Giải pháp nâng cao chất lượng môn thể dục THCS

Giáo dục thể chất được xem là yếu tố không thể thiếu trong đào tạo và phát triển toàn diện cho học sinh và sinh viên tuổi học đường. Tuy nhiên, hoạt động Giáo dục thể chất tại trường học lại chưa thật sự được chú trọng và đạt hiệu quả. Dưới đây, bài viết xin đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Giáo dục thể chất trong nhà trường.

Tạo hứng thú học tập cho học sinh

Một số cuộc khảo sát về môn học Giáo dục thể chất trong nhà trường thì có đến  90% học sinh coi đó là môn học phụ nên không có ý thức rèn luyện. Học sinh cũng chưa hiểu được tầm quan trọng cũng như vai trò của môn Giáo dục thể chất đối với sức khỏe. Từ đó, không có đam mê và hứng thú rèn luyện.

Chính vì vậy, cần thực hiện những biện pháp tuyên truyền, giúp học sinh thất rõ được vai trò của môn học. Thực chất, thể dục thể thao giúp các em giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong học tập, cũng như những động tác góp phần . Giáo dục thể chất cũng góp phần vào việc việc nâng cao sức khỏe, sự phát triển cơ bắp cũng như sức khỏe tinh thần cho học sinh. Khi hiểu được vấn đề này , học sinh sẽ có động cơ cơ học tập và sự hưng phấn, hứng thú đối với môn học .

Tìm hiểu sức khỏe và tâm lý của từng lứa tuổi

Theo những chuyên gia giảng dạy bộ môn này thì đây là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động thể dục thể thao , giúp hoạt động thể chất đạt hiệu quả cao . Đồng thời cũng tránh những tác dụng xấu có thể xảy ra.

Cần căn cứ vào đặc điểm giải phẫu, sinh lý của từng lứa tuổi, giới tính, hệ vận động, nội tạng, hệ thần kính… để có phương pháp hữu hiệu khi giảng dạy. Bên cạnh đó là đặc điểm phát triển tố chất cơ thể như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt, khéo léo của học sinh để có những bài tập, lượng vận động phù hợp…

Những yếu tố này sẽ giúp người học đã thay đổi nhận thức, tích cực tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn thể dục vì đã có điều kiện học đúng với khả năng cũng như lượng vận động phù hợp với bản thân.

Nghiên cứu nội dung bài học

Nội dung chính là sự tổ chức quá trình dạy học , là yếu tố thể hiện sự thống nhất giữa quá trình dạy và quá trình học. Quá trình dạy là người giáo viên cung cấp những kiến thức mới cho học sinh , qua đó thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển cho học sinh. Đối với học sinh, giáo viên cần phải chủ động điều khiển, hướng dẫn để học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động cũng như nắm vững kiến thức một cách có hệ thống .

Đồng thời, cần áp dụng triệt để và phù hợp những nguyên tắc giảng dạy thể dục thể thao như nguyên tắc tư tưởng, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc trực quan hệ thống nguyên tắc phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, nguyên tắc củng cố và nâng cao.

Đảm bảo cơ sở vật chất luyện tập

Để có thể nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao , bên cạnh phương pháp dạy thì cũng cần đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí phục vụ giảng dạy .

Có thể cải tạo và nâng cấp sân bãi , tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường phục vụ giảng dạy và tập luyện. Đặc biệt, cần đảm bảo mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng.

Bên cạnh đó, tổ chức những hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, góp phần hoàn thiện các nội dung học tập của giờ học chính khóa và các tiêu chuẩn rèn luyện thể thao. Đồng thời, tổ chức xây dựng các câu lạc bộ thể thao, các hoạt động thể thao quần chúng.

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

     Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một số vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp dạy học [PPDH] đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Học sinh [HS] tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã được thu nhận. Nhưng những định hướng này cũng mới chỉ đến với giáo viên qua những tài liệu mang tính lý thuyết hơn là những hướng dẫn thực hành. Hoạt động chỉ đạo chuyên môn hay bồi dưỡng thường xuyên vẫn còn thiên nhiều về việc tìm hiểu nội dung môn học hơn là tìm hiểu những vấn đề chính “phương pháp dạy học”. Vì thế không tránh khỏi việc hiểu và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học một cách máy móc, thậm chí sai lệch ở một số giờ dạy của giáo viên.

     Trong mọi lĩnh vực, để giải quyết vấn đề đều được cần phải có phương pháp; phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp dạy học. Mỗi phương pháp trên đều có những phương pháp cụ thể. Vậy định nghĩa PPDH được xem là phù hợp: “Phương pháp dạy học” là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu của dạy học. Trong hệ thống giáo dục toàn diện cần phải đổi mới phương pháp dạy học đồng bộ ở tất cả các bộ môn. 

     Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục con người phát triển toàn diện. Trong nhà trường nói chung, cấp THCS nói riêng, dạy học thể dục được xem là con đường cơ bản để giáo dục thể chất. Tính đặc thù của môn học này là dạy học vận động [động tác], và giáo dục các tố chất vận động cho học sinh, thông qua dạy học vận động, học sinh được bồi dưỡng kiến thức và TDTT, hình thành kỹ năng vận động và các phẩm chất đạo đức, tác phong. Ngày nay chương trình mới coi trọng mục tiêu sức khỏe và thể lực, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kiến thức và kỹ năng, sức khỏe và thể lực. Đây là một thay đổi cơ bản vồ mục liêu của môn học và cũng là sự đòi hỏi tất yếu phải đổi mới “Phương pháp dạy học” thể lực.

PHẦN II

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     Đổi mới “Phương pháp dạy học” ở mỗi môn học khác nhau, có tính đặc thù riêng. Để đổi mới “Phương pháp dạy học” thể dụng có hiệu quả, phát huy tính tích cực cần thực hiện theo một số biện pháp sau:

     1. Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm lý của khối học sinh mình dạy:

Ví dụ: ở học sinh lớp 8 tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của hệ thần kinh, các em chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điều, kéo dài có thể làm cho một số em bị ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, số khác đôi khi lại làm những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em... vì vậy trong giáo dục thể chất cần chú ý tập các bài tập phát triển sự khéo léo chính xác.

     2. Bên cạnh đặc điểm lâm lý, giáo viên cần hiểu và nắm rõ đặc điểm sinh lý của học sinh, bậc lứa tuổi các em học sinh THCS, xương của các em tuy cứng, song vẫn còn nhiều sụn và đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài nên rất cần những điều kiện tốt để phát triển, tránh ảnh hưởng đến tư thế cong, vẹo cột sống. Đây là thời kỳ thuận lợi cho những cơ thể thấp, nhỏ có thể cải tạo để khá hơn nhờ những bài lập TDTT đúng phương pháp, cũng ở lứa tuổi này cơ bắp còn mảnh dẻ và yếu do phát triển mạnh về chiều dài, sự phát triển không đổng đều do dó làm cho các em không pháp huy được hết sức mạnh của mình trong các bài tập và nhanh xuất hiện mệt mỏi. Do đó không ép học sinh tập quá nặng, nhiều bài tập về sức mạnh, nhất là các bài tập về sức mạnh tĩnh.

     Tóm lại, thông qua một số đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi [Tuổi 13, 14] trong học sinh chính là cơ sở để xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức tập luyện và cũng là những chý ý đổi mới “Phương pháp dạy học”.

     3. Sự đổi mới “Phương pháp dạy học” muốn đúng và có hiệu quả nhất thiết phải phụ thuộc vào nội dung chương trình và mức độ yêu cầu của khối lớp dạy.

     Giáo viên phải nắm rõ phân phối chương trình, nội dung cần học và thời gian thực hiện.

VD: Ở lớp 8: Nội dung: chạy cự ly ngắn - thời gian: 8 tiết - yêu cầu: Thực hiện tương đối chính xác các động tác bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức nhanh đã học lớp 6,7. Làm quen với kỹ thuật chạy 60m. Biết và thực hiện tương đối đúng ba giai đoạn kỹ thuật. Xuất phát - Chạy lao - Chạy giữa quãng. Biết áp dụng để nâng cao sức khỏe và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.

- Cũng ở lớp 8: Nội dung: Môn thể thao tự chọn - thời gian : 12 tiết - yêu cầu [Đá cầu] Biết và thực hiện ở mức cơ bản đúng các động tác kỹ thuật: đỡ cầu bằng ngực, tâng búng cầu - đá tấn công bằng mu bàn chân, biết số chiến thuật đơn giản trong thi đấu và tiếp tục học một số điều của Luật đá cầu. Biết thực hiện ở mức độ tương đối chính xác một số động tác bổ trợ và kỹ thuật ở lớp 6,7. Biết vận dụng tự tập hàng ngày góp phần nâng cao sức khỏe, trí tuệ, thể lực.

     4. Đổi mới “Phương pháp dạy học” thể dục ở khối lớp 8 như thế nào?

     Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu của nội dung chương trình thể dục lớp 8 cùng với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh, vận dụng định hướng đổi mới “Phương pháp dạy học” theo cách tích cực hóa người học, người ta đã đưa, sử dụng hàng loạt các phương pháp khác nhau trong đó “Phương pháp dạy học” nêu vấn đề, gợi mở vấn đề để học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu khám phá những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Như vậy ở lớp 8, học sinh bắt đầu học kỹ thuật vì vậy khi đổi mới “Phương páp dạy học” giáo viên hết sức quan tâm tới vấn đề này để khai thác vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động của học sinh khi học động tác mới. Về hình thức, để tích cực hóa người học, giáo viên phải tổ chức lớp, chia thành nhiều tổ, nhóm, chuẩn bị đầy đủ những phương tiện để học sinh được tăng cường luyện tập, thực hành và chỉ có thực hành học sinh mới đạt được mục tiêu và kỹ năng và thông qua rèn luyện kỹ năng học sinh được tăng tiến, kiến thức được củng cố. Mỗi một kỹ thuật động tác, học sinh phải được tập luyện nhiều lần, muốn tập được nhiều lần phải có thời gian, giành nhiều thời gian cho học sinh tập, trong đó thời gian một tiết học không thay đổi. Đổi mới “Phương pháp dạy học”, cách dạy, cách học sao cho phù hợp khoa học là điều kiện cần thiết. Muốn có thời gian cho học sinh luyện tập thì giáo viên giải cần phải ngắn gọn, trọng tâm, không đi sâu giảng giải, chứng minh làm cho học sinh phải nghe mà lại không nhớ, học mà không được luyện tập, dẫn tới kiến thức, kỹ năng thể lực không đạt tới yêu cầu cần đạt.

VD: Khi dạy học sinh nhảy xa, học sinh chỉ cần nhớ

Muốn nhảy được xa thì tốc độ chạy đà phải nhanh, giậm nhảy cần phải mạnh và bật lên cao, không bật cao thì không thể làm tiếp được động tác ở giai đoạn trên không. Giáo viên không nhất thiết cứ phải giảng giải, chứng minh góc bay của tổng trọng tâm cơ thể, phân tích kỹ thuật của 3 bước đà cuối.

Trong giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học đi đôi với “phương pháp dạy học”. Giáo viên phải biết vận dụng nhiều phương pháp như: phương pháp sử dụng lời, phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi con người, thi đấu... nâng cao ý thức tự quản của học sinh. Điều này giúp cho vai trò hướng dẫn, tổ chức của người giáo viên rất quan trọng, tăng trách nhiệm, ý thức của trò tạo giờ học thể dục an toàn và hiệu quả. Giáo viên cần dùng nhiều hình thức tổ chức phân nhóm quay vòng, học kiến thức, kỹ thuật vừa có được một lượng vận động hợp lý. góp phần phát triển thể lực và nâng cao sức khỏe.

Cùng với việc áp dụng linh hoạt các “Phương pháp dạy học” thì việc tổ chức lên lớp một cách hợp lý, khoa học sẽ tránh được một số hoạt động vô ích mất thời gian.

VD: Mỗi lần tập hợp lớp mất 1 phút, 5 lần tập là mất 5 phút. Như vậy giờ học sẽ bị co lại. Vì vậy, giáo viên cố gắng tập hợp lớp trong một giờ học là 2 lần: đầu giờ khi nhận lớp và kết thúc bài học.

Rồi trong giờ giảng giải, làm mẫu, giáo viên cần chọn vị trí tập hợp sao cho hợp lý, tránh di chuyển nhiều ảnh hưởng đến thời gian học tập của học sinh. Để bổi dưỡng kiến thức giáo viên cần chủ động hướng dẫn học sinh học tập theo những câu hỏi, vấn đề theo mạch, dòng nội dung sau:

Các nội dung kế hoạch lên lớp được xếp như thế nào? Bài tập bổ trợ khởi động thể lực phục vụ cho bài học đã phù hợp, đủ chính xác chưa?

Cách bố trí thời gian cho từng phần kiến thức, nội dung đã hợp lý chưa?

Trong quá trình thực hành luôn có sự sai sót về kỹ thuật của học sinh, giáo viên phải dự kiến lính đến khả năng sai sót của học sinh và cách sửa chữa tránh tạo thói quen sai, phá vỡ động tác.

Áp dụng các đội hình lập luyện nào?

Dự kiến tình huống sư phạm nảy sinh

Giáo viên soạn câu ngắn gọn lượng thông tin đảm bảo thứ tự các nội dung học mới theo logic của quá trình nhận thức với hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động, lượng vận động phải đảm bảo ở mỗi tiết, vừa sức, Các kênh chữ phải chính xác, rõ ràng.

Có thể đưa ra một ví dụ chứng minh cho việc sử dụng phương pháp dạy học đó là phương pháp trò chơi con người: trước kia trò chơi con người chỉ đưa ra khi có thời gian và nhằm giải trí. Ngày nay, trong dạy học thể dụng trò chơi con người vận động được xem như là phương tiện [trò chơi cụ thể], phương pháp [sử dụng hình thức trò chơi] để tích cực hóa học sinh, thông qua trò chcon người để giúp học sinh hình thành khái niệm, bổ trợ cho động tác chính. Trò chơi con người thường có hai hình thức:

+ Trò chơi có chủ đề.

