Giai đoàn đầu tiên của văn minh nhân loại là gì

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trên thế giới này có lẽ không ở đâu chữ viết được coi trọng như ở Trung Quốc. Thời xưa người Hán[1] tin rằng chữ viết của họ –– chữ Hán, là do một dị nhân bốn mắt làm ra, họ gọi là “Chữ Thánh hiền” và tôn sùng nó như một vật linh thiêng. Mọi người coi viết chữ là việc trang trọng. Cha mẹ dạy con không bao giờ được để tờ giấy có chữ rơi xuống đất, v.v… Chữ Hán được coi là nền tảng, là đại diện chủ yếu và là vật chuyên chở nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Tính chất và hình dạng của chữ Hán rất độc đáo, nổi bật: Trong khi các loại chữ viết còn lại đều là chữ biểu âm [ghi âm, phonograph, gắn liền với tiếng nói], thì chữ Hán thuộc loại chữ biểu ý [ghi ý, ideograph, tách rời tiếng nói], mỗi chữ viết trong một ô vuông, làm nên một “thế giới ngôn ngữ” riêng biệt, phức tạp, thần bí, thể hiện tư duy độc đáo của người Hán cổ đại. Đọc tiếp “Vì sao chữ Hán hay bị viết sai?”

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Câu đối là một nét độc đáo của văn hoá Trung Hoa nói riêng và của văn hóa các nước thuộc vành đai chữ Hán nói chung. Văn hóa câu đối là một điển hình thể hiện sức sống của chữ Hán – yếu tố chứa đầy đủ nhất các đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Văn hóa câu đối được người Trung Quốc ưa chuộng là do nó phát huy được đặc điểm độc đáo của chữ Hán, thứ chữ viết được dân tộc Hán coi là di sản thiêng liêng tổ tiên họ để lại.

Mọi người đều biết, chữ viết là công cụ ghi lại ngôn ngữ [chính xác là tiếng nói] của dân tộc. Tiếng nói có hai yếu tố là “Âm” và “Nghĩa”. Loại chữ viết nào ghi lại âm thanh của ngôn ngữ, dùng yếu tố “Âm” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, được gọi là chữ biểu âm [phonograph]. Loại chữ viết nào ghi lại ý nghĩa của tiếng nói, dùng yếu tố “Nghĩa” làm căn cứ để cấu tạo nên hình dạng của chữ viết, gọi là chữ biểu ý [ideograph]. Hầu hết chữ viết của các dân tộc trên thế giới đều là chữ biểu âm, duy nhất có chữ Hán là chữ biểu ý. Đọc tiếp “Ngày Tết nói chuyện câu đối”

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Sự hình thành “tộc người Hán” không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác đã trở thành “Hán” theo bước đường mở rộng của các đế chế Trung Hoa. Sự bành trướng này không chỉ mang ý nghĩa về đất đai, lãnh thổ mà còn cả văn hóa, tộc người, biến những người ở vùng biên, từ “chưa phải Hán” thành “Hán”. Nhiều tộc người trong số này đã “biến mất”, sau đó xuất hiện trở lại thành “người Hán”.

Làm thế nào để tạo ra một “tộc người” với hơn một tỉ thành viên? Trước khi người “Hán” xuống phía Nam của sông Trường Giang, ở đây có “Bách Việt”. Sau khoảng 2000 năm, tại sao “99 Việt” đã biến mất, chỉ còn lại “Việt Nam”. Những “Việt” kia đã đi đâu cùng với nhiều người đồng hành khác như Tiên Ti, Hung Nô… và nhiều nhóm trong không gian của các đế chế Trung Hoa? Đọc tiếp “Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo”

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó không có gì lạ: ông vốn là người vô cùng yêu quý và giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Đọc tiếp “Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta”

Tác giả: Ngọc An p/v Trần Gia Ninh

Nhà nghiên cứu Trần Gia Ninh vừa công bố kết quả nghiên cứu về lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt với nhiều diễn giải mới xung quanh các vấn đề lịch sử đang còn gây tranh cãi cho giới nghiên cứu trong lẫn ngoài nước. Trả lời Thanh Niên, ông nhấn mạnh: “Người Việt vốn là cộng đồng dân cư tinh túy nhất còn sót lại của tộc Bách Việt cũ”.

Hiện nay, vẫn đang tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của người Việt [Kinh] và không phải ai cũng cho rằng cội nguồn của người Việt là tộc Bách Việt. Ông có thể chia sẻ quan điểm về vấn đề này?

