Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình trông em bé

+ Giờ kiểm tra toán, bài khó quá không làm được, bạn bên cạnh cho em chép bài nhưng em từ chối

+ Bạn rủ em trốn tiết chơi điện tử, em đã kiên quyết từ chối và khuyên bạn không nên làm thế

+ Chủ nhật cùng bạn đi xem phim, phải xếp hàng mua vé nhưng có người khác chen ngang, em ôn tồn yêu cầu người đó không nên làm thế, phải thể hiện nếp sống văn minh của người có văn hóa.

4. Nhân dịp sinh nhật của Huy, mẹ đã mua tặng cho Huy một món đồ chơi mà Huy rất yêu thích. Huy mang quà ra khoe với cả nhà thì em trai của Huy - cu Tí khóc và đòi món đồ chơi của Huy. Huy giải thích với em rằng đây là quà mẹ mua cho anh chứ không phải mua cho em. Cu Tí lại càng khóc to hơn để đòi món đồ chơi đó cho bằng được. Huy nghĩ em Tí đúng là người không có tính tự chủ. Huy cho rằng, mình cần phải thể hiện là người có tính tự chủ nên kiên quyết không đưa cho em Tí món đồ chơi đó.

- Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của Huy hay không? Tại sao?

- Trong trường hợp này, nếu em là Huy thì em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời

Em không đồng ý với suy nghĩ và hành động của Huy vì cu Tí còn nhỏ nên chưa thể có khả năng tự chủ. Ngoài ra, việc kiên quyết không đưa đồ chơi cho em cũng không thể hiện được sự tự chủ của Huy

Trong trường hợp này, em sẽ đưa cho cu Tí đồ chơi. Khi nào cu Tí đã quen với đồ chơi và không chơi nữa thì em sẽ lấy lại

5. Sau giờ tan học, Hùng thường phụ mẹ bán hàng. Thấy các bạn trong xóm hay đi chơi game nên Hùng cũng thấy tò mò. Có lần, Minh, bạn cùng xóm sang rủ Hùng đi chơi game, lúc đầu Hùng định lấy một ít tiền bán hàng của mẹ để đi cùng nhưng sau một hồi suy nghĩ, Hùng quyết định từ chối không đi với Minh nữa. Hùng nghĩ không đi chơi sẽ tiết kiệm được tiền, hơn nữa sẽ dành thời gian để giúp mẹ bán hàng và tranh thủ ôn bài. Minh cho rằng Hùng là người không có tính tự chủ nên lập trường không vững vàng.

- Em có đồng ý với kết luận của Minh hay không? Tại sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với kết luận của Minh vì Hùng đã đắn đo khi đưa ra quyết định. Đó là quyết định đúng đắn. Hành động đó thể hiện bạn Hùng đã trung thực, siêng năng và chăm chỉ.

B. Trắc nghiệm GDCD bài 2

Câu 1: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì?

A. Trung thành. B. Thật thà. C. Chí công vô tư. D. Tự chủ.

Đáp án: D

Câu 2: Biểu hiện của tự chủ là?

A. Làm thêm kiếm tiền đi học.

B. Không chép bài của bạn.

C. Làm bài tập khó không xem sách giải.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 3: Biểu hiện không tự chủ là

A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.

B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.

C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là?

A. Khiêm nhường.

B. Tự chủ.

C. Trung thực.

D. Chí công vô tư.

Đáp án: B

Câu 5: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. E là người tự chủ.

B. E là người trung thực.

C. E là người thật thà.

D. Q là người khiêm nhường.

Đáp án: A

Câu 6: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. N là người tự chủ.

B. N là người trung thực.

C. N người thật thà.

D. N là người tôn trọng người khác.

Đáp án: A

Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?

A. Học thầy không tày học bạn.

B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Đáp án: D

Câu 8: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?

A. B là người không thật thà.

B. B là người không thẳng thắn.

C. B là người không tự chủ.

D. B là người không tự tin.

Đáp án: C

Câu 9: Tự chủ có ý nghĩa là?

A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.

B. Con người biết sống một cách đúng đắn.

C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?

A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

C. Không cần rèn luyện.

D. Cả A và B.

Đáp án D

  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 1: Chí công vô tư
  • Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 2: Tự chủ

Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ được VnDoc chia sẻ trên đây. Với nội dung bài Tự chủ các em học sinh cần nắm vững kiến thức về khái niệm, biểu hiện của tính tự chủ, ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự chủ của học sinh...Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng biết nhé

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Xem thêm: Tự chủ là gì?

Video liên quan

Chủ Đề