+ Trò chơi do giáo viên tạo ra tình huống “có vấn đề” để học sinh nỗ lực gắng sức khám pháp, sáng tạo giải quyết vấn đề để dựa vào vốn kiến thức, kỹ năng vận động của chính các em.

     Ở bài chạy cự ly ngắn: nội dung xuất phát cao: - Lưng, vai chính diện xuất phát áp dụng trò chơi có chủ đề “Hoàng Anh - Hoàng Yến”, ở nhảy xa: chạy đà - giậm nhảy áp dụng trò chơi con người có vấn đề "Chạy - vượt chướng ngại vật - tiếp sức”.

     Cùng với việc áp dụng nhiều “Phương pháp dạy học” cụ thể đã nêu trên, với sự tổ chức lớp tốt thì đổi mới “Phương pháp dạy học” để tích cực hóa học sinh cần có phương pháp tự nhận xét, đánh giá kết qủa học tập của bản thân và các bạn. Việc tự đánh giá và đánh giá sẽ giúp cho học sinh mạnh dạn, tự tin nắm vững kiến thức, phát triển kỹ năng độc lập và tư duy sáng tạo.

     Vậy đổi mới ‘Thương pháp dạy học” thể dục cần hiểu rằng không có phương pháp nào là vĩnh cửu, vạn năng càng không phải đổi mới là loại bỏ toàn bộ “Phương pháp dạy học” cổ truyền, vấn đề chính ở đây là dạy hoặc cho học sinh cách học, cách tự học, tự rèn luyện và làm giàu kiến thức, kỹ năng. Dạy học thể dục thực chất là quá trình dạy học động tác và giáo dục các yếu tố, tố chất vận động, phẩm chất đạo đức, ý chí. Chính vì thế giáo viên cần phải lựa chọn “Phương pháp dạy học” một cách hợp lý, linh hoạt từ việc tổ chức lớp như chia tổ, nhóm, lập luyện, đồng loạt, quay vòng, cho đến sử dụng triệt để các phương páp trò chcon người, thi đấu, phương pháp sử dụng lời nói, sử dụng hợp lý các phương tiện trực quan, khuyến khích học sinh tự đánh giá và đánh giá nhận xét cho bạn.

PHẦN III

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

     Trong ba năm qua, cùng sự thay đổi về chương trình, nội dung SGK ở khối lớp 6, 7, 8 áp dụng “Phương pháp dạy học” đã phần nào tạo ra kết quả đáng ghi nhận:

    Tạo được hứng thú, niềm say mê của cả thầy và trò trong quá trình dạy và học thể dục.

     Việc xếp loại, đánh giá học sinh giúp cho việc đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh được chính xác hơn và học sinh thấy được giáo dục thể chất là cần thiết, tạo sức khỏe tốt.

     Giờ học thể dục trở lên sôi nổi, đã bỏ xa không khí trầm lặng và nhàm chán trước kia với nhiều nội dung trong một giờ học, nhiều trò chơi vận động.

     Cùng với sự thành công, kết quả đạt được thì việc thực hiện “Phương pháp dạy học” đổi mới chương trình mới còn có nhiều hạn chế:

    Có nhiều lớp cùng khối học sẽ có sự hạn chế và sân bãi, dụng cụ, phương tiện học tập

    Để pháp huy tính tích cực học tập của trò thông qua trò chơi vận động, trò chơi có vấn đề ảnh hưởng tới học tập của các lớp khác trong giờ học.

     Tóm lại: phương pháp dạy học thể dục như đã trình bày ở trên tuy không có gì mới lạ, nhưng đổi mới phương pháp dạy học cần sử dụng thực sự chủ động, phát huy tích cực trong học tập, mỗi giờ lên lớp. Học sinh cần phải được tập luyện, nhận xét, tự đánh giá và đánh giá cho nhau, hợp tác với nhau để hoàn thành mục tiêu cần đạt. Tuy nhiên, để có thể đổi mới “Phương pháp dạy học” theo hướng tích cực hóa người học, đối với môn thể dục cần phải có sân tập, sân chcon người và các phương liện tập cần thiết.

     Theo suy nghĩ của bản thân tôi, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, nếu khắc phục tốt điều hạn chế, khó khăn và áp dụng tốt “Phương pháp dạy học” thì chất lượng môn học sẽ nâng lên và góp phần giáo dục thể chất, giáo dục toàn diện được phát triển.

Quận Hoàng Mai

Video liên quan

Chủ Đề