Tôi cho rằng trải qua một tiến trình lịch sử với quá nhiều biến động, không thể có người Việt [Kinh] thuần chủng là hậu duệ của duy nhất một tộc người. Hiện có nhiều giả thuyết đối chọi nhau về vấn đề này. Tôi chia sẻ với ý kiến cho rằng cội nguồn của người Việt ít nhất là hợp bởi ba tộc người chính: người Bách Việt [bao gồm người Việt bản địa và các tộc Bách Việt ở nơi khác chuyển đến], người Thục [thời Thục Phán] và người Hoa Hạ. Đọc tiếp “Vì sao không thể Hán hóa người Việt?”

Tác giả: Dư Thời Ngữ [Singapore] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

“Liên hợp Tảo báo” của Singapore ngày 27/11/2013 đăng bài “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn có thể được bao lâu?” cho biết:  Hiệp định Hạt nhân Iran* đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel cho thấy cuối cùng thì sự bất đồng lợi ích quốc tế của Mỹ và Israel đã thắng được ảnh hưởng của các thế lực Do Thái ở Mỹ và trên thế giới. Đây có thể là một sự kiện ngẫu nhiên, ngắn hạn, nhưng xét từ góc độ lâu dài thì ảnh hưởng quốc tế của các thế lực Do Thái không thể tránh được xu thế chung đi xuống về thành tựu tri thức của người Do Thái.

Cuộc đàm phán tại Geneva về vấn đề hạt nhân của Iran sau rốt đã đi đến ký kết hiệp định. Tuy là đàm phán giữa Iran với 6 nước, nhưng thực ra Mỹ đạo diễn. Hiệp định này đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel, cho nên Thủ tướng Israel lập tức tuyên bố đó là “một sai lầm lịch sử”. Ý kiến này không phải là ý kiến cực đoan của thế lực cánh hữu Israel, mà nó phản ánh quan điểm phổ biến của đông đảo người Do Thái Israel. Thế lực thân Israel ở Mỹ cũng nhao nhao chống lại hiệp định xoa dịu vô nguyên tắc này, khiến cho Chính phủ Obama khó tránh khỏi sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ. Đọc tiếp “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?”

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong lịch sử ngắn ngủi của mình, nước Mỹ từng sản sinh ra không ít nhân vật kiệt xuất trên hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của nhân loại, trong đó có ngôn ngữ, một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Hiếm người Mỹ nào không biết tên tuổi của Noah Webster [1758-1843], tác giả bộ Từ điển tiếng Anh của người Mỹ –– American Dictionary of the English Language, xuất bản năm 1828, cột mốc đánh dấu thắng lợi của nước Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Webster trở thành con người huyền thoại của nước Mỹ không phải chỉ vì ông soạn ra American Dictionary of the English Language –– bộ từ điển lớn nhất thế giới thời bấy giờ với hai tập gồm 70 nghìn mục từ kèm định nghĩa, trong đó 12 nghìn mục từ chưa từng có trong các từ điển trước đó, cũng không phải chỉ vì thời gian làm từ điển chiếm mất phần lớn cuộc đời ông, mà là ở chỗ bộ từ điển này đã làm cho nước Mỹ trở nên độc lập với Anh Quốc về các mặt ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục, sau khi nước này đã giành được độc lập về chính trị vào năm 1776. Đọc tiếp “Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ”

Nguồn: “A tiny creature illuminates an important biological advance”, The Economist, 20/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Con đường dẫn tới sự hình thành loài người thật dài và quanh co. Và một bước tiến lớn trên con đường đó chính là sự ra đời của tế bào nhân thực [eukaryotic cell] đầu tiên. Các sinh vật nhân thực tạo nên thế giới sống mà chúng ta thường nhìn thấy trong các bộ phim tài liệu trên truyền hình: động vật [bao gồm con người] và thực vật, rong biển, nấm cùng một loạt các loài sinh vật khác mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng lại hiện lên một cách đầy sống động dưới kính hiển vi.

Sự đa dạng phi thường này được tạo ra bởi vì, không giống như các tế bào ở hai lĩnh giới vĩ đại khác của sự sống là vi khuẩn [bacteria] và cổ khuẩn [archea], tế bào nhân thực có rất nhiều cấu trúc bên trong được gọi là các bào quan [organelle]. Việc phân công lao động giữa các bào quan này cho phép sinh vật nhân thực không chỉ tiến hóa mà còn dần trở nên phức tạp hơn qua thời gian, theo những cách mà vi khuẩn và cổ khuẩn chưa từng làm được. Do vậy, việc các bào quan ra đời như thế nào là một chủ đề sinh học rất được quan tâm. Và một phát hiện gần đây dưới đáy sâu của hồ Zug ở Thụy Sĩ đã giúp chúng ta hiểu thêm được phần nào về vấn đề này. Đọc tiếp “Vi khuẩn và bào quan: Đằng sau khám phá mới về lịch sử loài người”

Nguồn: “DNA from Neanderthals affects vulnerability to covid-19”, Economist, 24/02/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dựa theo những bằng chứng hiện có, các nhà cổ sinh vật học cho chúng ta biết người Neanderthal đã tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng họ không hoàn toàn biến mất khỏi Trái đất. Các phát hiện trong những thập niên qua dần làm sáng tỏ rằng người Neanderthal đã giao phối với tổ tiên của người hiện đại và sự kết hợp này đôi lúc cho ra đời những đứa con có thể sống sót được. Kết quả là gần một nửa bộ gene của người Neanderthal vẫn còn tồn tại, nằm rải rác với số lượng nhỏ trong DNA của hầu hết người hiện đại [ngoại trừ những người có tổ tiên chủ yếu từ Châu Phi vì người Neanderthal có vẻ chưa từng sinh sống ở khu vực này].

Những gene này có mối liên hệ với mọi thứ, từ đặc điểm rậm lông đến quá trình chuyển hóa chất béo. Nhiều gene có thể liên quan đến hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển các bệnh như Lupus, Crohn và tiểu đường. Hai bài nghiên cứu gần đây cho thấy Covid-19 cũng nằm trong số các bệnh này. Người ta tìm thấy hai đoạn DNA dài được thừa hưởng từ người Neanderthal, trong khi một đoạn dường như tạo ra khả năng chống lại căn bệnh thì đoạn còn lại khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước Covid-19. Đọc tiếp “Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?”

Tác giả: Matthew Wilson

‘Thiên Nhãn’ [Eye of Providence] – hình ảnh con mắt độc nhất nằm trong hình tam giác – là một trong những biểu tượng như thế, được gắn không chỉ với hội Tam Điểm [Freemasonry] mà cả với hội Khai Sáng [Illuminati], một hội kín gồm những cá nhân ưu tú được cho là đang tìm cách kiểm soát các vấn đề toàn cầu.

Biểu tượng Thiên nhãn có sức hút lớn đối với các tín đồ thuyết âm mưu, bởi nó ẩn mình ở khắp nơi: không chỉ xuất hiện tại vô số nhà thờ và các toà nhà có liên quan đến hội Tam Điểm trên khắp thế giới, mà nó còn được in trên mặt sau của tờ Một đô la của Mỹ cũng như đã từng là biểu tượng trên Đại Ấn của Hoa Kỳ [The Great Seal of the United States]. Đọc tiếp “Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn”

Tác giả: Akito Arima | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tương lai không xa, các nước vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, nhất là Trung Quốc, sẽ xuất hiện nhiều nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật tài giỏi, hơn nữa, nhất định sẽ giành được nhiều giải Nobel – một thời đại như thế đang tiến nhanh tới chúng ta.

Trong cuốn “Lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc” của Needham, tác giả có đưa ra “Câu hỏi Needham” nổi tiếng: Vì sao từ thời cổ cho tới thế kỷ 15, khoa học kỹ thuật Trung Quốc đi trước Tây Âu, nhưng vào khoảng trước sau thế kỷ 16, khoa học kỹ thuật cận đại lại không phát sinh ở nước này ? Nói cách khác, vì sao Galileo Galilei lại không xuất hiện tại Trung Quốc? Đọc tiếp “‘Thời đại Đông Á’ của khoa học kỹ thuật đang tới nhanh”

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tên lửa dùng để thăm dò vũ trụ đều phải có công suất cực lớn, phóng đi với vận tốc cực nhanh, có thế mới thắng được sức hút của Trái Đất, đi vào vũ trụ. Để đưa vật thể lên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp một [7,9 km/s]. Để đưa vật thể ra khỏi bầu khí quyển của Trái Đất, bay xa vào vũ trụ sâu, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp hai [11,2 km/s]. Chế tạo và sử dụng tên lửa mạnh là việc rất phức tạp.

Thống kê của Liên Xô và Mỹ cho thấy các trục trặc về tên lửa chiếm 51% tổng số lần phóng vệ tinh thất bại, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản. Vì thế bảo đảm độ an toàn cao khi phóng tên lửa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong ngành hàng không vũ trụ, không những bảo đảm an toàn tại bãi phóng mà cả an toàn cho dân cư ở gần bãi phóng. Đọc tiếp “Tìm hiểu vấn đề an toàn của tên lửa vũ trụ Trung Quốc”

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 24/11/2020, Trung Quốc đã phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng có tên Thường Nga-5 [Chang’e 5], bắt đầu thực thi sứ mệnh thứ 3 trong Chương trình thăm dò Mặt Trăng — phần cốt lõi trong kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Theo tin mới nhất, bộ phận trở về của tàu vũ trụ Chang’e 5 sẽ hạ cánh xuống vùng Nội Mông Cổ vào ngày 17/12/2020, mang theo khoảng 2 kg mẫu đất đá Mặt Trăng.

Chương trình thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc chia làm 3 bước: “Bay vòng, Đổ bộ, Trở về”, tức 3 sứ mệnh. Trong 10 năm đầu tiên của thế kỷ 21, Trung Quốc đã hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ nhất: phóng các tàu Chang’e 1 [phóng tháng 10/2007] và Chang’e 2 [10/2010] làm vệ tinh bay vòng xung quanh Mặt Trăng, tiến hành khảo sát thiên thể này và gửi các tài liệu khảo sát về Trái Đất. Sau đó lại hoàn thành thành công Sứ mệnh thứ hai: phóng tàu thăm dò Chang’e 3 [12/2013] rồi Chang’e 4 [12/2018] đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng và cho xe robot đi lại trên đó tiến hành các khảo sát tại chỗ và gửi kết quả về Trái Đất. Đọc tiếp “Ngành thám hiểm vũ trụ Trung Quốc có bước tiến lớn”

Tác giả: Hồ Kiến Hoa [Trung Quốc]| Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm lược bài phát biểu của học giả nổi tiếng Trung Quốc Hồ Kiến Hoa[1] tại Diễn đàn học thuật lần VIII do Thương vụ Ấn thư quán tổ chức ngày 22/7/2017. Bài này đã đăng trên tạp chí “Ngôn ngữ học ngày nay” ngày 8/1/2018, dưới tiêu đề “Lập trường của ngôn ngữ học Trung Quốc nhìn từ góc độ ngôn ngữ học đương đại”. Khi biên dịch chúng tôi chỉ giữ lại phần nói về văn hóa, văn minh Trung Quốc, lược bỏ những phần không liên quan.

Bốn chục năm cải cách mở cửa vừa qua là bốn chục năm Trung Quốc bận bịu với việc học tập các loại lý luận do “ông thầy” phương Tây sáng lập. Đọc tiếp “Tại sao văn hóa Trung Quốc chưa trỗi dậy?”

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ Hán ra đời cách nay hơn 3.300 năm, từng có đóng góp lớn cho sự nghiệp thống nhất Trung Quốc [TQ]. Chữ Hán là thứ tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa, là báu vật thiêng liêng tổ tiên để lại. Người Hoa coi chữ Hán như chữ của thần thánh, mấy nghìn năm qua không ai dám nhận xét, cải tiến, phát triển loại chữ này. Cho tới nay ai đánh giá không tốt về chữ Hán sẽ bị dư luận đả kích ngay. Thiển nghĩ, nếu cứ để chữ Hán phát triển tự nhiên trong đông đảo dân chúng thì rất có thể nó cũng có lịch sử tương tự các loại chữ viết cổ đại khác [chữ Ai Cập cổ, chữ hình Nêm], tức là biến mất và thay bằng loại chữ tiên tiến hơn. Tiếc rằng, chữ Hán sau khi ra đời đã bị tầng lớp vua quan và trí thức phong kiến coi là thứ công cụ độc quyền dùng để giữ vững chế độ phong kiến, thi hành chính sách ngu dân nhằm dễ dàng áp bức bóc lột nhân dân lao động. Đọc tiếp “Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?”

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 2010, sách Giấc mơ Trung Quốc của Đại tá Giải phóng quân Lưu Minh Phúc xuất bản, cho thấy người Trung Quốc [TQ] đang mơ ước trở thành quốc gia nhất thế giới trong mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v…, tranh ngôi Số Một thế giới từ tay nước Mỹ.

Giờ đây họ lại mơ ước đưa tiếng nói và chữ viết của họ trở thành ngôn ngữ hàng đầu toàn cầu. Nguyện vọng đó thể hiện rõ trong bài Làm gì để tiếng Trung Quốc trở thành ngôn ngữ thông dụng thứ hai thế giới đăng trên Quang minh nhật báo ngày 04/01/2020, tác giả là Giáo sư Lý Vũ Minh, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Ngôn ngữ quốc gia, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học quốc tế TQ, Bí thư Đảng uỷ Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Đọc tiếp “Thử bàn về giấc mơ ngôn ngữ của người Trung Quốc”

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Y học dân tộc cổ truyền Trung Quốc [gọi tắt là Trung Y] đang đứng trước tình trạng khó xử. Dù Trung Y đã có hàng nghìn năm lịch sử và được gọi là “quốc thuật” của Trung Quốc, song bao thế hệ người Trung Quốc từng được Trung Y điều trị cứu chữa thì lại không hiểu gì mấy về nó và càng ngày càng xa lạ với nó, thậm chí không ít người cho nó là y thuật phù thủy hoặc y thuật của thánh thần, có người gọi Trung Y là “thuật chữa khỏi bệnh một cách vớ vẩn”.

“Khoa học” đã bóp méo và cắt xén y học cổ truyền Trung Quốc

Từ lâu Lỗ Tấn đã phán cho Trung Y một tên gọi là “kẻ bịp bợm cố ý hoặc không cố ý”. Dĩ nhiên, sau khi Lỗ Tấn học các sách Tây Y về sinh lý, giải phẫu ông mới nói thế. Đọc tiếp “Tình cảnh khó xử của Y học cổ truyền Trung Quốc”

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nỗi long đong lận đận của Quốc học Trung Quốc

“Quốc học” là từ ngữ riêng của người Trung Quốc [TQ], hiện chưa có định nghĩa thống nhất, thường được hiểu là văn hóa và học thuật truyền thống Trung Hoa. Người TQ dùng từ “Quốc học” để phân biệt với “Tây học” tức văn hóa và học thuật của phương Tây.

Quốc học bao gồm các học thuật của TQ cổ đại như triết học, sử học, tôn giáo học, văn học, lễ tục học, khảo cứ học, luân lý học, y học, nghệ thuật sân khấu, thư họa, thuật chiêm tinh, thuật tướng số, v.v… Nhìn chung nói Quốc học là nói văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc Trung Hoa.

Văn hóa dân tộc có nhiều loại hình, trong đó văn hóa tư tưởng chiếm vai trò quan trọng nhất, có tác dụng chi phối các loại hình văn hóa khác. Tư tưởng truyền thống của TQ có 3 phái chính là Nho gia [hoặc Nho học; ta quen gọi Nho giáo], Đạo gia và Pháp gia. Đọc tiếp “Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc”

Tác giả: Trần Gia Ninh

Lời giới thiệu của Tia Sáng: Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng thau ngay từ giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên [niên đại 4000-3500 năm cách ngày nay]. Đối với đồ sắt, các phát hiện khảo cổ học gần đây cũng cho thấy dấu hiệu của nghề luyện sắt từ thế kỷ 2-3 trước Công nguyên với những vết tích lò luyện sắt, hòn quặng sắt, xỉ sắt hình giọt nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Các hiện vật sắt, gỉ sắt không rõ hình dạng, chức năng cũng được phát hiện tại di chỉ Đường Mây, Cổ Loa, Hà Nội. Các nhà khảo cổ học, lịch sử vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những minh chứng mới về nghề luyện sắt của người Việt cổ. Bài viết dưới đây của tác giả Trần Gia Ninh, tập hợp từ những tài liệu thành văn, bước đầu đưa ra một góc nhìn về lịch sử nghề luyện sắt của người Việt cũng như vị trí của nó trong bối cảnh khu vực. Đọc tiếp “Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt”

Tổng hợp và biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phật Giáo ra đời tại Ấn Độ cách nay khoảng 2.500 năm, là sản phẩm của một cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở quốc gia Nam Á này.

Từ thời nhà Tần [221-206 TCN], Phật Giáo như một hệ tư tưởng, một nền văn hóa bắt đầu từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Đến thời Đông Hán [25-220 SCN] Phật Giáo bắt đầu phát triển mạnh ở Trung Quốc, có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc. Kèm theo Phật Giáo còn có nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, logic học … của nền văn minh Ấn Độ cũng truyền vào Trung Quốc. Ví dụ sách sử Tùy Đường có chép hơn chục tên sách y học và phương thuốc của Ấn Độ; trong Phật Giáo hệ Tạng ngữ có môn học Y Phương Minh. Những bản kinh Phật Giáo khắc gỗ mang từ Ấn Độ về đã xúc tiến sự phát triển công nghệ in ở Trung Quốc. Các ấn bản khắc gỗ cổ nhất trên thế giới nay còn giữ được đều là bản in kinh sách Phật Giáo. Đọc tiếp “Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc”

Video liên quan

Chủ Đề